Giới thiệu khái quát về UBND thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng sự gắn bó của cán bộ công chức, viên chức tại cơ quan UBND thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 62)

Hình 3.1 Bản đồ thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Thành phố Vinh là đô thị lớn nằm ở phía Đông - Nam của tỉnh, có tọa độ địa lý từ 18°38'50” đến 18°43’38” vĩ độ Bắc, từ 105°56’30” đến 105°49’50” kinh độ Đông. Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam giáp huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên. Vinh cách thủ đô Hà Nội hơn 300 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.400 km về phía Nam. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ trung bình 24°C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42.1°C, nhiệt độ thấp

tuyệt đối 4°C. Tổng diện tích tự nhiên là 104,97 km2, dân số là 306.000 người; trong đó khu vực nội thành gồm 16 phường và 9 xã ngoại thành.

Thành phố Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là trung tâm tổng hợp của tỉnh Nghệ An, trung tâm kinh tế, văn hóa vùng, đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các vấn đề trọng điểm về kinh tế của Nghệ An và vùng Bắc trung bộ. Thành phố Vinh nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền Myanma - Thái Lan - Lào - Việt Nam -

Biển Đông. Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế. Với vị trí đó, thành phố Vinh - Nghệ An đóng vai trò quan trọng trọng giao lưu: kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nước khác trong khu vực. Vinh là thành phố của quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh

UBND thành phố Vinh là đơn vị hành chính cấp thành phố thuộc tỉnh Nghệ An được thành lập ngày 10/10/1963 theo QĐ 148 CP. UBND thành phố Vinh có 12 phòng chuyên môn bao gồm: Văn phòng HĐND-UBND, Phòng Nội vụ, Phòng Tư pháp, Phòng Lao động thương binh và Xã hội, Thanh tra thành phố, Phòng Y tế, Phòng Văn hoá, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng kinh tế, Phòng Giáo dục, Phòng quản lý đô thị.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của UBND thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Chủ tịch

UBND thành phố

Phó Chủ tịch

Phụ trách Văn hóa–Xã hội Phó Chủ tịch

Phụ trách Kinh tế

- Phòng kinh tế - Phòng quản lý đô thị - Phòng Tài nguyên & Môi trường - Văn phòng HĐND & UBND - Phòng Tài chính & Kế hoạch - Phòng Nội vụ - Phòng Tư pháp - Phòng thanh tra - Phòng Văn hóa - Phòng Lao động TB & Xã hội - Phòng Y tế - Phòng Giáo dục

3.1.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

3.1.2.1 Phòng Nội vụ

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua - khen thưởng.

3.1.2.2 Phòng Tư pháp

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

3.1.2.3 Phòng Tài chính - Kế hoạch

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về; Tài chính; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.

3.1.2.4 Phòng Tài nguyên và Môi trường

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; biển và hải đảo (đối với các huyện có biển, đảo).

3.1.2.5 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.

3.1.2.6 Phòng Văn hóa

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin.

3.1.2.7 Phòng Giáo dục

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

3.1.2.8 Phòng Y tế

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình.

3.1.2.9. Thanh tra thành phố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

3.1.2.10 Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Tham mưu tổng hợp cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về: Hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức.

3.1.2.11 Phòng Kinh tế

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại;

3.1.2.12 Phòng Quản lý đô thị

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông.

3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện công tác quản lý cán bộ công chức, viên chức, hợp đồng lao động. công chức, viên chức, hợp đồng lao động.

3.1.3.1 Thuận lợi

- Được sự quan tâm của UBND Tỉnh, các Sở ngành cấp tỉnh và Thành ủy Vinh; đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người hợp đồng lao động có trình độ, năng lực, có ý thức trách nhiệm, đoàn kết, nhất trí trong công việc và triển khai hoạt động tương đối đều tay.

- Tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở được củng cố kịp thời ổn định và hoạt động có hiệu quả.

3.1.3.2 Khó khăn

- Về phê duyệt chỉ tiêu biên chế: Hàng năm, UBND tỉnh phê duyệt và có văn bản giao định biên cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc thành phố còn chậm, nhất là trong lĩnh vực biên chế ngành giáo dục.

- Công tác tuyển dụng công chức, viên chức chưa được cải cách thủ tục hành chính hợp lý dẫn đến việc tuyển dụng, tiếp nhận, bố trí viên chức không kịp thời ảnh hưởng việc phân công bố trí công chức trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo chức danh viên chức trong các đơn vị. Cụ thể, công tác tuyển dụng công chức, viên chức cần qua nhiều bước như sau:

+ Mặc dù biên chế đã được giao nhưng khi thiếu biên chế, cần tuyển dụng (số thiếu nằm trong số định biên đã được tỉnh giao), UBND Thành phố vẫn tiếp tục xây dựng kế

hoạch tuyển dụng trình xin UBND tỉnh; khi có ý kiến cho phép của UBND tỉnh bằng văn bản UBND Thành phố mới được thực hiện quy trình tuyển dụng.

