Hiệu quả chương trình trong việc thực hiện các chỉ tiêu đề ra

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO, GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 pot (Trang 49 - 51)

34 Điều tra cộng đồng tham gia thực hiện được nhóm công tác dân tộc thiểu số (EMWG) phổ biến tới các TCPCP vào cuối năm 2008 Thông tin được cung cấp bởi tổng số 11 TCPCP, trong đó có 3 TCPCP trong nước và 8 TCPCP quốc tế.

4.2 Hiệu quả chương trình trong việc thực hiện các chỉ tiêu đề ra

Chỉ tiêu chung của CTMTQG-GN là giảm tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam từ 18% năm 2006 xuống còn 7.

10-11% năm 2010, hoặc 2% mỗi năm. Tỷ lệ giảm nghèo đã vượt mức kế hoạch, đạt 2,6% mỗi năm. Tuy nhiên, đây không phải là một chỉ số thực tếđánh giá sự thành công của CTMTQG-GN vì đóng góp trực tiếp của CTMTQG-GN không thểđạt được mức giảm nghèo như vậy.

Tổng mức giải ngân so với kế hoạch là 696,5 tỷđồng, so với tổng ngân sách phân bổ trực tiếp được 8.

phê duyệt từ Trung ương đến năm 2010 là 2.140 tỷđồng. Như vậy, tỷ lệ giải ngân đến cuối năm 2008 chỉđạt dưới 33%, trong khi so với kế hoạch dự kiến đến cuối năm 2008 là 60%. Các chính sách hỗ

trợ y tế, giáo dục, tín dụng và nhà ởđều có thểđạt được các chỉ tiêu đến năm 2010. Chính sách trợ

giúp pháp lý đang giải ngân ở mức đạt yêu cầu, trong khi đó hợp phần hỗ trợ hạ tầng có thể sẽ không

đạt được chỉ tiêu đến năm 2010. Cả hai dự án khuyến nông và đào tạo nghề có thể sẽ không đạt

được các chỉ tiêu đến năm 2010.

Số lượng lớn người hưởng lợi đã tiếp cập được với các chính sách, dự án hợp phần của Chương 9.

trình và tỷ lệ bao phủ của Chương trình trong những năm qua đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt đối với các chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ y tế, hỗ trợ giáo dục, phát triển xây dựng cơ bản. Chính sách cung cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo đã đạt gần 100% tỷ lệ bao phủ.

Không có sự liên kết giữa con số người hưởng lợi theo báo cáo với tiến trình giải ngân. Điều này cho 10.

thấy rõ vấn đề nghiêm trọng của CTMTQG-GN đó là việc xây dựng chỉ tiêu với việc bố trí ngân sách không có sự liên kết với nhau. Điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và tính liên kết của Chương trình và làm cho việc giám sát và đánh giá, điều chỉnh giữa kỳ trở nên đặc biệt khó khăn.

Mức đóng góp của địa phương cho CTMTQG-GN rất thấp và thấp hơn rất nhiều so với mức dự kiến 11.

trong giai đoạn thiết kế. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến một số hợp phần của Chương trình, như

chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, vì chính sách này cần sựđóng góp lớn của địa phương. Văn phòng Điều phối CTMTQG-GN gặp khó khăn trong việc theo dõi các khoản huy động đóng góp của địa phương, làm cho công tác lập kế hoạch gặp khó khăn.

Các chính sách và dự án thuộc CTMTQG-GN không có sự phản ứng nhạy bén với những thay đổi 12.

gần đây về giá cả, do tình hình lạm phát cao. Do đó, các định mức chi phí cốđịnh ngày càng trở nên lạc hậu, ví dụ như trong việc hỗ trợ những người tham gia các khoá tập huấn hoặc mua sắm vật liệu xây dựng, điều này ngăn cản khả năng đạt được các chỉ tiêu đã đề ra.

Công tác GS&ĐG của CTMTQG-GN yếu và tập trung đạt được các chỉ tiêu định lượng, chưa quan 13.

tâm đến kết quả hoặc tác động của các hoạt động dự án đối với chất lượng đời sống và công tác giảm nghèo.

