cộng đồng người LGBT tại Việt Nam
Năm 2012 đánh dấu một năm đặc biệt với rất nhiều chuyển biến trong xã hội Việt Nam về chủ đề người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT). Khi khởi động dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Các cuộc hội thảo, tọa đàm về vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính đã được tổ chức và thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt của những người trong cộng đồng LGBT, trong đó có một số hoạt động đã có những ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng LGBT như:
Tháng 5 năm 2012, Bộ Tư pháp ra công văn lấy ý kiến về việc hợp pháp hóa việc chung sống giữa hai người cùng giới. Tháng 12 năm 2012, Bộ đã phối hợp cùng với cơ quan Liên hiệp quốc tại Việt Nam tổ chức hội thảo "Kinh nghiệm quốc tế trong bảo vệ quyền của người LGBT trong quan hệ hôn nhân và gia đình". Như vậy, năm 2012 là năm đầu tiên pháp luật bắt đầu đề cập đến vấn đề của người LGBT, trong đó có đề cập đến vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính và vấn đề giải quyết các hệ quả pháp lý về việc chung sống như vợ chồng của những người cùng giới tính.
Năm 2012 cũng là năm mà người chuyển giới bắt đầu được xã hội quan tâm nhiều hơn. Một phóng sự ngắn do Trung tâm ICS thực hiện với clip mang tên "Pê đê" nói về một người chuyển giới nữ được chia sẻ trên Youtube đã thu hút gần 300.000 lượt người xem và nhiều bình luận và chia sẻ tích cực. Trong
lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, việc ca sĩ Nguyễn Hương Giang công khai tranh tài tại cuộc thi Vietnam Idol đánh dấu một sự hiện diện cần thiết của người chuyển giới, góp phần để xã hội nhìn nhận công bằng hơn với những người chuyển giới nói chung. Bên cạnh đó, ca sĩ Lâm Chí Khanh cũng công khai thông tin chuyển giới và nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận.
Đây cũng là năm mà các hoạt động xã hội của người đồng tính được biết đến và ủng hộ rộng rãi, từ việc tôn vinh sự đa dạng của cuộc sống cho đến những hành động thiết thực như chung tay với các vấn đề chung của toàn xã hội. Hàng loạt các hoạt động về người LGBT được tổ chức, có thể nói chưa bao giờ các hoạt động đó được tổ chức một cách rộng rãi, sôi nổi và chuyên nghiệp như năm 2012, mở đầu là sự kiện Việt Pride. Hoạt động này diễn ra vào đầu tháng 8, do Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA), Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) cùng Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (ISEE) phối hợp tổ chức. Cũng trong tháng 8, tại thành phố Hồ Chí Minh, sự kiện "Hand in hand" đánh dấu sự hiện diện đông đảo của cộng đồng LGBT với khoảng 1.300 người tham gia. Tiếp đó, tháng 9 năm 2012 Màn nhảy flashmob đã được hưởng ứng bởi hơn 1.000 bạn trẻ trong và ngoài cộng đồng LGBT tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, nhằm ủng hộ cho cộng đồng LGBT và truyền đi thông điệp: "Tình yêu là dành cho tất cả mọi người, mọi tình yêu đều đáng trân trọng như nhau". Tháng 11 năm 2012, triển lãm The pink choice - Yêu là yêu của nữ nhiếp ảnh gia Maika Elan, đã thu hút được đông đảo cộng đồng LGBT, giới nhiếp ảnh, báo chí. Lần đầu tiên, những khoảnh khắc nhạy cảm, riêng tư, nhưng chân thực và đặc biệt là đẹp đã được Maika mang đến công chúng.
Bên cạnh các hoạt động xã hội kể trên năm 2012 cũng là năm có nhiều các cặp đôi đồng tính mạnh dạn công khai và tổ chức đám cưới như: đám cưới của hai người đồng tính nữ tại thị trấn Đầm Dơi, Cà Mau; Đám cưới của cặp đôi đồng tính nữ ở Bình Dương; Đám cưới của hai thanh niên tại đường Phương Thành, phường Bình San thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là đám cưới của họ được các bậc phụ huynh ủng hộ và cùng tham dự. Đám cưới của các cặp đôi đồng tính luôn thu hút được sự quan tâm của dư luận.
Có thể nói năm 2012 là năm đặc biệt đối với cộng đồng LGBT. Chưa bao giờ cộng đồng người LGBT nhận được sự ủng hộ lớn như vậy từ xã hội cho đến những nhà làm luật và Chính phủ. Và cũng chưa bao giờ cộng đồng này lại lớn mạnh, hiện diện với lòng tự tin, tự hào và đoàn kết đến vậy.
