Phân tích mô hình SWOT về hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong việc xúc tiến hoạt động du lịch (Trang 74 - 87)

tiến du lịch của Việt Nam

Hình 2.4: Mô hình phân tích SWOT

68

Mô hình phân tích SWOT được viết tắt từ các từ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), Ngành Du lịch cũng như các ngành kinh tế khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế như hiện nay, việc đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cũng như của bản thân để từ đó có thể lập kế hoạch và xây dựng chiến lược đóng vai trò rất quan trọng.

2.3.1 Điểm mạnh

2.3.1.1 Tình hình an ninh chính trị

Chính trị là một trong những trở ngại trong quan hệ giữa các chủ thể. Các chính sách quốc gia và biên giới đã vô hình giới hạn hoạt động của một quốc gia và có tác động đến việc điều tiết các hoạt động của quốc gia, con người và các hoạt động giữa các quốc gia. Tuy nhiên trong thời gian qua, thế giới đã trải qua nhiều biến động lớn về địa chính trị tạo nhiều cơ hội cho sự đối thoại, liên kết hợp tác hơn là đối đầu. Sự tự do hóa chính sách thương mại, sự xóa bỏ các rào cản trong việc đi lại ở nhiều quốc gia và xu hướng hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế đã làm thay đổi các quan điểm chính trị.

Du lịch Việt Nam có thuận lợi đó là được phát triển trong một môi trường chính trị ổn định. Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm cho phát triển du lịch nói chung và hợp tác quốc tế trong các hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam nói riêng. Đất nước ta đã và đang hội nhập sâu và toàn diện với khu vực và thế giới, có chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, luôn muốn làm bạn và đối tác tin cậy của các nước. Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế luôn được cải thiện, nhận được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế.

69

2.3.1.2. Vị trí địa lý thuận lợi

Việt Nam nằm ở rìa Biển Đông, trên đường hàng hải nối liền Âu - Á, vùng biển có vị trí địa kinh tế, chính trị đặc biệt quan trọng và là nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển không chỉ của các nước xung quanh Biển Đông mà còn của một số cường quốc hàng hải khác trên thế giới.

Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam hiện nay không chỉ có phần lục địa tương đối nhỏ hẹp mà còn có cả vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền. Việt Nam có 3.260 km bờ biển, Dọc bờ biển có hơn 100 cảng biển, 48 vụng, vịnh và trên 112 cửa sông, cửa lạch đổ ra biển. Có thể khẳng định, vùng biển Việt Nam còn có nguồn tài nguyên phong phú và có tiềm năng lớn cho các ngành kinh tế phát triển. Vùng biển Việt Nam có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ với diện tích phần đất nổi khoảng 1.636 km2, được phân bố chủ yếu ở vùng biển Đông Bắc và Tây Nam với những đảo nổi tiếng giàu, đẹp và vị trí chiến lược như Bạch Long Vĩ, Phú Quốc, Cát Bà, Hoàng Sa, Trường Sa...

Với lợi thế về vị trí địa lý, nhiều dạng địa hình phân bổ khắp đất nước, Du lịch Việt Nam có nhiều ưu thế trong phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch khám phá, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch hội nghị …

2.4.1.3. Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.

Việt Nam có thắng cảnh đẹp kỳ vĩ như: Vịnh Hạ Long, một điểm đến du lịch tiêu biểu cho Du lịch Việt Nam, một danh thắng đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới; nhiều vườn quốc gia, nơi bảo tồn thiên nhiên, động vật hoang dã như: Vườn quốc gia Côn Đảo, Ba Bể, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã, Tràm Chim, Mũi Cà Mau, U Minh Hạ, U

70

Minh Thượng..., khu nghỉ dưỡng lý tưởng tại Côn Đảo, Đảo Phú Quý - Phan Thiết, Cát Bà…

Bên cạnh đó, chúng ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa đặc sắc riêng. Hàng năm, trong nước có hơn 560 lễ hội cổ truyền được tổ chức trong suốt bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Nhiều di sản đã được Tổ chức UNESCO công nhận, bao gồm: 9 di sản văn hóa vật thể, bao gồm: Vịnh Hạ Long, Thành nhà Hồ, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bảng, Quần thể di tích cố đô Huế, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Đô thị cổ Hội An, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, bia tiến sỹ Văn Miếu, khu di tích hoàng thành Thăng Long - Hà Nội và 8 di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Hát xoan ở Phú Thọ, quan họ ở Bắc Ninh, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Ca trù, Nhã nhạc, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Mộc bản triều Nguyễn, Đờn ca tài tử Nam Bộ…. Đây chính là nguồn tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây cũng chính là lợi thế của chúng ta trong hợp tác xúc tiến du lịch với các chủ thể.

2.3.1.4. Khung pháp lý và các chuẩn mực về du lịch

Nhiều văn bản quản lý Nhà nước về du lịch đã được Chính phủ ban hành, có thể kể đến như: Nghị định số 45/CP năm 1993về đổi mới và quản lý phát triển ngành Du lịch; Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010; Nghị định 53/CP năm 1995 về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch, trong đó điều chỉnh và thành lập thêm một số Vụ và đơn vị trực thuộc; năm 1999, Pháp lệnh về Du lịch được ban hành, Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch được thành lập.

