Quản lý, thực hiện và nâng cao năng lực thực hiện CTMTQG-GN:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO, GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 pot (Trang 35 - 36)

HĐND tỉnh UBND xã

3.3.2 Quản lý, thực hiện và nâng cao năng lực thực hiện CTMTQG-GN:

Do phương pháp tiếp cận từ trên xuống và cấu trúc hình tháp của CTMTQG-GN, hệ thống phụ thuộc vào việc ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời và rõ ràng từ trung ương cho các địa phương về những việc cần làm cho mỗi hợp phần của Chương trình. Báo cáo môđun N6 khẳng định việc chậm ban hành các hướng dẫn và không rõ ràng từ cấp trung ương có thể gây ra những phản ứng dây chuyền:

‘Các văn bản và hướng dẫn thực hiện Chương trình đã được ban hành đầy đủ, giúp địa phương thực hiện các chính sách và dự án của Chương trình (nhất là việc ban hành Thông tư số 102...). Tuy nhiên, việc ban hành chậm văn kiện chương trình và các quyết định của chương trình (năm 2007) kéo theo các văn bản hướng dẫn thực hiện các chính sách và dự án của Chương trình cũng được ban hành chậm theo’ (BCTT N6).

Do ban hành chậm Quyết định số 20 khi bắt đầu thực hiện Chương trình (năm 2007) và do thiếu các hướng dẫn thực hiện cho các địa phương, nhiều địa phương đã phải sử dụng các hướng dẫn và văn bản pháp lý của Chương trình trong giai đoạn 2001-2005. Tuy nhiên, vấn đề này đã gây ra sự lúng túng và nhiều cán bộ dễ

bị chỉ trích rằng họđã vi phạm các thủ tục (Báo cáo N6). Khi các hướng dẫn được ban hành để thay thế các hướng dẫn tạm thời, lại mất thêm thời gian để hướng dẫn và đưa những ý kiến chỉđạo vào thực tế, mà công việc này cũng cần nhiều nhân lực và tốn kém (Báo cáo N6). Đôi khi, các cán bộđịa phương cần thực hiện các giải pháp một cách cấp thiết, nhưng lại không có các văn bản hướng dẫn liên quan, khiến cho họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn (Báo cáo môđun N6). Theo cơ cấu quản lý CTMTQG-GN, cả hai trường hợp đều phản ánh tình trạng hạn hẹp hoặc ít có sự khuyến khích cán bộở các địa phương chủđộng triển khai linh hoạt các hợp phần của Chương trình theo nhu cầu của địa phương18 (Chúng ta sẽ quay trở lại thảo luận vấn đề ‘trao quyền’ cho cán bộđịa phương ở phần sau đây). Thay vì vậy, hệ thống còn cồng kềnh, quan liêu và thiếu cơ

Đ ÁNH GIÁ T Ổ NG QUAN 3

Vấn đề chính của các vướng mắc trong triển khai và quản lý CTMTQG-GN là do cán bộđịa phương thiếu năng lực. Có nhiều biểu hiện của vấn đề này, nhưđã nêu trong các báo cáo thành phần (đặc biệt trong báo cáo

đánh giá năng lực N5). Một phần nguyên nhân là năng lực cán bộđịa phương không tương xứng với nhiệm vụ và trách nhiệm được giao trong khuôn khổ CTMTQG-GN. (BCTT N6). Các báo cáo mô đun cũng phát hiện một vấn đề hệ thống khác trong việc tổ chức quản lý và lãnh đạo của CTMTQG-GN ở các địa phương. Ở cấp tỉnh, huyện và xã, trách nhiệm giám sát CTMTQG-GN được giao cho Ban Chỉđạo giảm nghèo, chủ yếu bao gồm trưởng các ban ngành. Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo được giao nhiệm vụ thực hiện và giám sát không chỉ

