Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong việc xúc tiến hoạt động du lịch (Trang 40)

1.4.2.1 Vài nét về du lịch Thái Lan

Thái Lan nằm ở giữa bán đảo Đông Dương và phía bắc bán đảo Mã Lai. Từ lâu, Thái Lan đã được biết tới như là Vương quốc của những nụ cười, vương quốc của sự mê hoặc. Thái Lan là đất nước nổi tiếng với những di chỉ văn hóa lịch sử nổi tiếng, giàu bản sắc văn hóa. Với lối sống phóng khoáng, thân thiện của người dân, với những bãi biển và những khu nghỉ mát tuyệt đẹp, hàng năm, đất nước này thu hút một số lượng khách du lịch lớn trên thế giới. Khi đến với Thái Lan, người ta ngay lập tức nhận ra rằng, phong cảnh tuyệt đẹp nơi đây chỉ là một phần rất nhỏ của những gì mà xứ sở này phô bày, mà ẩn chứa trong nó còn là những giá trị văn hóa lịch sử lâu đời và phức tạp của đất nước này, một đất nước cổ xưa và đầy màu sắc. Người Thái sùng bái đạo Phật, luôn phấn đấu và bảo vệ luân lý đạo đức, luôn hướng tới làm việc thiện để tự tu thân, họ luôn thể hiện sự thân thiện, hiếu khách và dịu dàng, luôn giúp đỡ người khác. Đó chính là phong cách sống, là cách ứng xử thường ngày của người Thái và tạo nên một nét độc đáo, hấp dẫn đối với du khách. Một nghiên cứu về du lịch được thực hiện từ những năm 1990 - 1991, khảo sát tại 1450 đại lý du lịch của 40 thành phố lớn tại 26 quốc gia đã đánh giá: Thái Lan đứng đầu về mức độ thân thiện và có mức chi phí lưu trú thuộc hàng trung bình. Đánh giá về ẩm thực, Thái Lan được xếp hạng cao thứ 4 sau Pháp, Italia và Hồng Kông.

34

Như đã nói ở trên, người Thái vốn sùng bái đạo Phật. Có đến 94% dân số ở Thái Lan theo đạo Phật. Khi đến với quốc gia này, du khách sẽ bắt gặp chùa chiền ở khắp mọi nơi. Theo ước tính, ở nước Thái Lan có khoảng 2 vạn 7000 ngôi chùa với hơn 30 vạn sư. Các ngôi chùa ở đây luôn mở cửa để đón chào du khách và là một trong những điểm hấp dẫn khách du lịch khi đến với Thái Lan để trải nghiệm loại hình du lịch văn hóa hay du lịch tâm linh.

1.4.2.2. Kinh nghiệm phát triển hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch của Thái Lan

Năm 2002, Bộ Du lịch và Thể thao Thái lan được thành lập và Thái Lan đã tăng cường đẩy mạnh ngành du lịch. Nhận ra tầm quan trọng của ngành du lịch, Bộ này đã xây dựng chính sách xúc tiến du lịch nhằm phát triển du lịch bao gồm:

- Phát triển đồng thời xúc tiến du lịch bền vững ít chịu tác động nhất từ môi trường, tự nhiên, xã hội và văn hóa, bảo tồn các nguồn tự nhiên cho các thế hệ sau.

- Tăng cường phát triển du lịch về chất lượng thông qua phát triển và quản lý các nguồn du lịch tiềm năng.

- Tiêu chuẩn hóa sản phẩm du lịch để hấp dẫn du khách.

- Sử dụng những giá trị Thái đặc trưng để hình thành hình ảnh tiêu biểu cho từng vùng và từ đó thúc đẩy các giá trị đó cùng phát triển.

- Giới thiệu các sản phẩm du lịch khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trên cơ sở 5% lượng khách du lịch trở lại Thái Lan

- Xúc tiến quảng bá các sự kiện thể thao quốc tế trở thành một hoạt động du lịch chính.

- Phát triển quản lý hội nhập thông tin, quan hệ công chúng, quan hệ khách hàng thông qua sử dụng công nghệ thông tin.

