Tiến tới thực hiện Quản lý theo kết quả (QLTKQ) trong khuôn khổ viễn cảnh dài hạn của Bộ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO, GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 pot (Trang 57)

LĐTBXH

Biện chứng:

Hầu hết các nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam, đang dần dần áp dụng phương thức quản lý •

theo kết quảđể quản lý khối hành chính công, được minh chứng qua sự kiện Việt Nam đã đứng ra tổ

chức Hội nghị bàn tròn quốc tế về QLTKQ lần thứ 3 tại Hà Nội vào tháng 3 năm 2007. Rõ ràng, kết quả này là do nhu cầu cấp thiết phải mang lại nhiều kết quả hơn cho nhóm đối tượng, quản lý hiệu quả hơn, hiệu suất hơn và bền vững hơn. QLTKQ có thể là một công cụ hữu hiệu để kiện toàn năng lực thể chế công và trao quyền nhiều hơn, khuyến khích nhiều hơn các dịch vụ công trong quá trình thực hiện.

Nghị quyết 30a hỗ trợ 61 huyện nghèo là một cơ hội tốt để thử nghiệm và mở rộng áp dụng phương •

pháp QLTKQ cho các chương trình giảm nghèo. Một số nội dung mới trong công tác vận hành thực hiện giảm nghèo trong tương lai bao gồm: lập kế hoạch có sự tham gia phân cấp ở cấp huyện; hợp

đồng thực hiện giữa Bộ LĐTBXH và các huyện đặt ra những chỉ tiêu kết quả, vai trò và trách nhiệm rõ ràng; hỗ trợ trọn gói cho các hoạt động giảm nghèo do chính các huyện đề xuất; hỗ trợ kỹ thuật hiệu quả cho các huyện, nhưng tạo khoảng trống linh hoạt cho các huyện quản lý các hoạt động và phân bổ ngân sách; tăng cường trách nhiệm giải trình đối với cấp huyện trong các khoản thu chi tài chính và các kết quả đạt được; dựa trên kết quả thực hiện trong quá khứđể làm tiêu chí phân bổ

ngân sách trong tương lai.

Bộ LĐTBXH cũng sẽđóng vai trò quan trọng cùng với các bộ ngành khác của Việt Nam trong quá •

trình thúc đẩy phương thức QLTKQ thông qua khu vực hành chính công. Về mục tiêu trung hạn, thực hiện đầy đủ phương pháp QLTKQ cần phải có sự thay đổi khung quy định và pháp lý, tiến trình lập kế hoạch thực hiện và kế hoạch ngân sách, vai trò và trách nhiệm trong quản lý hoạt động, hệ

thống kiểm soát tài chính và kiểm toán, hệ thống giám sát và đánh giá quản lý khối nhà nước. Những thay đổi này đòi hỏi vai trò to lớn của các bộ, ngành trung ương như Bộ KHĐT, Bộ TC và Bộ NV. Bộ

LĐTBXH có thể chủ trì, cùng với các bộ ngành trên tiến hành cải cách, từđó Bộ LĐTBXH sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng và thu hút thêm được nguồn lực từ nguồn ngân sách nhà nước và các đối tác phát triển.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO, GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 pot (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)