CTMTQG-GN, mà cả các chương trình phát triển kinh tế-xã hội19. Thành viên Ban Chỉđạo luôn luôn bận rộn và không thể quan tâm đặc biệt đến CTMTQG-GN và trong nhiều trường hợp không có kiến thức về các hợp phần cụ thể cũng như mục tiêu của mỗi hợp phần. Nhóm đánh giá môđun N6 đã kết luận rằng Ban Chỉđạo không thường xuyên ‘tham gia đầy đủ’ vào CTMTQG-GN và thường bị quá tải. Ngoài ra, do có nhiều hợp phần riêng rẽ trong CTMTQG-GN, tất cả các hợp phần được thực hiện thông qua các ban ngành hữu quan, do đó việc phối kết hợp giữa các cơ quan cũng mất nhiều thời gian và khó thực hiện. BCTT N6 nêu rõ:

‘Quy chế hoạt động của Ban chỉđạo được lập ra nhưng không được tuân thủ nghiêm túc, các cuộc họp Ban Chỉđạo không được tổ chức theo đúng quy định, các ban, ngành thành viên không gửi báo cáo đầy đủ hoặc nội dung báo cáo nghèo nàn, hình thức. Một số tỉnh chưa có cán bộ chuyên trách hỗ trợ Ban Chỉ đạo do nhân sự thay đổi, không bố trí biên chế cán bộ giảm nghèo (BCTT N6).

Dường như có vẻ rất khó triệu tập được các cuộc họp liên ngành ởđịa phương để tăng cường sự phối kết hợp, trong khi sự phối kết hợp giữa các thành viên ban chỉđạo cũng rất hạn chế. Các trao đổi tại thực địa của nhóm nghiên cứu môđun N6 cho thấy:

‘Đôi khi nhóm giúp việc cho uỷ viên thường trực ban chỉđạo gặp khó khăn trong việc yêu cầu các thành viên gửi số liệu hay nộp báo cáo để tổng hợp báo cáo chung gửi lên Trung ương. Nhiều lần họ phải sử dụng mối quan hệ cá nhân để nhờ các uỷ viên dành thời gian tổng hợp số liệu’. (Báo cáo N6. Toạđàm tại tỉnh Ninh Thuận và Sóc Trăng).

Trách nhiệm của cán bộ trong việc thực hiện CTMTQG-GN ở các cấp địa phương dường như cũng rất mơ hồ, mặc dù các cán bộ chuyên trách đã được giao rõ nhiệm vụ theo Quyết định số 20. Trên thực tế, những công việc liên quan đến hoạt động giảm nghèo được xem như ‘công việc bổ sung’: ‘Các tỉnh vẫn chưa phân công rõ ràng cho cán bộ giảm nghèo, do đó họ [các cán bộ hiện có] phải làm hai việc cùng một lúc’. (Báo cáo N6). Ban chỉđạo xoá đói giảm nghèo chưa có cán bộ chuyên trách hỗ trợ, trong khi tình trạng thay đổi nhân sự, chuyển giao trách nhiệm giữa các cán bộ chương trình diễn ra thường xuyên.

Cần khẩn trương tái cơ cấu bộ máy cán bộở các cấp cơ sởđể hỗ trợ thực hiện CTMTQG-GN. Đặc biệt, cần bố trí một cán bộ chuyên trách công tác giảm nghèo tại cấp xã, đồng thời thực hiện tăng cường thẩm quyền và năng lực cho các Ban Chỉđạo giảm nghèo20 . Nhìn chung, cần phải nhanh chóng tăng cường năng lực cán bộđịa phương, cả cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ các tổ chức đoàn thể, cán bộĐảng. Trong BCTT N5 nêu bật những nội dung sau cần phải tập trung tăng cường: lập kế hoạch chiến lược có sự tham gia; lập kế

hoạch hoạt động và kế hoạch ngân sách dựa vào kết quả; quản lý dự án; phát triển cộng đồng; truyền thông

đa văn hoá; giám sát thực hiện và đánh giá kết quả.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO, GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 pot (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)