35

Từ những nguyên lý này, các Kế hoạch xúc tiến du lịch được hình thành. Một trong những kế hoạch đó là mở rộng hợp tác quốc tế trong khu vực nhằm phát triển vùng du lịch. Thái Lan tăng cường hợp tác với các nước láng giềng nhằm định vị Thái Lan trở thành một cổng du lịch trong khu vực. Thúc đẩy Thái Lan trở thành một trung tâm nghiên cứu và đào tạo về du lịch.

Nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch của Thái Lan cũng rất được quan tâm. Năm 2010, Thái Lan dành 130 triệu USD cho xúc tiến du lịch. Năm 2012, nguồn kinh phí này tăng lên 237 triệu USD. Điều này góp phần giúp cho công tác xúc tiến du lịch có chiều sâu và đạt hiệu quả cao hơn.

Bên cạnh đó, họ đã thể hiện sự nhanh nhạy, nắm bắt được các yếu tố về văn hóa, tâm lý của khách du lịch quốc tế để có những chiến lược hợp tác cụ thể. Một ví dụ điển hình của hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch của Thái Lan nhắm tới những thị trường khách láng giềng. Tổng cục Du lịch Thái Lan đã phát hiện ra một xu hướng mới là du khách Việt sang Thái rất chuộng loại hình du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, khen thưởng, hội họp và triển lãm (du lịch MICE). Năm 2008 có gần 340.000 khách du lịch Việt Nam đã sang Thái Lan, tăng 42,6% so với 2007. Chính vì thế, họ đã nhanh nhạy tung ra gói du lịch mới trên để hút luồng khách này. Các cơ quan chức năng của Thái Lan đã tới ba thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh để hợp tác tổ chức chuỗi hội nghị thu hút khách du lịch và thương nhân. Tại đây, họ giới thiệu chiến dịch mới “Thêm một đêm, thêm nụ cười” nhằm kéo dài kỳ lưu trú của khách trong giai đoạn từ 7/2009 đến 09/2010. Ở hơn 3 đêm, khách sẽ được thêm 1 đêm nghỉ miễn phí.

Thời gian gần đây, Du lịch của Thái Lan đã gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề do những bất ổn trên chính trường Thái Lan, nhưng không thể phủ nhận được những kết quả mà Du lịch Thái Lan đã đạt được trong thời gian qua.

36

Hình 1.2: Hình ảnh xúc tiến du lịch Thái Lan

Nguồn: http:// www.tourismthailand.my 1.4.3. Kinh nghiệm của Xin-ga-po

1.4.3.1. Vài nét về du lịch Xin-ga-po

Nước Cộng hòa Xin-ga-po nằm phía Nam bán đảo Mã Lai, do đảo Xin- ga-po và 54 đảo nhỏ phụ cận hợp thành. Xin-ga-po nằm tại một trong những giao lộ của thế giới - điểm chỗ giao nhau của con đường huyết mạch trong vận chuyển hàng hải giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và eo biển Ma - lắc - ca. Đây là vị trí thuận lợi góp phần giúp Xin-ga-po phát triển trở thành một trung tâm quan trọng trong các lĩnh vực phát triển du lịch, thương mại, viễn thông.

Ngành du lịch trong nhiều giai đoạn đã là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế Xin-ga-po. Năm 1984, chính quyền Xin-ga-po đã có kế hoạch tạo ra những điểm thu hút khách du lịch với ngân sách dành cho ngành gia tăng 60%. Chính quyền Xin-ga-po đã có chính sách hợp tác với nhiều quốc gia

37

khác mở nhiều tuyến du lịch nối dài từ đất nước này sang các nước khác. Trong các hoạt động kinh tế, ngành du lịch được xem như một ngành công nghiệp sáng giá. Một trong những mục tiêu của ngành du lịch Xin-ga-po là thu hút những đối tượng có mức chi tiêu cao và những khách quốc tế đến đây tham dự các buổi hội nghị, các cuộc triển lãm.

