Về quyền của người chuyển giới

Một phần của tài liệu Kết hôn giữa những người LGBT dưới góc độ quyền con người (Trang 100 - 108)

Có thể thấy tại Việt Nam người chuyển giới đang bị kỳ thị nhiều nhất trong xã hội. Đã đến lúc xã hội nên thừa nhận và bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ trên cả phương diện pháp lý và đời sống xã hội. Người chuyển giới đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khác nhau: sự kỳ thị xã hội, thiếu quy định pháp lý đặc thù, thiếu chăm sóc y tế, hiếm cơ hội việc làm... người chuyển giới thực sự đang sống bên lề xã hội. Mong muốn được sống là chính mình là điều chính đáng đối với mỗi con người, điều này đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Bản thân người chuyển giới cũng là những công dân nên cần

được tạo điều kiện nâng cao sự bình đẳng và hưởng đầy đủ các quyền như những công dân khác.

Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) trình Quốc hội đã đưa đề cập đến vấn đề này tại khoản 2 Điều 36 như sau:

2. Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính. Trường hợp cá nhân đã chuyển đổi giới tính thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Quy định như vậy là mâu thuẫn gây khó khăn trong công tác quản lý hành chính. Hiện nay, nhà nước không công nhận việc chuyển đổi giới tính nhưng thực tế việc chuyển đổi giới tính vẫn xảy ra và tỷ lệ phẫu thuật chuyển đổi giới tính ngày càng tăng. Vì vậy, nếu pháp luật không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính người chuyển giới vô tình phải sống ngoài pháp luật. Để đảm bảo quyền lợi cho người chuyển giới, đồng thời đảm bảo sự đồng nhất của pháp luật cần phải có những thay đổi pháp luật cụ thể như sau:

- Bổ sung quy định về cho phép phẫu thuật chuyển đổi giới tính đối với người chuyển giới với tư cách là một quyền nhân thân, đồng thời bãi bỏ quy định về cấm phẫu thuật chuyển đổi giới tính đối với người hoàn thiện về mặt giới tính. Bổ sung quy định về quy trình chuyển đổi giới tính, từ quá trình thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính; một số điều kiện nhất định đối với người thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính; các hệ quả liên quan đến việc chuyển đổi giới tính của họ như quan hệ hôn nhân, quan hệ tài sản, thay đổi giấy tờ, vấn đề việc làm... Từ đó tạo cơ sở để người chuyển giới có thể thay đổi giấy tờ tùy thân, tham gia bình thường vào các quan hệ dân sự, quan hệ xã hội... Điều này sẽ tạo sự ổn định hơn trong xã hội, đồng thời đây cũng là cách để mọi người có được cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về người chuyển giới.

Bên cạnh đó cũng cần sửa đổi các quy định về người liên giới tính như sửa đổi Điều 36 của Bộ luật dân sự năm 2005, Nghị định 88/2008/NĐ-CP và Thông tư số 29/2010/TT-BYT ngày 24/5/2010 ngày 24/05/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn thi hành một số điều Nghị định 88/2008/NĐ-CP ngày 05/08/2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính và các quy định thủ tục hành chính có liên quan theo hướng quy định đầy đủ hơn về khái niệm liên giới tính. Đồng thời bổ sung thêm quy định về thời điểm thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính, việc phẫu thuật chuyển đổi giới tính nên để chính người phẫu thuật quyết định lựa chọn giới chính, vì vậy có lẽ nên xác định thời điểm phẫu thuật là khi đủ 18 tuổi. Tránh trường hợp khi đứa trẻ sinh ra là người liên giới tính hoặc có khuyết tật về bộ phận sinh dục mà bố mẹ dựa vào cảm quan của mình để thực hiện phẫu thuật xác định giới tính không phù hợp với giới tính mong muốn của những đứa trẻ đó khi chúng lớn lên.

- Vấn đề kết hôn của người chuyển giới: Người chuyển giới có thể là người đồng tính, song tính hay dị tính vì vậy họ có thể kết hôn với người có giới tính khác với giới tính sinh học (kể cả trường hợp trước hoặc sau khi tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính) hoặc sống chung với người cùng giới tính. Trường hợp họ sống chung với người cùng giới tính thì thực hiện đăng ký kết hợp dân sự, nếu họ kết hôn với người khác giới thì tương tự như cặp đôi dị tính. Tuy nhiên, đối với người chuyển giới trước khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính họ có thể đã kết hôn với một người khác giới vì vậy cần xây dựng các quy định về việc giải quyết hậu quả của người phẫu thuật chuyển đổi giới tính sau khi kết hôn về con cái, tài sản và quan hệ nhân thân với người vợ/chồng hiện tại.

