Các cách tiếp cận trong nghiên cứu văn học

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trần thùy mai từ góc nhìn văn hóa (Trang 29 - 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.1Các cách tiếp cận trong nghiên cứu văn học

Nghiên cứu văn học đã trải qua quá trình lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu. Vì vậy, có nhiều phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học theo nhiều quan điểm khác nhau. Phương pháp nghiên cứu theo quan điểm ngữ văn thiên về việc giảng giải từ ngữ, phân tích văn pháp, chưa chú ý tới những vấn đề có liên quan đến nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học. Cách nghiên cứu theo phân tâm học Feurd chỉ tập trung khám phá những ẩn ức tâm lí, ẩn ức tình dục ẩn tàng trong tác phẩm mà chưa chú ý đến những thành tựu về nghệ thuật. Chủ nghĩa cấu trúc thì chỉ phân tích “cái biểu đạt” (hình thức) bỏ qua “cái được biểu đạt” (nội dung). Những người theo chủ nghĩa xã hội học dung tục thì chỉ biết đối chiếu một cách máy móc hiện thực

25

khách quan với nội dung tác phẩm văn học. Chủ nghĩa ấn tượng lại có quan niệm “tác phẩm văn học nghệ thuật không phải đi sâu khám phá bản chất hiện thực mà chẳng qua chỉ ghi dấu lại những ấn tượng trong phút giây ban đầu của người nghệ sĩ trước hiện thực” và vì thế “nghiên cứu tác phẩm cũng chỉ cần đi sâu khám phá ấn tượng ấy” [66; 34]. Mỗi phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học đều có những thế mạnh cũng như hạn chế riêng, không phương pháp nào là ưu việt hoàn toàn. Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp đúng đắn, có khả năng bao quát nhiều phương pháp khác sẽ giúp cho người nghiên cứu có được chìa khóa để thành công, mở được cánh cửa vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Đặc biệt ngày nay, trong xu thế hội nhập, cùng phát triển với những tiến bộ của nghiên cứu văn học và thời đại, với những cải tổ và cải cách, đổi mới ở Việt Nam và trên toàn cầu, cần có một cách nhìn, cách đánh giá mới hơn, hữu hiệu, chân xác, khoa học hơn về tác phẩm văn chương.

Một trong những người khởi xướng cho xu hướng tiếp cận văn học bằng văn hóa học là Mikhail. M. Bakhtin – Giáo sư văn học người Nga thuộc Đại học Sarask. Bakhtin quan niệm: “Trước hết khoa học nghiên cứu văn học cần phải gắn bó chặt chẽ với lịch sử văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài cái bối cảnh nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại. Không được tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hóa, cũng như không được như người ta vẫn làm, và trực tiếp gắn bó với các nhân tố xã hội – kinh tế, vượt qua đầu văn hóa. Những nhân tố xã hội – xã hội tác động tới toàn bộ văn hóa nói chung, và chỉ thông qua văn hóa, mới tác động được tới văn học” (M. Bakhtin, Mỹ học sáng tạo ngôn từ). Đây là quan điểm đề cao vai trò của văn hóa. Năm 1940, ông đã viết một công trình để rồi 25 năm sau (năm 1965) mới được xuất bản: Sáng tác của Francois Rabelais với văn hóa dân gian thời Trung đại và Phục hưng. Trong công trình này, lần đầu tiên M.Bakhtin dùng quan điểm văn hóa để phân tích tác phẩm của nhà văn nổi tiếng Rabelais. Những quan điểm của M. Bakhtin đã có tác động rất to lớn tới giới phê bình văn học phương Tây. Và những nhà nghiên cứu văn học cùng có quan điểm coi những phân tích, lý giải của M. Bakhtin là những bước khởi đầu cho một phương pháp mà rất có

26

ưu thế hiện nay: phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa. Nguyên tắc của phương pháp này là không chỉ đi tìm ảnh hưởng của văn hóa đương thời đối với văn học mà còn truy nguyên đến các truyền thống văn hóa xa xưa của cộng đồng.

Phương pháp tiếp cận văn hóa học lấy con người làm trung tâm để xây dựng hệ thống vấn đề miêu tả tác phẩm. Con người với tư cách là một thực thể văn hóa bao giờ cũng tồn tại trong ba mối quan hệ căn bản: quan hệ với môi trường tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân mình. Trong các quan hệ ứng xử, con người luôn có ý thức lựa chọn những giá trị. Trong tiến trình phát triển của mình, con người không ngừng tìm kiếm, xác lập các nguyên tắc ứng xử cho ba mối quan hệ này. Đến lượt mình, các quan hệ ứng xử ấy luôn chi phối các phương diện thi pháp của một tác phẩm văn học. Vì vậy, nghiên cứu tác phẩm văn học theo quan điểm văn hóa học là vận dụng những tri thức về văn hóa để nhận diện và giải mã các yếu tố thi pháp của tác phẩm. Tiếp cận văn hóa học thực chất là phương pháp tiếp cận liên ngành, nơi yêu cầu vận dụng tổng hợp các tri thức về lịch sử, nhân học, tôn giáo, khảo cổ,… để giải mã các hiện tượng thi pháp tác phẩm văn học. Tiếp cận văn hóa học không đứng tách biệt hoàn toàn với các phương pháp tiếp cận khác, mà ở nó có sự giao thoa của nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên nó vẫn có những nguyên tắc riêng.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trần thùy mai từ góc nhìn văn hóa (Trang 29 - 31)