Một vài khoảng trống trong quy định pháp luật và thi hành

Một phần của tài liệu Kết hôn giữa những người LGBT dưới góc độ quyền con người (Trang 77 - 83)

pháp luật đối với người LGBT

Ngoài những vấn đề đã nêu ở trên, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn còn những khoảng trống dẫn đến việc không bảo vệ được quyền của người LGBT.

Thứ nhất, các quy định về bí mật đời tư chưa bảo vệ được công dân nói chung và người LGBT nói riêng

Về cơ bản người LGBT được bảo vệ bí mật đời tư trên phương diện pháp luật. Các quy định tại Điều 31, 37, 38 của Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định các quyền nhân thân của cá nhân: quyền của cá nhân đối với hình ảnh, quyền bí mật đời tư, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Tuy nhiên, trên thực tế, những quyền này đang bị xâm phạm khá phổ biến trong xã hội (cả người dị tính lẫn người LGBT). Đặc biệt, đối với người LGBT, nếu bị xâm phạm, tung tin đồn về thiên hướng tính dục hoặc bản dạng giới của mình, đưa hình ảnh lên mạng, bình phẩm (người chuyển giới) họ thường chịu áp lực lớn hơn so với người dị tính. Khi đó, người LGBT thường rơi vào thế khó xử và khủng hoảng tinh thần,...

Những quyền được nêu ở trên (đối với hình ảnh, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm...) thực ra vẫn chưa đủ để bảo vệ quyền nhân thân của mọi công dân. Quyền tôn trọng đời sống riêng tư được hiểu như quyền được

pháp luật bảo hộ chống lại những can thiệp hay xâm hại đến: sự riêng tư về thông tin cá nhân; sự riêng tư về cơ thể, liên quan đến việc bảo vệ thân thể (vật chất) của người dân.

Quyền bí mật đời tư bao gồm các nội dung sau: (i) Quyền được phép giữ kín thông tin, tư liệu, sự kiện, hoàn cảnh liên quan đến đời tư của mình và không có nghĩa vụ phải công khai; quyền bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín và các thông tin điện tử khác; (ii) cá nhân và các chủ thể khác không được tự ý tiếp cận và công bố các thông tin về đời tư cũng như không được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các thông tin điện tử khác của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của "chủ sở hữu" hoặc sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chúng ta có thể thấy, pháp luật nói chung, pháp luật Việt Nam nói riêng luôn tôn trọng sự riêng tư của cá nhân (quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền lựa chọn công việc cho phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân, quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng...).

Tôn trọng quyền riêng tư là một yêu cầu tất yếu đặt ra cho tất cả mọi người, buộc mọi người phải tuân thủ. Sở dĩ vấn đề này cần được xem xét kỹ lưỡng hơn so với người LGBT vì trong quan điểm chung của xã hội, người LGBT được xem như một hiện tượng kỳ lạ, khác biệt với số đông nhân loại còn lại, đời sống riêng tư của họ không thể tránh khỏi sự tò mò, soi mói của người khác. Đó là hành vi vi phạm quyền riêng tư của con người. Ở một mức độ khác, sự xâm phạm quyền riêng tư trên có thể kèm theo các hành vi tiêu cực như đánh đập, xúc phạm nhân phẩm hoặc cản trở đời sống bình thường của người LGBT. Do vậy, cần có những quy định cụ thể, về tôn trọng quyền riêng tư của người đồng tính để bảo đảm cho người đồng tính sống một cuộc sống bình thường, được tôn trọng và được đối xử bình đẳng như những người khác.

Thứ hai, về vấn đề phòng chống bạo lực gia đình đối với người LGBT trong gia đình

Thực tiễn hiện nay có khá nhiều trường hợp cha mẹ kỳ thị, đánh đập, đối xử tệ bạc đối với con cái nếu biết con mình là người đồng tính hay chuyển giới. Nhìn chung đa số các bậc cha mẹ có cảm xúc sốc, thất vọng, tội lỗi, tức giận và mất mát. Nhiều người nghĩ mình là nguyên nhân gây ra lỗi trong thiên hướng tính dục/bản dạng giới của con nên họ xấu hổ, bẽ bàng, tự dằn vặt mình.