Đồng thời, để đảm bảo thuận lợi cho các nhà hành pháp thì Luật hộ tịch cần có quy định liên quan đến việc cải chính hộ tịch, giấy tờ nhân thân của người chuyển giới. Trên giấy tờ tùy thân có thể có thêm mục "khác" hoặc

"chuyển giới" để những người chuyển giới nhưng chưa thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoặc người chưa xác định được chắc chắn giới tính của mình có thể ghi.

- Các quy định về con cái, quan hệ tài sản, quyền đại diện, giám hộ đối với mỗi trường hợp sống chung của người chuyển giới nêu trên sẽ áp dụng tương tự các quy định của cặp đôi đồng tính nếu đăng ký kết hợp dân sự hoặc cặp đôi dị tính nếu kết hôn. Riêng đối với vấn đề con cái sẽ xảy ra trường hợp người chuyển giới sau khi thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính sẽ không còn khả năng sinh sản vì vậy nên có quy định mở hơn, xem xét cho phép người chuyển giới lưu giữ tinh trùng/trứng của mình trong ngân hàng trước khi thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính để sau này có thể nhờ người khác mang thai hộ.

- Bên cạnh các quy định về Luật dân sự thì các quy định về Tố tụng dân sự, tố tụng hình sự... cũng cần có những thay đổi theo cho phù hợp.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những giải pháp thiết thực hơn để giúp cho người LGBT có thể tiếp cận với pháp luật nhiều hơn, biết được các quyền của mình rõ hơn. Ví dụ như các cơ quan nhà nước có thể kết hợp với các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền của người LGBT, tổ chức các phong trào tuyên truyền pháp luật, đưa pháp luật đến với người LGBT, hoặc các phong trào để người LGBT hiểu rõ hơn về bản thân để sống đúng với pháp luật.

KẾT LUẬN

Nếu quyền được kết hôn và mưu cầu hạnh phúc được xem là một trong những quyền cơ bản của con người thì việc cụ thể hóa các quyền đó vào trong hệ thống pháp luật của quốc gia là điều cần được quan tâm thực hiện. Bên cạnh đó, nếu đã là quyền cơ bản của con người thì tất cả mọi người không phân biệt giới tính, tôn giáo, dân tộc... đều được hưởng đầy đủ như nhau. Vì vậy, vấn đề tất yếu được đặt ra là đảm bảo quyền con người cơ bản của cộng động người LGBT, trong đó có quyền được kết hôn bình đẳng. Để đảm bảo được các quyền đó đòi hỏi pháp luật phải có những thay đổi nhất định về việc cho phép kết hôn hoặc kết hợp dân sự đối với người cùng giới, cho phép chuyển đổi giới tính đối với người chuyển giới. Tùy vào điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước mà xây dựng lộ trình hợp lý.

Trong Luận văn, tác giả đã tìm hiểu nghiên cứu về cộng đồng người LGBT về các quan điểm, quan niệm của xã hội về cộng đồng người LGBT. Đi sâu, làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay ảnh hưởng đến quyền của người LGBT (dưới góc độ dân sự). Từ đó làm rõ những bất cập giữa đòi hỏi của sự phát triển xã hội với các quy định của pháp luật hiện hành. Từ đó đưa ra những ý kiến nhằm sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật hiện hành nhằm bảo đảm quyền kết hôn của cộng đồng người LGBT dưới góc độ quyền con người tại Việt Nam trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1 Bộ Tư pháp (2012), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.

2 Bộ Tư pháp và UNDP (2012), "Kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ quyền của LGBT trong quan hệ hôn nhân và gia đình"; Tham luận: Đỗ Gia Thắng, “Một số quy định của pháp luật liên quan đến quyền của LGBT trong pháp luật dân sự, thực trạng và một số kiến nghị”, Kỷ yếu Hội thảo, Hà Nội. 3 Chính phủ (2013), Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 Quy

định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, có hiệu lực từ ngày 11/11/2013, Hà Nội.

4 Hoàng Xuân Dung (2009), “Cơ sở khoa học của hiện tượng đồng tính luyến ái”, Tạp chí tâm lý học, (4), (121).

5 Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên) (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

6 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị.

7 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.

8 Đại hội đồng Liên hợp quốc (1969), Tuyên bố về phát triển và tiến bộ xã hội, 1969 (được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua theo Nghị quyết 2542 (XXIV), ngày 11/12/1969.

9 Khoa Luật đại học quốc gia Hà Nội (2012), Hỏi đáp về quyền con người, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

10 Liên hợp quốc (1969), Về tiến bộ xã hội trong phát triển.

11 Vũ Phương Linh (2012), “Quan điểm xã hội về đồng tính và hôn nhân đồng giới” sáng 13 tháng 12 năm 2012, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSee), Tổ chức tại hội thảo, ĐH Quốc gia Hà Nội.

12 Nguyễn Thị Thu Nam, Vũ Thành Long (2013), Báo cáo nghiên cứu mối quan hệ đồng giới, Hà Nội.

13 Phạm Quỳnh Phương (2012), Kết hôn đồng tính có đe dọa văn hóa truyền thống, http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/76857/ket-hon-dong-tinh- co de doa-van -hoa-truyen-thong. html.

