Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trần thùy mai từ góc nhìn văn hóa (Trang 97)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống với đối tượng trung tâm của cuộc sống là con người qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Bởi vậy nhân vật văn học không phải là những con người bằng xương bằng thịt của cuộc sống, được các nhà văn bê nguyên xi từ đời thực vào mà “là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả.” [10; 28]. Nhân vật văn học là nhân tố quan trọng đối với mọi thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết và truyện ngắn. Nhà văn xây dựng nhân vật nhằm khái quát những quy luật về đời sống con người và thể hiện quan niệm của mình về con người. Trần Thùy Mai từng tâm sự về những nhân vật của mình: “Thường tôi chỉ bắt đầu viết khi nhân vật nữ trung tâm của truyện được hình thành trong tâm trí tôi, với nét đặc thù tính cách của cô ta. Điều tôi bận tâm nhất, chính là bức chân dung riêng biệt của cô ấy, với tôi đấy là điều quan trọng nhất trong tác phẩm” [25; 4]. Tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai, chúng tôi thấy đó là một thế giới nhân vật được soi chiếu từ những giá trị văn hóa. Trong tác phẩm của chị, có rất ít những kiểu người ích kỉ, vụ lợi, thực dụng, tàn nhẫn vô tâm. Nhân vật của chị cũng không mang tính điển hình cho ý nghĩa xã hội rộng lớn mà chứa đựng chiều sâu của sự suy ngẫm, sự tinh tế của tâm trạng, cảm xúc, là những phản ứng tâm thức kín đáo, những nỗi đau tinh thần rất cụ thể. Vẻ đẹp tâm hồn, sự hướng thiện của nhân vật đã tạo nên giá trị nhân văn cho truyện ngắn Trần Thuỳ Mai. Người đọc có thể thấy được chiều sâu văn hoá của những trạng thái tâm lí, tính cách... nhân vật Trần Thùy Mai xây dựng.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trần thùy mai từ góc nhìn văn hóa (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)