1.4.3.2. Kinh nghiệm của Xing - ga - po

Với chính sách về du lịch linh hoạt, năng động, từ những năm 1970, Xin-ga-po đã có những kế hoạch hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch rất rõ ràng. Những năm 70, Xin-ga-po đã đưa ra kế hoạch xúc tiến du lịch cho Xin-ga-po trở thành một “Instant Asia - Châu Á ngay trước mắt bạn” nơi du khách có thể tìm thấy các nền văn hóa trong khu vực châu Á. Đến những năm 80, Xin-ga-po đưa ra kế hoạch xúc tiến du lịch với Xin-ga-po trở thành “a shopping paradise”- Thiên đường mua sắm. Đến những năm 1990, Xin-ga-po đặt mục tiêu xúc tiến đưa Xin-ga-po trở thành một “Asia’s Convention City” - Thành phố hội nghị của Châu Á - đối thủ cạnh tranh với Hồng Kông.

Kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch của Xin-ga-po cũng được quan tâm. Năm 2011, Xin-ga-po chi tới 171 triệu USD vào việc xúc tiến du lịch của nước nhà. Ngành Du lịch Xin-ga-po đã hợp tác với các nước trong khu vực để Xin-ga-po trở thành một “cổng du lịch”. Lập dự án hợp tác du lịch khu vực tam giác tăng trưởng: Indonesia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga- po. Tạo một hình ảnh mới về du lịch Xin-ga-po: “New Asia - Singapore”, với chiến lược này, ngành du lịch Xin-ga-po đã trở thành một điểm đến đẳng cấp thế giới, một trung tâm kinh doanh du lịch và một cổng nối về du lịch với châu Á. Một trong những chính sách của Xin-ga-po trong xúc

38

tiến hợp tác quốc tế phát triển du lịch là ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác về kinh tế, trong đó có biên bản ghi nhớ ký với Ấn Độ. Theo đó, Xin- ga-po và Ấn Độ sẽ thực hiện trao đổi nghệ sỹ, họ là những thành phần sẽ tham gia trình diễn nghệ thuật tại Xin-ga-po và tại Ấn Độ tại các festival nghệ thuật quốc tế của hai nước. Xin-ga-po cũng đã đơn giản hóa thủ tục cấp Visa cho người Trung Quốc và tạo điều kiện thuận lợi cho họ mang ngoại tệ khi đi du lịch tới Xin-ga-po (cho phép mang theo 5000 USD thay vì 2000 USD như trước kia). Xin-ga-po đã xây dựng các đại lý du lịch của họ ở nhiều nơi trên thế giới như: Kuala Lăm pua, Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2003) … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 1.3. Hình ảnh du lịch Xin-ga-po

39

1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Ngành Du lịch Việt Nam 1.4.4.1. Bài học về hợp tác trong xây dựng thương hiệu điểm đến 1.4.4.1. Bài học về hợp tác trong xây dựng thương hiệu điểm đến

Việc xây dựng thương hiệu điểm đến nhằm tạo sức cạnh tranh, thu hút khách du lịch cho mỗi quốc gia. Thương hiệu điểm đến bao gồm cả những yếu tố hữu hình như: logo, khẩu hiệu, quảng cáo, tập gấp… và những yếu tố vô hình như: các chiến lược quảng cáo, tổ chức sự kiện, các nỗ lực trong quan hệ công chúng… Việc xây dựng thương hiệu đòi hỏi phải hình thành được tính khác biệt, độc đáo riêng của mỗi điểm đến và cần sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành với nhau như: ngành văn hóa, ngành du lịch, ngành ngoại giao, ngành y tế, ngành xây dựng… và trong quá trình hợp tác, chúng ta phải thể hiện được thương hiệu của mình một cách rõ nét về nội dung, hình thức. Trong bối cảnh các nước trong khu vực có nhiều tương đồng về văn hóa, nhưng họ vẫn biết phát huy tối đa sức mạnh bản sắc văn hóa của mình, kết hợp với những yếu tố hiện đại để phát triển du lịch là một điều đáng để chúng ta học hỏi. Trong bối cảnh kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, việc hợp tác trong xây dựng thương hiệu điểm đến sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong xúc tiến du lịch. Thông qua sự khác biệt về văn hóa, chúng ta có thể hợp tác với các quốc gia xây dựng một chuỗi các cổng du lịch mà mỗi cổng có một thương hiệu điểm đến riêng, khác biệt.

