Các hình thức đã triển khai

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong việc xúc tiến hoạt động du lịch (Trang 56 - 67)

2.2.2.1. Hợp tác đa phương và cơ chế

Trong hợp tác đa phương, ngành Du lịch đã tích cực thúc đẩy hợp tác với các tổ chức thương mại lớn, các hiệp định đa phương, các diễn đàn như: WTO, Hiệp định thương mại với Mỹ, APEC, Hợp tác dịch vụ ASEAN, Hợp tác trong ASEM, EU.

- Trong WTO: Việt Nam gửi đơn xin gia nhập từ tháng 12/1994. Ngành Du lịch Việt Nam đã hoàn thành việc minh bạch hóa chính sách thương mại liên quan đến dịch vụ du lịch của Việt Nam thông qua trả lời các câu hỏi của các thành viên WTO. Tạo điều kiện cho phía nước ngoài được phép đầu tư xây dựng khách sạn và cung cấp dịch vụ dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam. Đối với dịch vụ lữ hành và điều hành tour du lịch, phía nước ngoài được liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó góp vốn của phía nước ngoài không được vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh.

- Trong Hiệp định thương mại với Mỹ: Du lịch là một trong các ngành dịch vụ đưa ra cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, được ký ngày 13/7/2000 và có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. Du lịch đưa ra cam kết hai phân ngành: dịch vụ lữ hành, điều hành tour du lịch và dịch vụ lưu trú, cung cấp thực phẩm đồ uống. Đây là hiệp định đầu tiên ta tiến hành đàm phán và cam kết dựa trên các nguyên tắc đàm phán hợp tác kinh tế quốc tế của Tổ chức thương mại thế giới (WTO/GATS). Vì vậy, các nội dung cam kết của Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ tạo cơ sở để ta đàm phán, tham gia các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế khác.

50

- Trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC): Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC vào tháng 11/1998, Ngành Du lịch Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về du lịch theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1998 - 2000: tập trung hợp tác đầu tư khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, công viên chuyên đề; giai đoạn 2001 - 2005: liên doanh dịch vụ lữ hành, nhà hàng, trung tâm hội nghị; giai đoạn 2006 - 2020: mở rộng phạm vi hoạt động liên doanh dịch vụ lữ hành (về số lượng liên doanh, tỷ trọng góp vốn và các chế độ ưu đãi liên quan). Ngành Du lịch Việt Nam đã tham gia các cuộc họp nhóm công tác du lịch, hội nghị bộ trưởng Du lịch APEC, chủ động đề xuất hoặc tranh thủ tham gia các dự án hỗ trợ kỹ thuật dành cho các thành viên kém phát triển, đề xuất các quan điểm và ưu tiên về du lịch của Việt Nam đối với APEC, tập trung hợp tác khai thác nguồn khách và đầu tư du lịch vào Việt Nam.

Vào ngày 17/10/2006, Ngành Du lịch Việt Nam đã tham gia ký Tuyên bố Hội An về thúc đẩy hợp tác Du lịch APEC, tại Hội An, Quảng Nam, có sự tham gia của các Bộ trưởng Du lịch APEC gồm: Australia; Brunei Darussalam; Canada; Chile, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Hồng Kông; Cộng hòa Indonesia; Nhật Bản; Hàn Quốc; Ma-lai-xi-a; Mêhicô; Niu Dilân; Papua Niu Ghi-nê; Pêru; Philipin; Liên bang Nga; Xin-ga-po; Đài Loan; Thái Lan; Hoa Kỳ và Việt Nam.Một trong những nội dung của Hội nghị là: Khuyến khích tăng cường hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân trong phát triển du lịch, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá, bảo vệ tài nguyên du lịch, nhằm đóng góp hơn nữa vào phát triển du lịch bền vững ở mỗi nền kinh tế thành viên cũng như toàn khu vực APEC.

51

- Trong Hợp tác dịch vụ ASEAN: Cùng với các Bộ, liên ngành khác, ngành Du lịch Việt Nam đã tham gia các phiên họp hợp tác dịch vụ ASEAN các vòng. Việt Nam đã tham gia ký Nghị định thư hội nhập ngành Du lịch ASEAN với mục tiêu đề ra các biện pháp được xác định trong lộ trình cụ thể do các quốc gia thành viên thực hiện trên cơ sở ưu tiên nhằm tạo thuận lợi cho việc hội nhập từng bước, nhanh chóng và có hệ thống ngành du lịch.

