Diễn b in hàm lƣợng cacbontrong đất

Một phần của tài liệu Xử lý rơm rạ đồng ruộng số chế phẩm sinh học (Trang 45 - 46)

- Ruộng canh tác của người dân (diện tích 1000m2) sau khi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp.

4.2.4Diễn b in hàm lƣợng cacbontrong đất

Sau khi thu hoạch lúa xong (ruộng phải thu hoạch bằng biện pháp cơ giới), rơm rạ trải đều trên ruộng, cho máy cày vào chặt gốc rạ, làm cho sợi rơm

4.2.4Diễn b in hàm lƣợng cacbontrong đất

Chất hữu cơ được xem là yếu tố quan tr ng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, cải thiện tính chất vật lý, hóa h c và khả năng giữ ẩm của đất (Ngô Ng c Hưng, 2004).

Bảng 4.3: Hàm lượng cacbon (%) theo nghiệm thức và thời gian Thời gian Đốt rơm Vùi rơm Vùi rơm

+Biomix

Vùi rơm

+Trichomix Vùi rơm+AT Ngày 1 4,63cA± 0,06 5,15cC±0,05 4,98eBC±0,23 4,95dBC±0,10 4,85cB±0,07 Ngày 15 4,66cA±0,05 5,11cC±0,04 4,61dA±0,02 4,88dB±0,02 4,63abA±0,06 Ngày 30 4,70cB±0,44 5,10cC±0,02 4,30cA±0,02 4,55cAB±0,04 4,59abAB±0,04 Ngày 45 3,98aB±0,02 4,78bD±0,05 3,46bA±0,02 3,50bA±0,11 4,40bC±0,15 Ngày 60 3,98aC±0,02 4,34aD±0,02 3,24aB±0,06 3,16aA±0,02 3,19aA±0,03 Ngày 75 4,12abC±0,04 4,39aD±0,05 3,30abB±0,02 3,09aA±0,03 3,14aA±0,02 Ngày 90 4,31bB±0,01 4,46aB±0,19 3,26aA±0,70 3,07aA±0,06 3,35aA±0,55

Ghi chú:Trong cùng m tc t c t nhất m t ch cái th ờng giống nhau thì không khác biệt c ý nghĩa thống kê (phép thử Duncan, mức ý nghĩa 5 )

Trong cùng m thàng c t nhất m t ch cái in hoa giống nhau thì không khác biệt c ý nghĩa thống kê (phép thử Duncan, mức ý nghĩa 5 )

Từ Bảng 4.3 có thể thấy hàm lượng cacbon trong các nghiệm thức có xu hướng giảm theo thời gian. Điều này cho thấy tiến trình phân giải cacbonhydrat đã xảy ra ở tất cả nghiệm thức trong thí nghiệm. Carbonhydrat có thể mất đi do sự chuyển hóa thành CO2 theo con đường:Carbohydrat - > Đường đơn - > Acid hữu cơ -> CO2 và nguyên sinh chất của vi sinh vật (Võ Thị Gương, 2010), đó là lý do làm hàm lượng cacbon trong đất giảm. Ở mỗi nghiệm thức khác nhau mật số vi sinh vật và thành phần vi sinh vật khác nhau nên tiến trình phân giải cacbonhydrat cũng khác nhau, do đó tạo nên sự khác biệt về thời gian hàm lượng cacbon giảm thấp nhất ở từng nghiệm thức.

Tuy nhiên hàm lượng cacbon trong đất lại tăng nhẹ vào ngày thứ 75 và ngày 90 ở hầu hết các nghiệm thức (trừ nghiệm thức vùi rơm có chế phẩm trichomix-DT) nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sự biến động này có thể do đây là thời gian số chồi vô hiệu, lá già, hạt lép… của cây lúa đang bị rụi đi và rụng xuống, bổ sung thêm chất hữu cơ cho đất nên làm hàm lượng cacbon trong đất tăng nhẹ (Nguyễn Ng c Đệ, 2008). Từ ngày 60 đến khi thí nghiệm kết thúc (ngày 90) hàm lượng cacbon trong đất trở nên ổn định (giá trị về hàm lượng cacbon không khác biệt có ý nghĩa thống kê). Điều này cho thấy các quá trình phân giải cacbonhydrat ở

46

thời điểm này hầu như đã dừng lại, phù hợp với kết quả C/N của rơm rạ ở Bảng 4.1 và kết quả pH của đất ở Hình 4.5 và Hình 4.6.