Xã hội Việt Nam ngày càng cởi mở hơn, tự do cá nhân trở thành một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều người LGBT sống là chính mình hơn. Tuy nhiên, hiện nay các thông tin về cộng đồng thiểu số về tính dục này còn rất ít đôi khi là sai lệch, méo mó do những cách hiểu sai lầm, những định kiến còn tồn tại trong xã hội. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng người LGBT tại Việt Nam hiện nay là rất khó khăn và thiếu tính chính xác vì nhiều lý do khác nhau trong đó lý do quan trọng nhất là sự kỳ thị của xã hội, những định kiến sai lầm về người LGBT và sự ít công khai vì pháp luật chưa chính thức công nhận quyền bình đẳng của họ như những người dị tính khác. Kết quả của một khảo sát gần đây về đặc điểm tính dục của khoảng 2.500 người LGBT có tỷ lệ như sau [12, tr.8]:
Bảng 2.1: Đặc điểm tính dục của người LGBT
Đặc điểm tính dục Nam Nữ Tổng
% Người % Người % Người
Nhân dạng tính dục
Đồng tính 81,80 1379 58,30 516 73,70 1895
Song tính 8,90 150 14,10 125 10,70 275
Người chuyển đổi giới tính 0,40 6 6,90 61 2,60 67
Cởi mở 3,70 63 7 62 4,90 125 Chưa rõ, chưa xác định 3.90 66 8,80 78 5,60 144 Dị tính 1,20 20 4,60 41 2,40 61 Thiên hướng tính dục Chỉ thích bạn tình là người khác giới 3,30 56 7,30 65 4,70 121 Thích bạn tình là người khác giới
hơn người cùng giới
1,70 29 4 35 2,50 64 Thích bạn tình là người cùng giới
hoặc khác giới như nhau
6,30 104 11,10 98 7,90 202 Thích bạn tình là người cùng giới
hơn người khác giới
26,20 441 24,40 216 25,60 657
(Nguồn: Nguyễn Thị Thu Nam (2013), Vũ Thành Long, Báo cáo nghiên cứu mối quan hệ đồng giới, Hà Nội, tr.8).
Bên cạnh đó nghiên cứu này cũng chỉ ra các nhân tố tương quan với việc cởi mở về thiên hướng tính dục của người LGBT như sau:
Bảng 2.2: Nhân tố ảnh hưởng đến việc cởi mở về thiên hướng tính dục
Các đặc điểm % bộc lộ với gia đình % bộc lộ với bạn thân hoặc nhóm bạn thân % bộc lộ với đồng nghiệp, bạn học % bộc lộ với người khác
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Nhóm tuổi
16-24 8,60 12,30 49,40 64,30 16,60 19,40 3,20 4,50 25- 34 9,60 23,30 38,40 47,70 4,70 21,40 3,10 5,90
Các đặc điểm % bộc lộ với gia đình % bộc lộ với bạn thân hoặc nhóm bạn thân % bộc lộ với đồng nghiệp, bạn học % bộc lộ với người khác
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 35- 49 18,20 14,30 15,00 16,70 23,80 0 0 0 50+ 0 0 0 0 0 0 0 0 Nơi cư trú Thành thị, trung tâm thành phố 9,20 14,80 51,40 64,40 17,30 20,90 3,40 4,70 Ngoại thành 7,10 11,50 38,30 54,60 9,00 15,20 3,20 5,40 Nông thôn 8,20 0 25,00 27,30 10,30 5,00 3,00 0 Địa bàn Hà Nội 12,70 13,80 50,00 58,60 16,70 18,60 6,20 5,40 Đà Nẵng 9,40 0 34,40 45,50 6,90 20,00 0 0 TP Hồ Chí Minh 7,80 13,10 52,20 66,30 17,60 21,80 2,80 4,60 Các tỉnh miền Bắc khác 8,50 11,50 25,70 42,90 5,90 7,70 1,50 0 Các tỉnh miền Trung khác 6,50 5,60 41,00 45,90 9,90 11,40 1,40 2,80 Các tỉnh miền Nam khác 9,00 15,20 43,90 56,20 13,30 16,70 4,50 3,30 Trình độ học vấn Tiểu học trở xuống 0 0 0 0 0 0 0 0 THCS 8,50 13,90 46,70 60,00 24,80 25,70 4,60 8,90 PTTH 12,60 28,10 49,20 79,30 14,80 36,40 6,60 12,50 Dạy nghề, cao đẳng, đại học
và cao hơn 8,30 12,40 47,70 60,20 13,40 16,60 2,60 2,80
Tình trạng nghề nghiệp
Thất nghiệp/không đi làm/các
công việc không tạo thu nhập 10,20 22,40 50,40 59,60 13,80 18,20 3,40 5,50 Đi làm toàn thời gian 12,80 16,80 44,70 56,20 13,50 21,80 5,10 6,60 Đang đi học/vừa đi học vừa đi
làm bán thời gian 6,50 11,10 48,90 65,20 16,70 18,70 2,40 3,50
(Nguồn: Nguyễn Thị Thu Nam, Vũ Thành Long (2013), Báo cáo nghiên cứu mối quan hệ đồng giới, Hà Nội, 2013, tr.8).
Nghiên cứu trên cho thấy trong cộng đồng người LGBT thì người đồng tính chiếm đa số, bởi lẽ chúng ta thường không thể phân định rạch ròi được giữa người song tính với người đồng tính. Như đã phân tích ở trên, người song tính là người có hai thiên hướng tính dục đồng tính và dị tính, tuy nhiên một người song tính không nhất thiết phải có tình cảm với cả hai giới bằng nhau, vì vậy đôi khi họ thiên về đồng tính nhiều hơn nên sẽ bị liệt kê vào những người đồng tính hoặc trường hợp ngược lại họ lại được xem như người dị tính. Bên cạnh đó việc bộc lộ thiên hướng tính dục của người song tính dường như gặp nhiều khó khăn hơn so với những người đồng tính. Người chuyển đổi giới tính hoàn toàn có thể là người đồng tính, song tính hay dị tính.
Cũng theo nghiên cứu trên, việc bộc lộ thiên hướng tính dục chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, môi trường sống… Những người trẻ tuổi (độ tuổi từ 16 đến 34) thường bộc lộ thiên hướng tính dục của mình nhiều hơn những người ở độ tuổi lớn hơn. Bên cạnh đó, những người sống ở vùng thành thị sẽ bộc lộ thiên hướng tính dục của mình nhiều hơn so với những người sống ở vùng nông thôn.