- Hợp tác trong ASEM, EU: Trong ASEM, Ngành Du lịch Việt Nam đã phối hợp với Bộ Ngoại giao, cùng Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp tổ chức các hội thảo nhằm xúc tiến du lịch. Bên cạnh đó, xây dựng đề xuất dự án “thúc đẩy hợp tác du lịch ASEM để xóa đói giảm nghèo, tăng sự thịnh vượng” đề nghị các nước thành viên trong ASEM hỗ trợ triển khai nhằm tăng cường hợp tác du lịch giữa hai châu lục, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Với Liên minh Châu Âu, ngành Du lịch đã trang thủ được EU cam kết tài trợ thực hiện dự án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam”, trị giá 12 triệu Euro.

2.2.2.2. Hợp tác chuyên ngành và cơ chế

- Hợp tác du lịch ASEAN: Ngành Du lịch Việt Nam đã tham gia hầu hết các hoạt động hợp tác thường kỳ trong ASEAN như: Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF), các phiên họp Bộ trưởng Du lịch ASEAN (M-ATM), cơ quan du lịch quốc gia (NTOs) và các cuộc họp nhóm công tác. Đã có nhiều nhóm công tác được thành lập như: nhóm xúc tiến du lịch, nhóm xúc tiến đầu tư, nhóm thông tin du lịch, nhóm công tác tầu biển, nhóm công tác phát triên nguồn nhân lực, nhóm công tác cao cấp về Hiệp định hợp tác Du lịch ASEAN. Ngành du lịch các nước đã cùng nhau hợp tác trong chiến dịch xúc tiến chung ASEAN (chương trình du lịch ASEAN - VAC), tập trung đẩy mạnh du lịch trong nội khối ASEAN.

52

- Hợp tác trong Tổ chức Du lịch thế giới (WTO): Ngành Du lịch Việt Nam đã chủ động tham gia các hoạt động và tranh thủ hỗ trợ của WTO về thông tin, đào tạo nhân lực và hỗ trợ kỹ thuật như: nhận tài liệu của WTO về thống kê hàng năm, từ đó nghiên cứu kinh nghiệm phát triên nói chung và xúc tiến du lịch nói chung của các nước. WTO đã hỗ trợ Ngành Du lịch Việt Nam nhiều học bổng đào tạo cán bộ quảng lý, điều hành du lịch, khách sạn và cử chuyên gia sang giúp xây dựng, điều chỉnh qui hoạch phát triển du lịch.

- Hợp tác Hiệp hội Lữ hành châu Á - Thái Bình Dương (PATA): Du lịch Việt Nam đã tranh thủ thông qua hiệp hội du lịch lớn nhất thế giới này trong xúc tiến và bán sản phẩm du lịch. Tham gia các hoạt động của tổ chức: Đại hội thường niên, Hội nghị Chi hội, Hội nghị giám đốc PATA và tổ chức các hội thảo chuyên đề nhằm trao đổi kinh nghiệm phát triển du lich nói chung.

2.2.2.3. Hợp tác trong tiểu vùng và cơ chế:

- Trong tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS): Việt Nam đã hợp tác cùng 05 thành viên: Campuchia, Lào, Myanma, Trung Quốc và Thái Lan với sự tham gia, hỗ trợ của PATA tổ chức các hoạt động như: Diễn đàn Du lịch Mekong, nhóm công tác du lịch, tranh thủ viện trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Sáng kiến Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) được khởi xướng năm 1992 bởi ADB. Các nước thành viên của tiểu vùng Mê Công mở rộng gồm Cam-pu-chia, Lào, Mi- an-ma, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc (với 2 tỉnh đại diện là Vân Nam và Quảng Tây).

Hợp tác GMS nhằm mục tiêu thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây

53

(Trung Quốc), đưa tiểu vùng Mê Công mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông Nam Á.

