• Nội dung phương pháp:
Đây là phương pháp căn cứ vào kết quả kiểm kê cuối kỳ để xác định trị giá NVL tồn kho và tính ra giá trị vật tư xuất trong kỳ rồi ghi sổ tổng hợp. Theo phương pháp này, doanh nghiệp chỉ theo dõi biến động tăng trên sổ tổng hợp, các TK hàng tồn kho chỉ phản ánh dư đầu kỳ, cuối kỳ, kết chuyển tồn cuối kỳ. Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng thích hợp ở các đơn vị thương mại kinh doanh, các mặt hàng có giá trị thấp, số lượng lớn, nhiều chủng loại quy cách (Công ty Bách hóa, công ty thực phẩm…) và các đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ chỉ sản xuất và tiêu thụ duy nhất một loại sản phẩm.
• Chứng từ và tài khoản sử dụng:
Hệ thống chứng từ sử dụng giống như với phương pháp kê khai thường xuyên.
Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 611 - "Mua hàng". Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị thực tế của số vật tư mua vào, xuất trong kỳ. Kết cấu của TK này như sau:
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế NVL tồn kho đầu kỳ
- Trị giá thực tế NVL mua vào trong kỳ, hàng bán trả lại… Bên Có:
- Trị giá NVL đã gửi bán nhưng chưa xác định tiêu thụ trong kỳ
- Trị giá vật tư trả lại cho người bán hoặc được giảm giá - Trị giá thực tế NVL tồn cuối kỳ
TK 611 không có số dư cuối kỳ, và được chi tiết thành các TK cấp 2:
TK 6111: Mua NVL TK 6112: Mua hàng hóa
- TK 152, TK 151: Chỉ phản ánh giá trị vật tư tồn đầu kỳ, giá trị vật tư tồn cuối kỳ theo kết quả kiểm kê định kỳ.
• Trình tự kế toán tổng hợp tình hình luân chuyển NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Sơ đồ 1.5. Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ. TK 151,152 TK 611 1 TK 515 TK 111,112,331 2a2 2a1 TK 133 TK 111,112,331 2b1 TK 133 TK 621,627,641... 2b2 TK 151,152 3
Chú giải:
1: Kết chuyển giá trị vật tư tồn đầu kỳ 2a: NVL tăng trong kỳ
2a1: Trị giá NVL mua trong kỳ
2a2: Chiết khấu thanh toán được hưởng 2a3: Tăng NVL do nguyên nhân khác 2b: NVL giảm trong kỳ
2b1: Chiết khấu thương mại, giảm giá được hưởng 2b2: Trị giá vật tư tồn cuối kỳ