+ Một số văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên chưa đồng bộ, còn bất cập nhưng chưa có hướng dẫn kịp thời dẫn đến quá trình sử dụng, quản lý công chức, viên chức còn nhiều lúng túng, như Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức; Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức; Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 27/01/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về số lượng, chức danh và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 76/2012/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quy định một số chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An, … 3.2 Tình hình cán bộ công chức, viên chức tại cơ quan UBND thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Việc tuyển dụng công chức vào Cơ quan UBND Thành phố, thực hiện theo các quy định tại Luật cán bộ, công chức ngày 13/11/2008, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Cụ thể, hàng năm, thực hiện theo yêu cầu của Sở Nội vụ, UBND Thành phố xây dựng kế hoạch tuyển dụng gửi các phòng chuyên môn đăng ký nhu cầu tuyển dụng theo tiêu chuẩn và vị trí việc làm, trình UBND thành phố họp phê duyệt, lập danh sách gửi Hội đồng tuyển dụng công chức tỉnh. Các quy trình tuyển dụng tiếp theo như thông báo tuyển dụng, hình thức tuyển dụng do Sở Nội vụ quyết định và thực hiện. Sau khi có quyết định tuyển dụng của Sở Nội vụ, UBND Thành phố tiến hành tiếp nhận và quyết định bố trí công chức vào công tác tại các phòng chuyên môn theo nhu cầu đã đăng ký. UBND Thành phố đang hết sức tiết kiệm biên chế để có điều kiện tuyển dụng những công chức có chất lượng cao bổ sung cho các phòng thực sự có nhu cầu

UBND thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã đi vào hoạt động được hơn 52 năm. Hiện nay số lượng cán bộ công chức, viên chức tại cơ quan là 232 người trong đó số lượng công chức là 147 người chiếm tỷ lệ 63,36%, số lượng viên chức là 85 người chiếm tỷ lệ 36,64%. Chủ yếu CBCC,VC làm việc tại cơ quan UBND thành phố Vinh là lao động có trình độ từ Cao đẳng, Đại học và trên Đại học.

3.3 Kết quả phân tích định lượng 3.3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 3.3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Như đã trình bày các chương trước, đối tượng nghiên cứu là cán bộ công chức, viên chức làm việc tại cơ quan UBND thành phố Vinh. Việc thu thập thông tin các câu hỏi được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của các nhân viên, thời gian hoàn tất việc thu thập số liệu là 02 tháng (từ ngày 05/02/2015 đến ngày 05/04/2015).

Số mẫu được phát ra là 232 mẫu, số mẫu thu về được là 232 mẫu, số mẫu qua gạn lọc do khách hàng điền không đầy đủ thông tin các câu hỏi và mẫu trả lời không hợp lệ là 02 mẫu. Vậy số mẫu thực hiện nghiên cứu là 230 mẫu. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu như sau (xem phụ lục số 07)

- Về giới tính:

Bảng 3.1 trình bày kết quả thống kê mẫu theo giới tính. Kết quả cho thấy trong tổng số 230 quan sát, có 119 quan sát là nam chiếm tỷ lệ 51,7%/tổng mẫu và 111 nữ chiếm tỷ lệ 48,3%/tổng mẫu

Bảng 3.1 Thống kê giới tính trong mẫu nghiên cứu

Giới tính Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

Nam 119 51,7

Nữ 111 48,3

Tổng 230 100

Nguồn tính toán của tác giả) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về trình độ học vấn:

Bảng 3.2 trình bày kết quả thống kê mẫu theo trình độ học vấn. Kết quả cho thấy trong tổng số 230 quan sát, có 04 quan sát có trình độ phổ thông chiếm tỷ lệ 1,7 % / tổng mẫu; có 70 quan sát có trình độ trung cấp và cao đẳng chiếm tỷ lệ 30,4% / tổng mẫu; có 142 quan sát có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 61,7% / tổng mẫu; có 14 quan sát có trình độ trên đại họcchiếm tỷ lệ 6,1% / tổng mẫu.

Bảng 3.2 Thống kê trình độ học vấn trong mẫu nghiên cứu

Trình độ học vấn Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Phổ thông 4 1,7 Trung cấp – Cao Đẳng 70 30,4 Đại học 142 61,7 Trên Đại học 14 6,1 Tổng 230 100

- Về độ tuổi:

Bảng 3.3 trình bày kết quả thống kê mẫu theo độ tuổi. Kết quả cho thấy trong tổng số 230 quan sát, độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi có 58 quan sát chiếm 25,2%; độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi có 95 quan sát chiếm 41,3%; độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi có 67 quan sát chiếm 29,1%; độ tuổi từ 51 đến 60 tuổi có 10 quan sát chiếm 4,3%.

Bảng 3.3 Thống kê độ tuổi trong mẫu nghiên cứu

Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

Từ 18 đến 30 tuổi 58 25,2

Từ 31 đến 40 tuổi 95 41,3

Từ 41 đến 50 tuổi 67 29,1

Từ 51 đến 60 tuổi 10 4,3

Tổng 230 100

( Nguồn tính toán của tác giả)

- Về thâm niên công tác

Bảng 3.4 trình bày kết quả thống kê mẫu theo thâm niên công tác. Kết quả cho thấy trong tổng số 230 quan sát, có 09 quan sát có thời gian công tác dưới 1 năm

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng sự gắn bó của cán bộ công chức, viên chức tại cơ quan UBND thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 62)