Hợp tác GMS được đánh giá là hợp tác hiệu quả nhất trong các cơ chế hợp tác Tiểu vùng. Các sáng kiến và hoạt động trong chương trình GMS tập trung vào 9 lĩnh vực chính bao gồm: Giao thông vận tải, Năng lượng, Môi trường, Du lịch, Bưu chính Viễn thông, Thương mại, Đầu tư, Phát triển Nguồn nhân lực, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phát triển du lịch tiểu vùng GMS là 1 trong 11 chương trình ưu tiên đã được xác định trong khuôn khổ hợp tác kinh tế tiểu vùng GMS, bao gồm: Các tuyến trục bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin liên lạc; Hành lang kinh tế Bắc - Nam; Hành lang kinh tế Đông - Tây; Hành lang kinh tế phía Nam; Các tuyến liên kết điện năng và thương mại điện năng trong khu vực; Khung khổ chiến lược môi trường; Tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư qua biên giới; Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân và khả năng cạnh tranh; Phát triển nguồn nhân lực và các kỹ năng; Quản lý nguồn nước và phòng chống lũ; Phát triển du lịch tiểu vùng GMS.

Tính đến cuối năm 2012, GMS đã tổ chức 4 Hội nghị cấp cao và 18 Hội nghị Bộ trưởng.

- Chiến lược Hợp tác kinh tế Ayeyawadi - Chao Phraya - Mê Kông (ACMECS):

ACMECS là khuôn khổ hợp tác kinh tế gồm 5 nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác kinh tế chung và song phương để khai thác và phát huy lợi thế so sánh giữa các vùng, các nước thành viên, nâng cao sức cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách phát triển. ACMECS được thành lập tháng 11/2003 tại Hội nghị Cấp cao Bagan do Thái

54

Lan đề xuất. Việt Nam chính thức tham gia ACMECS tại Hội nghị Bộ trưởng ACMECS lần thứ 1 tại Thái Lan, tháng 11/2004.

Đến nay ACMECS có 7 lĩnh vực hợp tác gồm: thương mại- đầu tư; nông nghiệp; công nghiệp - năng lượng; giao thông; du lịch; và phát triển nguồn nhân lực; y tế. ACMECS thành lập 7 Nhóm công tác tương ứng với 7 lĩnh vực hợp tác. Mỗi nước ACMECS điều phối ít nhất 1 lĩnh vực hợp tác, trong đó Thái Lan điều phối 2 lĩnh vực là thương mại- đầu tư và y tế; Việt Nam điều phối 2 lĩnh vực là phát triển nguồn nhân lực và công nghiệp- năng lượng; Campuchia điều phối hợp tác du lịch; Lào điều phối hợp tác giao thông; Mianma điều phối nông nghiệp.

Hội nghị Cấp cao ACMECS được tổ chức hai năm một lần theo luân phiên chữ cái tên các nước. Hội nghị Bộ trưởng họp hàng năm. Gần đây nhất, Hội nghị Cấp cao ACMECS 5 được tổ chức vào tháng 3 năm 2013.

- Hợp tác sông Mê Kông – sông Hằng (MGC):

Hợp tác MGC thành lập theo sáng kiến của Ấn Độ và Thái Lan, được thông qua tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao 6 nước Cam-pu-chia, Ấn Độ, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam được tổ chức vào dịp Hội nghị Bộ Trưởng ASEAN (AMM) ở Băng - cốc ngày 28/7/2000. Mục tiêu của MGC là củng cố tình hữu nghị, đoàn kết giữa các nước thuộc lưu vực sông Mêkông và sông Hằng.

Cơ chế hợp tác MGC gồm có Hội nghị Bộ trưởng và họp các quan chức cao cấp. Đến nay, MGC đã tổ chức nhiều Hội nghị Bộ trưởng và họp quan chức cao cấp như: Hội nghị Bộ trưởng lần 1 (Viên Chăn tháng 11/2000) đã thông qua Tuyên bố Viên Chăn xác định cơ chế và lĩnh vực hợp tác. Hội nghị Bộ Trưởng lần 2 (Hà Nội, ngày 28/7/2001) thông qua Chương trình hành động Hà Nội và các thoả thuận trong các lĩnh vực hợp tác về du lịch, văn hoá,

55

phát triển nguồn nhân lực và giao thông liên lạc. Hội nghị Bộ trưởng Mê Công - Ganga lần 6 tổ chức vào tháng 9/2012 tại Niu Đê-li.

- Hợp tác Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia (CLV):

Một trong những nội dung của hợp tác là xây dựng sản phẩm và xúc tiến du lịch chung ba nước.

Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia được ba Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập năm 2004 gồm 10 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông (Việt Nam); Sekong, Attapeu, Saravan (Lào) và Stung Treng, Rattanak Kiri, Mondul Kiri (Cam-pu- chia). Năm 2009, ba nước nhất trí bổ sung thêm tỉnh Bình Phước (Việt Nam), tỉnh Kratie (Cam-pu-chia) và tỉnh Champasak (Lào).

Mục tiêu CLV nhằm tăng cường đoàn kết và hợp tác ba nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo góp phần giữ vững ổn định, an ninh của cả 3 nước. Hợp tác tập trung vào các lĩnh vực: giao thông vận tải, thương mại, điện lực, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và y tế.

Bên cạnh các cuộc Hội nghị Cấp cao, ba nước CLV đã nhất trí thành lập Uỷ ban điều phối chung, gồm 4 tiểu ban: kinh tế, xã hội - môi trường, địa phương, an ninh- đối ngoại. Mỗi nước cử một Bộ trưởng làm đồng Chủ tịch Uỷ ban và uỷ viên Uỷ ban điều phối gồm đại diện các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh trong Tam giác. Uỷ ban điều phối chung sẽ họp thường niên trên cơ sở luân phiên. Cho đến nay, CLV đã tổ chức 6 Hội nghị Cấp cao và 7 Hội nghị Ủy ban Điều phối.

- Hợp tác bốn nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam (CLMV) Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Nhật Bản, tháng 12/2003, Tokyo, Nhật Bản, Lãnh đạo cấp cao các nước Campuchia, Lào, Mi-an-ma và Việt

56

Nam (CLMV) đã nhất trí tổ chức Hội nghị cấp cao CLMV lần thứ nhất vào dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 10, cuối tháng 11/2004 tại Viên Chăn, Lào. Hội nghị đã thông qua “Tuyên bố Viên Chăn” về “Tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế giữa các nước CLMV”. Tuyên bố Viên Chăn khẳng định quyết tâm của các CLMV tăng cường hợp tác kinh tế với nhau và hội nhập trong các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mêkông, ASEAN và khu vực; đồng thời kêu gọi các nước và các tổ chức quốc tế tăng cường hỗ trợ bốn nước nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển.

Lĩnh vực hợp tác của khuôn khổ CLMV bao gồm: thương mại, đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, du lịch và phát triển nguồn nhân lực. CLMV khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân và doanh nghiệp các nước.

CLMV hiện có 7 nhóm công tác chuyên ngành do các nước thành viên điều phối, cụ thể Việt Nam điều phối nhóm công tác về thương mại - đầu tư, công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực; Cam-pu-chia điều phối nhóm công tác về du lịch; Lào điều phối nhóm công tác về giao thông; Mi-an -ma điều phối nhóm công tác nông nghiệp và công nghiệp - năng lượng.

Tính đến cuối năm 2014, CLMV đã tổ chức 6 Hội nghị Cấp cao và 4 Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế.

- Hợp tác du lịch đường bộ 3 nước Việt - Lào - Thái: 3 nước đã tổ chức 5 phiên họp kỹ thuật để cùng nghiên cứu, xúc tiến và quảng bá tuyến du lịch đường bộ từ Đông Bắc Thái Lan qua Trung Hạ Lào và miền Trung Việt Nam.

2.2.2.4. Hợp tác du lịch song phương và cơ chế:

- Với các nước đã ký Hiệp định

Hiện nay Du lịch Việt Nam đã ký kết khoảng 50 hiệp định hợp tác du lịch song phương với các nước là thị trường du lịch trọng điểm và trung tâm

57

giao lưu quốc tế như: một số nước Đông Bắc Á: Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, các nước trong khu vực Đông Nam Á, Ôtx-trây-li-a, Niu-di-lân, một số nước khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Âu. Đây là những nước theo thống kê có số lượt khách du lịch tới Việt Nam lớn và ổn định. Có thể lấy số lượt khách du lịch của Pháp đến Việt Nam là một ví dụ (Biểu đồ 2.3). Những con số có tăng có giảm, nhưng đều ở mức xê dịch gần nhau và mang tính chất tương đối ổn định qua các năm. Việt ký kết hợp tác song

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong việc xúc tiến hoạt động du lịch (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)