Nhiều người lo lắng vì xã hội còn có những biểu hiện kỳ thị đối với người đồng tính, chuyển giới nên lo sợ con của họ sẽ cô đơn và không hạnh phúc, bị ruồng bỏ bởi cộng đồng, phải đối mặt với định kiến và bạo lực, không có khả năng sinh con nối dõi tông đường. Nhiều gia đình tìm mọi cách che đậy và không tiết lộ về thiên hướng tính dục của con với người khác hoặc cho rằng đó là một loại bệnh nên tìm mọi cách để chữa trị. Đó là những vấn đề hết sức đáng báo động, cần phải có những bổ sung về mặt chính sách để bảo vệ người LGBT ngay trong chính gia đình- tế bảo của xã hội. Nếu ngay chính người thân, họ hàng, gia đình không có thái độ thông cảm, thương yêu, động viên từ đó làm cho con cái (người LGBT) rơi vào bế tắc trong tình cảm, cuộc sống, dẫn đến các hậu quả đáng tiếc.

Một thực tế nữa có thể thấy là có những người đồng tính vì sức ép của gia đình, xã hội mà phải lập gia đình với người khác giới khi không có tình yêu để rồi phải sống trái với thiên hướng tính dục và thậm chí là chịu sự bảo hành, nhất là những cô gái lesbian phải chịu sự bạo hành của chồng. Sự bạo hành kể trên xuất phát từ sự kỳ thị của xã hội, nhiều người cho rằng đồng tính là một loại bệnh, một sự sa đọa đạo đức, từ đó dẫn đến việc khinh ghét họ. Nếu mọi người hiểu rõ hơn về bản chất của hiện tượng đồng tính để có sự tôn trọng và thông cảm, những người đồng tính sẽ được sống đúng là mình và những bi kịch do bạo hành cũng giảm đi.

Qua các phân tích trên, có thể thấy pháp luật (đặc biệt là Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007) chưa có tác dụng tích cực trong việc phòng chống bạo lực gia đình cho công dân nói chung và người LGBT nói riêng khỏi những hành động đánh đập, bạo ngược, ngược đãi do sự kỳ thị.

Thứ ba, các chính sách bảo vệ trẻ em là người LGBT, nhất là trẻ em LGBT lang thang, cơ nhỡ còn trống vắng trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Việc bộc lộ thiên hướng tính dục hay bản dạng giới ở mỗi người khác nhau là khác nhau. Có người nhận thức được đầy đủ thiên hướng tính dục của mình, nhưng có người phải đến khi trưởng thành mới nhận thức rõ ràng. Trong đó, có nhiều trẻ em chưa thành niên cũng đã nhận thức được về sự khác biệt của bản thân mình. Nghiên cứu định tính về trẻ em LGBT đường phố năm 2012 của Viện ISEE cho thấy, trẻ em LGBT đường phố thường bỏ nhà đi vì không chịu nổi sự kỳ thị và bạo lực trong gia đình khi bố mẹ biết về thiên hướng tính dục của các em. Lý do cha mẹ không chấp nhận tình dục đồng giới vì cho rằng đó là "thứ", bệnh hoạn, băng hoại đạo đức, một bệnh lây truyền cần phải rũ bỏ. Tuy nhiên, cũng nhiều trẻ em bỏ nhà đi vì cảm giác trống trải không có ai chia sẻ, đồng cảm về thiên hướng tính dục của mình. Nhất là ở môi trường nông thôn các em luôn có cảm giác cô độc với cộng đồng xung quanh, luôn thắc mắc, nghi vấn về bản thân mình do hầu như không có cơ hội để tiếp cận thông tin về đa dạng tình dục, không có cơ hội gặp gỡ những người đồng tính như mình. Khi lên thành phố và được gặp gỡ các bạn đồng tính khiến các em có cuộc sống cân bằng hơn, mặc dù túng thiếu và rủi ro nhiều hơn. Cuộc sống lang thang đường phố, túng thiếu buộc các em phải kiếm sống bằng nhiều cách khác nhau trong đó không tránh khỏi các tệ nạn xã hội như trộm cắp, mại dâm... thậm chí các em còn bị hiếp dâm, bị ép bán dâm, bị trấn lột hoặc đói khát, ốm đau.

