Kế toán nguyên vật liệu theo hệ thống kế toán Mỹ

Một phần của tài liệu Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại nhà máy dệt quân đội lào (Trang 40 - 46)

Các phương pháp quản lý nguyên vật liệu

Kế toán Mỹ cũng áp dụng hai hình thức quản lý NVL là kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu hầu hết các công ty cần các thông tin cập nhật về NVL nhằm tránh được sự thiếu hụt, mất mát, tồn đọng quá nhiều về NVL. Hơn

nữa, để có kế hoạch tài chính cho việc mua sắm, cung cấp NVL thì các công ty thường xuyên có sửa đổi (modified perpetual inventory)

sử dụng phương pháp này, kế toán trong doanh nghiệp tiến hành ghi chép số lượng NVL tăng, giảm trong kỳ theo số lượng (chỉ theo số lượng) trên sổ chi tiết cho từng loại NVL. Quá trình này cho phép doanh nghiệp có thể xác định được mức độ tồn kho vào bất kỳ thời điểm nào của quá trình kinh doanh.

Các phương pháp tính giá NVL:

Có thể nói, việc xây dựng hệ thống các phương pháp xác định giá trị NVL của Việt Nam và của Mỹ có nhiều điểm tương đồng. Trong hệ thống kế toán Mỹ việc xác định giá trị đầu vào của NVL cũng dựa trên chi phí thực tế phát sinh theo các nguồn nhập khác nhau, chỉ có khác biệt duy nhất là Mỹ không áp dụng luật thuế giá trị gia tăng. Kế toán Mỹ cũng áp dụng 4 phương pháp tính giá trị NVL xuất kho bao gồm:

Phương pháp giá thực tế đích danh Phương pháp giá đơn vị bình quân Phương pháp nhập trước, xuất trước Phương pháp nhập sau, xuất trước

Đánh giá NVL theo mức giá thấp hơn giá thực tế hoặc giá thị trường

Xuất phát từ một thực tế của nguyên tắc giá phí là việc giá trị NVL có thể thấp hơn giá thực tế ban đầu của chúng. Hơn nữa, để đảm bảo nguyên tắc thận trọng, NVL nếu giảm sút tính hữu dụng

của chúng sẽ bị đánh giá thấp hơn giá thực tế hoặc giá thị trường thay cho việc đánh giá theo giá thực tế. Đây cũng là một trình tự và thủ tục cần thiết phải được áp dụng để ghi nhận các trường hợp lỗ hoặc mất có thể xảy ra khi chúng có khả năng xuất hiện. Việc ghi chép tăng thu nhập, hay lợi nhuận cũng chỉ được tiến hành khi có minh chứng chắc chắn, sự giảm giá trị NVL so với giá gốc cũng phải được ghi chép phản ánh trên sổ kế toán của doanh nghiệp. Để xác định giá trị sổ của NVL khi có sự giảm giá thì có một trong các phương pháp sau:

Phương pháp đánh giá NVL theo từng mặt hàng

Phương pháp đánh giá NVL theo nhóm hàng chủ yếu Phương pháp đánh giá NVL theo phương pháp ước tính + Phương pháp ước tính theo giá bán lẻ

+ Phương pháp ước tính theo lãi gộp

1.5.2.2. Kế toán nguyên vật liệu theo hệ thống kế toán Pháp

Các phương pháp quản lý nguyên vật liệu

Theo hệ thống kế toán này các doanh nghiệp cũng sử dụng hai phương pháp là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ, nhưng chủ yếu sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ còn phương pháp kê khai thường thì về nguyên tắc chỉ sử dụng trong kế toán phân tích (kế toán quản trị). Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp muốn theo dõi một cách thường xuyên, liên tục tình hình nhập xuất, tồn kho trên sổ kế toán, thì hệ thống kế toán tổng quát

năm 1982 của Pháp cho phép các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.

Các phương pháp tính giá nguyên vật liệu:

Giá nhập kho vẫn được xác định dựa trên cơ sở giá gốc, thực tế bao gồm giá thỏa thuận và phụ phí mua, trong đó phụ phí mua chính là chi phí chuyên chở, chi phí bảo hiểm, tiền thuê kho bãi để hàng, lương nhân viên mua hàng… Pháp áp dụng thuế GTGT, quy định về tính thuế GTGT nhìn chung giống Việt Nam

Đối với giá xuất kho và giá tồn kho cuối kỳ thì chỉ áp dụng 3 phương pháp tính giá sau:

- Phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ - Phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập - Phương pháp giá nhập trước - xuất trước

Như vậy, trong hệ thống kế toán của mình thì Pháp đã loại trừ phương pháp tính giá nhập sau - xuất trước. Việc loại bỏ này được thực hiện từ trước khi có quy định sửa đổi về chuẩn mực hàng tồn kho mới của quốc tế ban hành cuối năm 2003.

Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu

Vào thời điểm kiểm kê cuối năm (trước khi lập báo cáo kế toán của năm), nếu NVL bị giảm giá (giá thực tế trên thị trường thấp hơn giá đang ghi sổ kế toán) hoặc hàng bị lỗi thời mà doanh nghiệp có thể phải bán thấp hơn hòa vốn, thì cần căn cứ vào giá bán hiện hành, đối chiếu với giá vốn của từng mặt hàng để lập phòng. Cuối niên độ kế toán sau, căn cứ vào giá cả thị trường, đối chiếu với

giá ghi sổ kế toán của từng mặt hàng để dự kiến mức dự phòng mới và tiến hành điều chỉnh mức dự phòng đã lập năm trước về mức dự phòng phải lập năm nay. Nếu mức dự phòng mới lớn hơn mức dự phòng đã lập thì tiến hành lập bổ sung số chênh lệch, ngược lại thì hoàn nhập.

Như vậy, nếu xét về bản chất thì kế toán NVL theo hệ thống kế toán Pháp, Mỹ hay Việt Nam là tương đối giống nhau. Tuy có một số điểm khác biệt là do sự khác nhau về đặc điểm kinh tế và kinh doanh của mỗi nước. Trong hệ thống kế toán Pháp đã loại trừ phương pháp tính giá LIFO. Việc này được thực hiện từ trước khi có quy định sửa đổi về chuẩn mực hàng tồn kho mới của quốc tế, điều đó cho thấy việc loại trừ này là một hướng đi đúng, đồng thời cũng là một gợi ý cho Việt Nam, bởi hệ thống kế toán Việt Nam kế thừa rất nhiều đặc điểm của hệ thống kế toán Pháp. Bên cạnh đó, cả hệ thống kế toán Mỹ và Pháp đều rất coi trọng phương pháp kiểm kê định kỳ trong hạch toán hàng tồn kho. Điều đó có thể xuất phát từ mục đích giảm nhẹ công việc kế toán, và với sự hỗ trợ đắc lực của các công cụ hiện đại làm cho việc quản lý NVL trở nên chính xác và giảm tối đa sự nhầm lẫn trong kiểm kê. Tuy nhiên, phương pháp kiểm kê định kỳ hay kê khai thường xuyên đều có những ưu điểm riêng, phù hợp với từng loại NVL khác nhau. Do đó, việc quy định cực đoan một trong hai phương pháp sẽ làm giảm đi tính năng động và linh hoạt vốn có của đối tượng kế toán. Chính vì thế mà trong hệ thống kế toán Mỹ còn quy định một trường hợp mở rộng

"phương pháp kê khai thường xuyên sửa đổi". Trong điều kiện công nghệ thông tin đang phát triển như ngày nay, thì xu hướng này là rất phù hợp với Việt Nam.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại nhà máy dệt quân đội lào (Trang 40 - 46)