Như đã biết, dự đoán có vai trò rất quan trọng trên con đường sáng tạo khoa học. Dự đoán chủ yếu bằng trực giác, kết hợp kinh nghiệm phong phú và kiến thức sâu sắc về mỗi lĩnh vực. Các nhà khoa học nói rằng: Việc xây dựng giả thuyết dựa trên khái quát hóa những sự kiện thực nghiệm, những kinh nghiệm cảm tính. Tuy nhiên, sự khái quát đó không phải là một phép quy nạp đơn giản, hình thức mà chứa đựng một yếu tố mói, không có sẵn trong các sự kiện dùng làm cơ sở. Dự đoán khoa học không phải là tùy tiện mà luôn phải có một cơ sở nào đó, tuy chưa thật chắc chắn. Có thể có các dự đoán sau đây trong giai đoạn đầu của hoạt động nhận thức vật lí của HS.
- Dựa vào liên tưởng tói một kinh nghiệm đã có. - Dựa trên sự tương tự.
Có thể dựa trên một dấu hiệu bên ngoài giống nhau mà dự đoán giống nhau về bản chất, hoặc từ sự tương tự về cấu tạo suy ra sự tương tự về tính chất.
- Dựa trên sự xuất hiện đồng thòi giữa hai hiện tượng mà dự đoán giữa chúng có quan hệ nhân quả.
- Dựa trên nhận xét thấy hai hiện tượng luôn luôn biến đổi đồng thời, cùng tăng hoặc cùng giảm mà dự đoán về quan hệ nhân quả giữa chúng.
- Dựa trên sự thuận nghịch thường thấy của nhiều quá trình.
- Dựa trên sự mở rộng phạm vi ứng dụng của một kiến thức đã biết sang một lĩnh vực khác.
- Dự đoán về mối quan hệ định lượng.
Những hiện tượng vật lí xảy ra rất phức tạp, nhưng một điều ngạc nhiên là các định luật chi phối chúng lại rất đơn giản và có thể biểu diễn bằng những công thức toán học đơn giản. Mối quan hệ giữa hai đại lượng vật lí trong chương trình phổ thông được biểu diễn bằng các mối quan hệ sau đây: Bằng nhau, tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, tỉ lệ bậc hai, theo hàm lượng giác, hàm lôgarit...
Muốn dự đoán được mối quan hệ định lượng, cần phải thực hiện các phép đo. Thực hiện các phép đo vói số giá trị khác nhau càng nhiều thì càng dự đoán đuợc chính xác.