Tiến độ thực hiện cách ợp phần của CTMTQG-GN

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO, GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 pot (Trang 25 - 27)

13 Đánh giá nghèo mới đây của WB về Trung Quốc đưa ram ột vài chỉ số nêu lên vấn đề làm thế nào để các giải pháp chính sách về nghèo đói có thể tiến triển ở Việt Nam trong thập kỷ tới Báo cáo có tựa đề “Từ vùng nghèo tới người nghèo: Chương trình nghị sự về giảm nghèo cấp tiến Trung Quốc” Báo cáo

3.2.2 Tiến độ thực hiện cách ợp phần của CTMTQG-GN

Xét về thực hiện các hợp phần của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tiến độ trong giai đoạn 2006- 2008 không đều. Đối với hợp phần tín dụng của chương trình, gần 4,2 triệu hộđã nhận được tín dụng, chiếm

Đ ÁNH GIÁ T Ổ NG QUAN 3

69% mục tiêu của giai đoạn tổng thể 2006-2010. Hỗ trợ khuyến nông được chuyển giao cho 2 triệu người, xấp xỉ 50% kế hoạch của giai đoạn 2006-2008, do vậy thấp hơn 10% mục tiêu đề ra cho giai đoạn. Tuy vậy, ngân sách phân bổ cho hợp phần này mới chỉđạt 28% kế hoạch đề ra của giai đoạn. Báo cáo N1 kết luận rằng, trong tương quan với hợp phần này, “giải ngân của dự án rất thấp so với đối tượng mục tiêu là người nghèo có nhu cầu được đào tạo” (Báo cáo N1).

Thực hiện hợp phần dạy nghề bị muộn vì mới bắt đầu thực hiện vào cuối năm 2007 và tỷ lệ giải ngân đứng

ở mức 40% kế hoạch tổng thể. Đến giai đoạn 2009-2010, hàng năm sẽ có 45.000 người cần được đào tạo, như vậy tỷ lệ cao hơn 50% so với mức đạt được của giai đoạn đánh giá 2006-2008. Một vấn đề nữa được xác định là hạn chếđối với việc thực hiện hợp phần dạy nghề (cũng có thể áp dụng ở nhiều hợp phần khác) là định mức áp dụng phổ biến hiện nay không phù hợp. Như nhóm đánh giá của báo cáo N6 cũng chỉ ra từ điều tra thực địa:

“không thể thực hiện dự án dạy nghề cho người nghèo vì định mức hỗ trợ quá thấp; mặc dù thực tế là Sở LĐTBXH (tỉnh Ninh Thuận) đã quảng cáo để nhận học sinh và cán bộ xã đã khuyến khích người dân tham gia đào tạo, nhưng cuối cùng không có ai tham gia” (Báo cáo BCTT N6).

Hợp phần cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo của chương trình đã đạt được theo báo cáo là 100% mục tiêu vào 2008, một thành tựu quan trọng. Ngoài ra, những phát hiện từđiều tra định tính vào cuối năm 2008 đã khẳng định thêm điều này thông qua hệ thống báo cáo hành chính của các địa phương, với độ bao phủđược báo cáo là 99%. Tuy nhiên, như báo cáo thành phần N1 chỉ ra, vẫn có một vài tồn tại về thực hiện chính sách này, gây ra tác động về hiệu quả. Thứ nhất, mặc dù chính sách quy định là các thẻ y tế nên có thời hạn 24 tháng, 90% số thẻđược cấp phát chỉ có giá trị trong 12 tháng (Báo cáo N1). Thứ hai, số liệu từ KSMSHGĐVN

ước tính rằng 10% số thẻ có thông tin về người hưởng lợi sai, có nghĩa là những người này không thể tiếp cận được các dịch vụ y tế. Thứ ba, cho đến năm 2008, vẫn tồn tại hai phương thức hỗ trợ của chính sách này: mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo theo Quyết định số 63/2005/QĐ-TTg; và bồi hoàn lại các khoản thực chi cho khám và chữa bệnh theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg. Theo dự toán của một số tỉnh, chi phí mua thẻ bảo hiểm vượt xa chi phí chữa bệnh, do đó các tỉnh không muốn mua thẻ bảo hiểm y tế, không theo tinh thần và mục đích của chính sách này (Báo cáo N3). Theo khảo sát tại 3 tỉnh năm 2008, chỉ có tỉnh Yên Bái đã mua thẻ bảo hiểm y tế, tỉnh Hà Giang đã thực hiện một phần của chính sách này, còn tỉnh Quảng Trị

vẫn chưa mua thẻ.

Chính sách hỗ trợ giáo dục cho học sinh nghèo cũng có tỷ lệ bao phủ cao trong giai đoạn 2006-2008 so với mục tiêu đề ra. Khoảng 7,8 triệu học sinh nghèo được miễn hoặc giảm học phí trong giai đoạn này, đạt 78% kế hoạch đến 2010. Do vậy, mục tiêu đến năm 2010 có thểđạt được, và chính sách này cũng đáp ứng được số học sinh hợp lệđược dự tính sẽ tăng lên, từ 10 triệu đến 12,5 triệu (Báo cáo N1).