1.4.4.2. Bài học về vận dụng linh hoạt các mối quan hệ trong hợp tác giữa các chủ thể

Để có hiệu quả công tác hợp tác quốc tế trong xúc tiến quảng bá du lịch không thể chỉ áp dụng cứng nhắc, riêng rẽ một loại chủ thể mà cần hợp tác giữa nhiều chủ thể, ví dụ như: chủ thể quốc gia với các chủ thể phi quốc gia như: các giải thi đấu thể thao: đua xe công thức 1, các giải thi đấu Golf quốc tế, hay các hội nghị quốc tế… Bởi khi triển khai một mối quan hệ hợp tác về du lịch trên thị trường quốc tế, thì cần ý thức được sự cạnh tranh gay gắt của

40

các đối thủ trên cùng thị trường, cố gắng làm nổi bật thế mạnh của mình để dành được ưu thế trong cạnh tranh.

1.4.4.3.Bài học về nắm bắt các yếu tố văn hóa, xã hội và các xu thế phát triển của thị trường mục tiêu

Đây là một trong những điều kiện để phát triển hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch. Việc nắm bắt được những yếu tố về văn hóa, xã hội và các xu thế phát triển của thị trường mục tiêu giúp cho các chủ thể có thể hiểu hơn về nhau, từ đó có chiến lược kịp thời, từ đó xây dựng các chương trình hợp tác phù hợp, có tính cạnh tranh. Được trang bị đầy đủ kiến thức văn hóa, xã hội về các chủ thể đồng thời cũng tạo điều kiện cho các chủ thể tự tin thực hiện chương trình hợp tác.

1.5. Tiểu kết

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi mà du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần cơ bản của con người, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế. Du lịch phát triển đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế, xã hội phát triển, tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân: khôi phục nhiều làng nghề, lễ hội truyền thống, các nét văn hóa đặc trưng... Ở nhiều nơi, hoạt động du lịch đã làm thay đổi cơ bản diện mạo đô thị, nông thôn và đời sống cộng đồng dân cư. Những hiệu quả đó lại tác động tích cực thúc đẩy toàn xã hội tham gia vào việc phát triển du lịch, tạo nhiều việc làm mới, góp phần tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo. Việc khai thác hiệu quả các mối quan hệ, hợp tác quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển du lịch. Trên cơ sở những điều kiện sẵn có và những kinh nghiệm từ các quốc gia khác, có thể đóng góp một phần nhỏ cho Ngành Du lịch Việt Nam nâng cao năng lực hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch theo một cách riêng của mình.

41 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH CỦA VIỆT NAM

2.1. Khái quát về hoạt động xúc tiến của du lịch Việt Nam

2.1.1. Khái quát về du lịch Việt Nam

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, trong những năm vừa qua, du lịch Việt Nam đã đạt được những bước tăng trưởng đáng kể. Năm 1990, ngành Du lịch Việt Nam đón 250.000 khách quốc tế, thì năm 2013 con số này đạt 7.572.352 lượt, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2012.

Theo mục tiêu của Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/2/2013, đến năm 2015, Du lịch Việt Nam sẽ thu hút 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Con số này cho đến cuối năm 2013, Du lịch Việt Nam đã đạt được cho thấy hình ảnh du lịch Việt Nam ngày càng trở nên quen thuộc, gần gũi trong mắt du khách quốc tế.

Theo danh sách giải thưởng Asia Destination Awards của Tạp chí Du

lịch danh tiếng TripAdvisor năm 2013, Việt Nam có tới 04 thành phố nằm

trong các điểm đến du lịch hấp dẫn của Châu Á do du khách quốc tế yêu thích bình chọn. Trong đó Hà Nội giành vị trí thứ 14, thành phố Hồ Chí Minh thứ 15, Hội An thứ 17 và Hạ Long thứ 25. Xếp hạng này dựa trên các tiêu chí gồm: sự nổi tiếng của điểm đến, sự yêu thích của du khách đối với địa danh đó và những điểm đến được đánh giá cao nhất. Với những nỗ lực của Ngành, trong thời gian vừa qua, Du lịch Việt Nam đã từng bước chiếm được tình cảm trong lòng du khách.

42

Không thể phủ nhận Du lịch phát triển đã góp phần thúc đẩy các ngành

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong việc xúc tiến hoạt động du lịch (Trang 40)