đường phố, cô lập các em khiến các em phải chịu không ít những rủi ro, đau khổ. Cuộc sống đường phố đã tách các em ra khỏi những quyền cơ bản mà các em đáng được hưởng: quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, được chăm sóc y tế và được học tập; đồng thời đặt các em trước nhiều nguy cơ bị lạm dụng tình dục, bấp bênh về việc làm trong tương lai. Có thể nói, trẻ em lang thang LGBT là những trẻ em "ba lần dễ bị tổn thương": là trẻ em, sống lang thang và là người LGBT [46]. Có thể thấy các chính sách, chương trình của Chính phủ chưa được ghi nhận một cách rõ ràng về sự tồn tại của trẻ em nói chung và với cộng đồng LGBT nói riêng để đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả mọi người. Có lẽ đã đến lúc ở Việt Nam chúng ta cần bàn lại nhu cầu của trẻ em và những người LGBT. Điều này cho thấy, pháp luật nói chung và Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 cần có sự hoàn thiện hơn các quy định cũng như cơ chế thực thi để có thể thực sự bảo vệ nhóm trẻ em LGBT.

Thứ tư, bất cập trong thi hành pháp luật dẫn đến khó khăn trong cơ hội việc làm và rủi ro về sức khỏe, y tế của người LGBT

Pháp luật hiện hành không có quy định nào liên quan đến chống phân biệt đối xử, kỳ thị vì thiên hướng tính dục hay bản dạng giới. Hơn nữa, nhận thức, trình độ của nhiều người trong xã hội còn rất hạn hẹp. Vì vậy, thực tế có nhiều trường hợp người LGBT bị từ chối khi đi xin việc; bị sa thải vì là người LGBT (được đưa ra những lý do khác nhau, không đề cập trực tiếp đến vì lý do là người LGBT). Theo một khảo sát gần đây, có 1,3% người đồng tính bị mất việc do thiên hướng tính dục của mình [34].

Riêng đối với người chuyển giới, vừa bị kỳ thị của xã hội và của chính cộng đồng người LGBT, vừa không xin được việc làm nên họ thường co cụm trong cộng đồng nhỏ bé của mình. Về cơ hội việc làm, khác với người đồng tính, người chuyển giới với việc khao khát được chuyển đổi giới tính nên thường có vẻ bề ngoài, ăn mặc khác với giới tính mình đang có. Từ đó, người

chuyển giới thường khó có cơ hội xin việc làm do bị kỳ thị. Một số nghề mà người chuyển giới hay làm là để mua vui cho người khác (hát đám ma, phục vụ quán bar, vũ trường hay đi bán dâm...). Thời gian gần đây báo chí Việt Nam đã có khá nhiều bài viết phản ánh những thực tế đáng buồn này. Đặc biệt, đối tượng trẻ em đường phố là người chuyển giới đi làm những công việc này thường gặp những rủi ro rất lớn cho bản thân. Từ đó người chuyển giới thường có nhiều rủi ro về mặt sức khỏe. Một mặt, do sự kỳ thị, xa lánh nên họ thiếu kiến thức về quan hệ tình dục dễ bị lây nhiễm các căn bệnh khó chữa. Mặt khác, người chuyển giới ở Việt Nam, đặc biệt là những người làm nghề như hát đám ma, bán dâm, trẻ em lang thang... thường bị ảnh hưởng sức khỏe rất nhiều do công việc hoặc bị lạm dụng.

Chương 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO QUYỀN KẾT HÔN CỦA NGƯỜI LGBT DƯỚI GÓC ĐỘ QUYỀN CON NGƯỜI

Một phần của tài liệu Kết hôn giữa những người LGBT dưới góc độ quyền con người (Trang 77 - 83)