14 Nguyễn Quang- Minh Trí (2012), Từ điển Tiếng việt, Nxb Thanh niên. 15 Trương Hồng Quang (2012), “Cơ sở lý luận về quyền của người đồng

tính”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (Văn phòng Quốc hội), (24).

16 Trương Hồng Quang (2012), “Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (Viện Nhà nước và Pháp luật), (7).

17 Trương Hồng Quang (2013), “Các vấn đề xã hội và pháp lý về cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyền giới tại Việt Nam hiện nay”,

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (Viện Nhà nước và Pháp luật), (6). 18 Trương Hồng Quang (2013), “Hoàn thiện quy định về Quyền con người,

Quyền công dân trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (Văn phòng Quốc hội), (5).

19 Trương Hồng Quang (2013), “Người chuyển giới tại Việt Nam dưới góc nhìn pháp lý”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (21).

20 Trương Hồng Quang (2013), “Nhận thức về người đồng tính và quyền của người đồng tính”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (Viện nhà nước và pháp luật), tháng 3, tr.25, 34, 44.

21 Trương Hồng Quang (2013), “Thái độ của xã hội đối với người đồng tính tại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí nhân lực Khoa học Xã hội, (Học viện Khoa học Xã hội), (1).

22 Trương Hồng Quang (2014), “Quyền kết hôn của người đồng tính”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (4).

23 Trương Hồng Quang (2014), Người chuyển giới và pháp luật thế giới về người chuyển giới, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-

doi.aspx?ItemID=6020, (ngày 21/03/2014).

24 Trương Hồng Quang (2014), Về mối quan hệ sống chung của người đồng tính trong Dự thảo Luật hôn nhân và gia đinh (Sửa đổi), Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư Pháp.

25 Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Hà Nội.

26 Quốc hội (2000), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 27 Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.

28 Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

Hà Nội.

29 Quốc hội (2014), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

30 Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) (2012), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Việt Nam năm 2012, http://gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217. 31 Ủy ban nhân quyền, Văn kiện Liên hợp quốc (1990), Bảo vệ gia đình,

quyền hôn nhân và bình đẳng của các phối ngẫu, HRI/GEN/1/Rev.2. 32 Ủy ban Quyền trẻ em, Văn kiện Liên hợp quốc, Báo cáo về kỳ họp thứ

năm, CREC/C/24, Phụ lục V.

33 Viện iSEE (2012), Tọa đàm chuyên gia về lồng ghép vấn đề giới trong Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình do Ủy ban các vấn đề về xã hội (Quốc Hội) tổ chức ngày 8/10/2012.

35 Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2013), "Nhận diện các vấn đề pháp lý về đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam hiện nay", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, do Trương Hồng Quang làm chủ nhiệm đề tài; Hà Nội.

36 Viện Ngôn ngữ học (1999), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá ‐ Thông tin, Hà Nội.

II. Tài liệu trang Web

37 http//vietnamese.hochiminh.usconsulate.gov/hcmc/secstate/statements.html. 38 http://iSee.org.vn/uploads/download/you4share.com_4d5258c2076fb.pdf. 39 http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130515/63-nguoi-dong-gioi-tung-

bi-ky-thi.aspx.

40 http://m.tuoitre.vn/tin-tuc/Nhip-song-tre/Tinh-yeu-loi-song/180206,61- nguoi-dong-tinh-trong-do-tuoi-ket-hon-muon-co-con.ttm, Báo cáo nghiên cứu mối quan hệ đồng giới do iSEE công bố năm 2013.

41 http://duthaoonline.quochoi.vn/UserControls/Duthao/pVoteResults.aspx? VoteID=105. 42 http://doiSong.vnexpress.net/tin-tuc/gia-dinh/uoc-phau-thuat-chuyen- gioi-de-duoc-song-1-gio-la-minh-2307238.html, (ngày 30/08/2012). 43 http://phapluatxahoi.vn/20130620101110488p1001c1015/cong-bo-4-co- so-y-te-duoc-xac-dinh-lai-gioi-tinh-sap-co-dieu-kien-xac-dinh-lai-gioi- tinh.htm, (ngày 20/06/2013). 44 http://immigrationequality.org/issues/couples-and-families/where-can- we-marry/, (tháng 10 năm 2013). 45 http://dienngon.vn/Blog/Article/viet-nam-buoc-hut-khi-khong-thua- nhan-hon-nhan-cung-gioi. 46 http://www.iSee.org.vn/news/2012/05/cuoc-song-ben-le-cau-chuyen- cua-tre-em-duong-pho-glbt, (ngày 28/05/2012). 47 http://m.tuoitre.vn/news/detail?id= 130159, (ngày 29/05/2012).

Một phần của tài liệu Kết hôn giữa những người LGBT dưới góc độ quyền con người (Trang 100 - 108)