Năm 2001, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định “Phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn“. Để thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và yêu cầu phát triển nhanh và bền vững theo định

71

hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2001- 2010, Thủ tướng chính phủ đã thông qua Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020.

Một bước ngoặt đánh dấu sự hoàn thiện về khung pháp lý đối với Ngành là việc Luật du lịch được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ bảy (từ ngày 5/5 đến ngày 14/6/2005) và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2006.

Tháng 12 năm 2011, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011 về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Mục tiêu tổng quát của chiến lược là Phấn đấu phát triển ngành Du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

Ngoài ra, Đảng và Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách miễn thị thực nhập cảnh cho một số quốc gia và một số đối tượng. Việt Nam đã ký kết các Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực song phương với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Hoặc đã thực hiện miễn thị thực đơn phương đối với một số đối tượng như: Quan chức, viên chức Ban Thư ký ASEAN không phân biệt loại hộ chiếu được miễn thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú không quá 30 ngày.

Bên cạnh đó, các thủ tục cấp thị thực được đơn giản hóa, ví dụ như việc cấp thị thực nhập cảnh: được cấp tại cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài. Có thể cấp thị thực tại cửa khẩu nhưng phải có giấy mời

72

của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam hoặc khách du lịch theo tour do các công ty lữ hành quốc tế của Việt Nam tổ chức. Hay việc gia hạn visa cho khách du lịch, các hãng du lịch lữ hành quốc tế đều có dịch vụ này.

Nhìn chung, khung pháp lý và các chuẩn mực về du lịch đã bước đầu được hình thành, từng bước tạo điều kiện cho phát triển du lịch nói chung và hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch nói riêng theo hướng hiện đại, đáp ứng những yêu cầu, chuẩn mực quốc tế.

2.3.1.5. Lực lượng lao động trẻ, dồi dào, cần cù

Theo báo cáo của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đến năm 2009, ngành Du lịch có khoảng 1.389.600 lao động, trong đó có 434.240 lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực du lịch và hơn 955.350 lao động gián tiếp, chiếm khoảng 2,4% tổng số lao động cả nước. So sánh với những năm trước trong giai đoạn 2001 - 2010 (năm 2005 các con số tương ứng là 875.128; 275.128; 600.000), số lượng nhân lực ngành Du lịch có sự tăng trưởng khá mạnh, chứng tỏ Ngành đã góp phần mang lại hiệu quả cho xã hội thông qua việc tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động.

2.3.1.6. Cải thiện cơ sở hạ tầng, kinh tế, kỹ thuật

Thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng, kinh tế, kỹ thuật, nguồn lực tăng trưởng kinh tế nâng cao khả năng huy động đầu tư của Nhà nước và khu vực tư nhân, tăng cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài.

Theo báo cáo của Chiến lược phát triển ngành du lịch giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030, của Tổng cục Du lịch, từ năm 2001 -2010, Nhà nước hỗ trợ 5.606 tỷ đồng trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, trong giai đoạn 2006 - 2010, ngân sách Nhà nước đã hỗ trợ 3.460 tỷ đồng chủ yếu tập

73

trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch trên địa bàn các tỉnh và thành phố.

Bên cạnh đó, nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch. Tính đến cuối tháng 11 năm 2010 cả nước có khoảng 625 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch được cấp phép với tổng số vốn đăng ký đạt 12,258 tỷ đô la Mỹ.

2.3.1.7. Cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội

Trong những năm gần đây, mức thu nhập và điều kiện làm việc của người dân được cải thiện và nâng cao, nhu cầu giao lưu văn hóa ngày càng tăng. Xu hướng người Việt đi du lịch trong nước và nước ngoài ngày càng tăng. Người dân Việt Nam đã chú trọng đến việc nghỉ ngơi, thăm thú những danh lam thắng cảnh trong mỗi dịp nghỉ lễ, ngay cả dịp lễ tết cổ truyền như: Tết Âm lịch, được xem là dịp đoàn tụ của gia đình. Theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam tính toán dựa trên báo cáo của một số cơ quan xúc tiến du lịch nước ngoài, năm 2012, ước tính người Việt Nam đã chi hơn 3,5 tỉ đô la Mỹ đi du lịch nước ngoài. Tổng số khách ước tính khoảng 3,5 triệu lượt. Những điểm đến được người Việt Nam ưa thích bao gồm: Trung Quốc (mỗi năm có khoảng 1,1 triệu du khách trong nước sang Trung Quốc), Campuchia, Thái Lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc...

