Nguyên tắc khi hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại nhà máy dệt quân đội lào (Trang 55 - 58)

Để có thể đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Nhà máy dệt quân đội Lào cách hiệu quả và khả thi, thì quá trình này phải tuân theo một số nguyên tắc sau:

Nguyên tắc chung trong mối quan hệ với mọi hoạt động của đơn vị

- Luôn nắm vững đặc điểm, nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị cũng như nhiệm vụ, kế hoạch, những chủ trương đặt ra đối với ngành điện. Nắm vững chức năng, nhiệm vụ của kế toán để công tác kế toán được tổ chức sao cho khoa học và đảm bảo tính hiệu quả.

- Biện pháp phải được dựa trên cơ sở áp dụng sáng tạo, linh hoạt các quy định của Nhà nước về chế độ kinh doanh nói chung, chế độ kế toán nói riêng, và phù hợp với điều kiện đặc điểm tại đơn vị.

- Biện pháp phải đảm bảo khả thi áp dụng vào thực tế Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán NVL

Nguyên tắc thống nhất: Việc sử dụng chứng từ kế toán về nhập kho vật tư và chứng từ ghi nhận thanh toán với người bán, việc lựa chọn sổ để kế toán chi tiết, tổng hợp vật tư, lựa chọn TK cấp 1,2… phải căn cứ vào chế độ kế toán hiện hành, do Bộ Tài chính ban hành số lượng số 15/2006 ngày 20 tháng 3 năm 2006.

Nguyên tắc thích ứng: Đơn vị phải dựa vào đặc điểm NVL riêng có của mình để lựa chọn phương pháp hạch toán chi tiết NVL, các TK NVL, phương pháp tính giá thích hợp. Đơn vị phải dựa vào đối tượng hạch toán chi phí cũng như yêu cầu quản lý để thiết kế và lập bảng phân bổ thích hợp.

Nguyên tắc chung trong hạch toán NVL tại đơn vị:

Nguyên tắc giá gốc: Trong chuẩn mực kế toán Lào số 02 về tồn kho cũng quy định rõ,hàng tồn kho phải tính theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Nguyên tắc thận trọng: Vì kết quả của việc đánh giá nguyên vật liệu sẽ tác động trực tiếp lên chỉ tiêu đánh giá vốn hàng bán nên khi đánh giá nguyên vật liệu cần phải chú ý tới từng yếu tố ảnh hưởng như: giá gốc nguyên vật liệu, phương pháp tính giá xuất nguyên vật liệu… nhằm đảm bảo không bỏ sót một khoản mục chi phí nào. Theo nguyên tắc này, trong Lào - 02 cũng quy định: trường hợp giá trị thuần có thể thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được, trong đó giá trị thuần có thể thực hiện

được là: giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Việc qui định giá trị thuần có thể thực hiện được cho phép thực hiện mục đích dự trữ nguyên vật liệu, lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu. Từ đó có thể đảm bảo được nhu cầu sử dụng và dự trữ ở mức thích với điều kiện sản xuất kinh doanh.

Nguyên tắc phù hợp

Theo nguyên tắc này, tất cả các giá phí phải gánh chịu trong việc tạo ra doanh thu, bất kể là giá phí xuất hiện ở kỳ nào, nó phải phù hợp với kỳ mà trong đó doanh thu được ghi nhận. Đây là một nguyên tắc hướng dẫn rất quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến lựa chọn các phương pháp tính giá xuất NVL thích hợp. Khi lựa chọn các phương pháp đó, ra phải xem xét đến yếu tố phù hợp giữa dòng luân chuyển của chi phí và doanh thu ghi nhận do chi phí đó tạo ra, và sự phù hợp giữa giá nhập vào và giá xuất ra của NVL.

Nguyên tắc nhất quán

Nguyên tắc nhất quán bao hàm y nghĩa là một phương pháp kế toán một khi đã được chấp nhận, thì không nên thay đổi theo từng thời kỳ. Theo nguyên tắc này, cần phải áp dụng nhất quán một phương pháp tính giá phù hợp cho mỗi loại NVL có cùng đặc tính và mục đích sử dụng đối với doanh nghiệp. Mục đích này đảm bảo

sự so sánh có ý nghĩa dựa trên số liệu HTK trên các báo cáo của một doanh nghiệp từ kỳ này qua kỳ khác.

Một phần của tài liệu Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại nhà máy dệt quân đội lào (Trang 55 - 58)