Điều kiện về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong việc xúc tiến hoạt động du lịch (Trang 32 - 34)

Ngành du lịch là ngành thu hút nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, khi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về cả số lượng và chất lượng.

26

Mặc dù ngành Du lịch có liên quan đến nhiều ngành và các lĩnh vực khác nhau nhưng về bản chất ngành du lịch bao gồm một số lĩnh vực kinh doanh nhất định và chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch. Các nhóm lao động trong ngành có thể phân ra thành 3 nhóm: nhóm lao động có chức năng quản lý nhà nước về du lịch, nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch và nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch.

Để triển khai hoạt động du lịch cần có sự tham gia của các nhóm lao động trên với nhiều nghề khách nhau cùng tham gia. Yêu cầu đối với nhân lực nói chung của ngành du lịch là: phải có trình độ chuyên môn cao, tỷ mỉ, có kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với từng vị trí, được đào tạo có hệ thống, có bài bản, thường xuyên và liên tục được cập nhật kiến thức.

Với ý nghĩa của nguồn nhân lực du lịch như vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần phải có chiến lược quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch nói chung hay cho công tác xúc tiến du lịch nói riêng với những nội dung sau:

Thứ nhất cần dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực từ đó có định hướng

cho việc đào tạo. Để đào tạo hiệu quả nguồn nhân lực cho ngành thì việc nắm bắt nhu cầu đào tạo là rất quan trọng. Đây là cơ sở cho các cơ sở đào tạo xây dựng mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo nguồn nhân lực, nội dung đào tạo, phương thức đào tạo…

Thứ hai là xác định cơ cấu nguồn nhân lực đề có định hướng về cơ cấu

đào tạo, tránh sự mất cân bằng giữa cung và cầu về lao động trên thị trường và tránh lãng phí.

Thứ ba là nội dung trong chương trình đào tạo nguồn nhân lực cần phải

27

chuẩn nghề quốc tế đã được xây dựng như: Bộ tiêu chuẩn năng lực chung trong ASEAN về nghề Du lịch (ACCSTP). Vì vậy đây là việc rất cần thiết để ngành Du lịch Việt Nam có thể bắt kịp với du lịch các nước khác trong khu vực.

Thứ tư là việc đầu tư các cơ sở đào tạo du lịch và hình thức đào tạo.

Việc xây dựng các cơ sở đào tạo du lịch phụ thuộc và tiềm năng du lịch của mỗi quốc gia, mỗi vùng.

Cuối cùng là công tác đào tạo, nâng cao trình độ cần được quan tâm

thường xuyên. Đây là cơ hội để tăng cường chất lượng nguồn nhân lực của Ngành phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

Bên cạnh đó, đối với nhân lực làm việc trong lĩnh vực hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch ngoài những kiến thức chuyên môn cần nắm vững, đòi hỏi cần phải sử dụng thông thạo các ngoại ngữ thông dụng, có kinh nghiệm và kiến thức trong quan hệ quốc tế, có kiến thức về văn hóa, xã hội của các nước, có kinh nghiệm trong giao tiếp và đàm phán.

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong việc xúc tiến hoạt động du lịch (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)