2.3.2. Điểm yếu

2.3.2.1. Hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch thiếu tính chuyên nghiệp và đầu tư chưa cao.

Trong năm 2011, Việt Nam dành 35 tỷ đồng (tương đương 2,5 triệu đô la Mỹ) cho công tác xúc tiến du lịch. Đến năm 2012, nguồn kinh phí này chỉ còn khoảng 1,5 triệu USD. Kinh phí này còn nhỏ so với các quốc gia khác trong khu vực dẫn đến hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam ở nước ngoài

74

liên tục bị ngắt quãng, thiếu chuyên nghiệp. Trong khi đó, tại nước láng giềng của chúng ta là Thái Lan đã dành 130 triệu đô la Mỹ cho xúc tiến du lịch trong năm 2010. Năm 2012, nguồn kinh phí này tăng lên 237 triệu đô la Mỹ. Một nước láng giềng khác trong khu vực là Xin-ga-po, đã dành 171 triệu đô la Mỹ cho xúc tiến du lịch trong năm 2011, còn Ma-lai-xi-a đã dành 40 triệu đô la Mỹ để xúc tiến quảng bá du lịch. Các cơ quan quản lý về xúc tiến du lịch của Việt Nam khi tham gia hội chợ hay các sự kiện xúc tiến du lịch ở nước ngoài thường phải tiết kiệm các khoản kinh phí để tổ chức các hoạt động phụ trợ như: họp báo, quảng bá trực quan… cho nên dẫn tới hình ảnh du lịch quốc gia ít nổi bật, các gian hàng của các doanh nghiệp tham gia xúc tiến ở nước ngoài được trưng bày một cách mờ nhạt, không có điểm nhấn, thiếu tính đồng bộ.

Trong năm 2007, Ngành Du lịch đã dành 300.000 đô la Mỹ cho việc quảng cáo hình ảnh Việt Nam trên kênh truyền hình BBC và CNN. Tuy nhiên, việc chọn kênh để hợp tác xúc tiến du lịch được đánh giá là chưa thực sự hiệu quả do đây là kênh truyền hình hàng đầu thế giới thiên về tin tức thời sự, chính trị, kinh tế, bên cạnh đó, các kênh này có lượng thông tin quá rộng khiến quảng cáo du lịch bị loãng, thời gian lại ngắn nên việc quảng bá trên các kênh này không thực sự hiệu quả, khán giả xem hai kênh này lại ít quan tâm tới thông tin du lịch... Năm 2010, Tổng cục Du lịch đã dành kinh phí gần một tỷ đồng để quảng cáo trên Đài Truyền hình quốc gia Trung Quốc... Trong khi đó, theo một kết quả khảo sát xu hướng du lịch nước ngoài tại Trung Quốc, hiện nay, ngày càng nhiều người Trung Quốc dùng internet là phương tiện để tìm thông tin đi du lịch... tìm thông tin đi du lịch trên truyền hình, phát thanh không phải là những cách hàng đầu để tìm kiếm thông tin. Như vậy, phần nào gây lãng phí số tiền đầu tư cho xúc tiến vốn đã rất hạn chế.

75

2.3.2.2. Chưa khai thác đúng mức sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ du lịch trong hợp tác quốc tế

Nước ta được thiên nhiên ưu đãi cho rất nhiều danh lam thắng cảnh với những nét đẹp giầu bản sắc dân tộc. Nhưng việc khai thác những ưu thế này để xây dựng thành một sản phẩm du lịch nổi bật, có sức cạnh tranh vẫn luôn là một vòng luẩn quẩn. Hình ảnh hoa đào, hoa mận nở trắng rừng ở Hà Giang không thể so sánh với hình ảnh con đường đầy hoa anh đào của Nhật Bản hay Hàn Quốc. Hình ảnh Chợ nổi miền Tây của Việt Nam cũng chưa thể khai thác điểm mạnh để có thể cạnh tranh với hình ảnh Chợ nổi Damnoen Saduak của Thái Lan…

Bên cạnh đó, Việt Nam còn có rất nhiều làng nghề truyền thống, tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng, nhưng cũng chưa được quan tâm đầu tư phát triển và bảo tồn thích đáng và đang dần ngày càng trở lên mai một.

2.3.2.3. Thiếu nhân lực lành nghề

Do đặc thù sản phẩm trong ngành du lịch chủ yếu là dịch vụ, mà trong xã hội hiện đại ngày nay, yêu cầu về dịch vụ đòi hỏi ngày càng cao, càng chuyên nghiệp hơn, điều này đòi hỏi đội ngũ nhân lực phải lành nghề, người lao động phải luôn được đào tạo, nâng cao, cập nhật những kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức mới… Theo Báo cáo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tuy số lao động trong ngành du lịch chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động cả nước (chiếm 2,4%), nhưng tỷ lệ lao động có chuyên môn về du lịch chỉ chiếm 42,5% trong tổng số. Trình độ sơ cấp, trung cấp chiếm 47,3%, trình độ cao đẳng chiếm 19,8%. Trình độ đại học và sau đại học du lịch chỉ chiếm 7,4% số lao động có chuyên môn du lịch và chiếm 3,11% trong tổng số lao động. Đội ngũ nhân lực làm việc trong

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong việc xúc tiến hoạt động du lịch (Trang 74 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)