Hàm lượng cacbon ngay ngày thứ nhất đã có sự khác biệt giữa các nghiệm thức có vùi rơm (bao gồm vùi rơm và vùi rơm có sử dụng chế phẩm) với nghiệm thức đốt rơm. Do khi rơm được vùi vào đất đã bổ sung một lượng chất hữu cơ đáng kể cho đất gồm rơm và gốc rạ. Ở nghiệm thức đốt rơm, lượng rơm và một phần gốc rạ đã bị chuyển hóa thành tro, chỉ có gốc rạ và tro được vùi vào đất nên chất hữu cơ bổ sung cho đất từ rơm đã bị thất thoát.

Trong cùng một thời gian, hàm lượng cacbon của nghiệm thức vùi rơm không dùng chế phẩm luôn cao hơn các nghiệm thức còn lại (khác biệt có ý nghĩa thống kê). Có thể do nghiệm thức vùi rơm đã bổ sung lượng rơm rạ nhiều hơn nghiệm thức đốt rơm nên hàm hượng cacbohydrat cần phải phân giải cũng cao hơn. Thêm vào đó, tuy nghiệm thức vùi rơm phun chế phẩm có hàm lượng cacbohydrat ban đầu tương đương với nghiệm thức vùi rơm, nhưng ở các nghiệm thức này lại được bổ sung vi sinh vật phân giải chất hữu cơ nhiều hơn nên hàm lượng cacbon giảm nhanh hơn nghiệm thức chỉ vùi rơm thông thường.

Hàm lượng cacbon ở các nghiệm thức có sử dụng chế phẩm sinh h c thấp hơn hai nghiệm thức còn lại. Trong đó, nghiệm thức vùi rơm sử dụng chế phẩm Trichomix-DT có hàm lượng cacbon thấp nhất (3,07%) và giảm đều theo thời gian. Chứng tỏ rằng hoạt động phân giải cacbonhydrat của các vi khuẩn có trong chế phẩm Trichomix-DT dài hơn các loại chế phẩm khác nên tiến trình phân giải kéo dài từ ngày thứ nhất đến ngày 90. Hàm lượng chất hữu cơ từ ngày 60 đến ngày 90 ở nghiệm thức vùi rơm với chế phẩm Biomix và nghiệm thức vùi rơm với chế phẩm AT có khuynh hướng cao hơn nghiệm thức vùi rơm với Trichomix-DT. Điều này cho thấy hiệu quả phân giải cacbonhydrat của vi sinh vật ở hai nghiệm thức Biomix và AT vào thời điểm này đã giảm nên khi chất hữu cơ được bổ sung thêm vào (do lá già, số chồi vô hiệu…của lúa rụng), vi sinh vật trong đất không phân giải kịp nên làm cho hàm lượng hữu cơ tăng lên ở ngày 75 (3,3%ở nghiệm thức sử dụng chế phẩm Biomix) và ngày 90 (3,35% ở nghiệm thức sử dụng chế phẩm AT).

Tóm lại, hàm lượng cacbon trong đất ở các nghiệm thức thí nghiệm dao động từ 3,07% - 5,15%. Theo thang đánh giá của Metson (1961), hàm lượng cacbon trong các nghiệm thức nằm trong khoảng đất có lượng chất hữu cơ thấp đến trung bình và thích hợp cho sự sinh trưởng của cây lúa.

Một phần của tài liệu Xử lý rơm rạ đồng ruộng số chế phẩm sinh học (Trang 45 - 46)