Liên quan đến hợp phần đào tạo cho cán bộ giảm nghèo, theo báo cáo, 93.000 cán bộđã được đào tạo trong giai đoạn đánh giá 2006-2008, đạt 55% kế hoạch. Tỷ lệ này tương đối thấp so với mục tiêu đề ra và phân bổ

ngân sách cho hợp phần này cũng thấp, khoảng 47% tổng số kế hoạch của giai đoạn 5 năm trong chương trình. Hợp phần này được đánh giá là thiếu thông tin chi tiết về các nhóm cán bộ cụ thểđược đào tạo và nội dung các khoá đào tạo. Điều này làm cho việc đánh giá hợp phần khó khăn hơn (Báo cáo N1).

Chính sách hỗ trợ của chương trình về xoá nhà tạm, theo số liệu hành chính, dường như theo tiến độ tốt với 340.000 hộ nghèo đến nay đã nhận được hỗ trợ, đúng theo kế hoạch cho giai đoạn đến năm 2010 sẽ có 500.000 hộ nhận hỗ trợ (68%). Mức độ cung cấp là 5 triệu đồng/hộ từ ngân sách trung ương cộng với có thể

bổ sung từ vốn đóng góp từ các địa phương. Tuy nhiên, dẫn chứng từ thực địa trích dẫn từ báo cáo thành phần N1 (trang 10) khẳng định đóng góp từđịa phương thường rất thấp, và hậu quả là mức hỗ trợ cung cấp thường chưa đáp ứng đủ nhu cầu vì giá nguyên vật liệu tăng nhanh, đặc biệt là tỷ lệ lạm phát cao trong năm 2008, và định mức cũng không phản ánh được chi phí vận chuyển nguyên vật liệu cao tới các vùng xa xôi và vùng núi. Kết quả là những ngôi nhà của chính sách này bịđánh giá là “chất lượng thấp” (Báo cáo N1).

Đối với dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo”, thì việc đánh giá dự án có đạt mục tiêu đã đề ra không là rất khó khăn, vì thiết kế dự án không quy định cụ thể số

Đ ÁNH GIÁ T Ổ NG QUAN 3

tiêu kế hoạch hàng năm đứng ở mức 93%, nhưng xét về ngân sách đã thông qua 1.300 tỷđồng cho toàn bộ

giai đoạn đến năm 2010, chỉ mới tiêu hết 380 tỷđồng (29%), cho thấy là chính sách này chưa đạt được mục tiêu dựđịnh của nó (Báo cáo N1).

Chính sách về trợ giúp pháp lý cho người nghèo chỉ mới được thực hiện, và tới nay, không có số liệu tổng hợp về số người nghèo đã nhận được hỗ trợ từ chính sách này. 25 tỷđồng đã được giải ngân trong giai đoạn báo cáo (48% kế hoạch tổng thể) và mục tiêu dự kiến là đến 2010 đạt đến 98% số người nghèo có nhu cầu hỗ trợ

pháp lý miễn phí (Báo cáo N1). Cuối cùng, liên quan đến hợp phần giám sát đánh giá của chương trình, không có mục tiêu cụ thể nào được đặt ra nhưng ngân sách đã được sử dụng để “kiểm tra định kỳ, đánh giá giữa kỳ

và đánh giá cuối cùng” (Báo cáo N1). Đến cuối năm 2008, chỉ sử dụng đến 10,2 tỷđồng trong tổng ngân sách

được phân bổđến năm 2010 (40 tỷđồng), xấp xỉ 25% kế hoạch.

Như vậy, từ số liệu thu thập được, kết luận chắc chắn như sau (trích từ báo cáo thành phần N1): chính sách y tế có độ bao phủ rộng và sẽđạt được mục tiêu; hỗ trợ miễn học phí có tiến độ tốt so với mục tiêu tổng thể

(78%) cũng như hỗ trợ tín dụng (69%) và chính sách xoá nhà tạm (68%); ba chính sách này có thểđạt đến mục tiêu trước năm 2010. Chính sách hỗ trợ pháp lý và dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở các xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo có thông tin không đầy đủđểđánh giá xem hai hợp phần này có đạt mục tiêu hay không. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ pháp lý dường như có ngân sách giải ngân ở mức độ thoả mãn để cho thấy có thểđạt mục tiêu đến năm 2010, trong khi dự án cơ sở hạ tầng chỉ giải ngân 30% trong ba năm 2006- 2008, cho thấy ngân sách dường như sẽ không thểđược giải ngân toàn bộ vào năm 2010. Hai hợp phần nữa của chương trình có khả năng sẽ không thểđạt mục tiêu đặt ra đến năm 2010; những hợp phần về khuyến nông và dạy nghề. Cả hai hợp phần này vẫn chưa đạt đến 50% của kế hoạch 5 năm vào cuối năm 2008, và tỷ lệ chuyển giao không có dấu hiệu đang tăng lên.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO, GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 pot (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)