Sự gắn kết chặt chẽ hơn trong nội bộ CTMTQG-GN, cùng với việc cắt giảm một số hợp phần và có 14.

sự gắn kết giữa ngân sách với các chỉ tiêu thực hiện sẽ mang lại hiệu quả trong công tác GS&ĐG và như vậy các nhà hoạch định chính sách có thểđưa ra các điều chỉnh giữa kỳđối với Chương trình và gia tăng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo.

CÁC PHÁT HI Ệ N CHÍNH C Ủ A Đ ÁNH GIÁ GI Ữ A K Ỳ 4 4.3 Tính kinh tế và hiệu quả quản lý và thực hiện chương trình CTMTQG-GN là tập hợp của mười chính sách, dự án và hoạt động, mỗi hợp phần có cơ chế tổ chức 15.

và cơ chế thực hiện khác nhau, tiến trình lập ngân sách khác nhau, diễn ra vào những thời điểm khác nhau. Do đó, tổng thể chương trình là hết sức phức tạp và khó khăn trong công tác quản lý, trong khi chỉ có rất ít sự gắn kết hoặc quy mô đầu tư nhỏ lẻ thông qua việc nhóm một số hợp phần của chương trình lại với nhau.

Bảy hợp phần của CTMTQG-GN được quy định bằng một hệ thống các định mức phân bổ ngân sách, 16.

thông qua Thông tư Liên tịch số 102/TTLT/BTC-LĐTTBXH ngày 20/08/2007. Theo lý thuyết, Thông tư

này đã đưa ra một hành lang pháp lý chung và thông qua đó thực hiện CTMTQG-GN. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ tín dụng, y tế, giáo dục được quản lý nằm ngoài khung chung này, dẫn đến việc lập ngân sách tổng thể, đánh giá chương trình và việc quản lý theo kết quả trở nên cực kỳ khó khăn. Bản chất lập kế hoạch thực hiện, kế hoạch ngân sách và thực hiện từ trên xuống và sự bó hẹp các 17.

hợp phần của Chương trình theo cấu trúc ‘hình tháp’ hẹp đã làm gia tăng khoảng cách giữa việc xây dựng các chỉ tiêu với việc phân bổ ngân sách. Trên thực tế, mỗi chính sách và dự án đều không có

định mức phân bổ ngân sách rõ ràng và không có sự liên kết với các kết quả mong đợi, hay nhu cầu của người dân.

Trên thực tế, ngân sách được phân bổ từ Trung ương cũng thay đổi từ năm này qua năm khác, làm 18.

cho việc lập kế hoạch dài hạn, thống nhất gặp khó khăn. Dường như chỉ loại trừ dự án xây dựng cơ

sở hạ tầng ở vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, được quy định theo định mức của CT135-II và như

vậy là phân bổ một số vốn cốđịnh cho các xã hàng năm, do đó giúp các xã có thể lập kế hoạch sử

dụng ngân sách phối kết hợp với các nguồn khác để có thể đầu tư vào các công trình xây dựng cơ bản.

Vì không có sự liên kết rõ ràng giữa chỉ tiêu kết quả với việc lập ngân sách, nguồn lực hiện có thường 19.

bị phân tán mỏng ở cấp xã, dẫn đến kết quả tác động bị hạn chế.

Đóng góp của các tỉnh cho chương trình rất nhỏ, do đó ý thức làm chủđầu tư của các đơn vị quản lý 20.

địa phương còn hạn chế.

Tổ chức chương trình từ trên xuống, theo hình tháp đã giới hạn luồng thông tin giữa các bộ, ngành 21.

và các cơ quan thực hiện tại địa phương và các xã, cộng đồng hưởng lợi. Thiếu sự chia sẻ thông tin giữa cấp xã, huyện và tỉnh về việc lập ngân sách và xây dựng chỉ tiêu, thường không có giải trình về

quy trình quyết định phân bổ ngân sách, các cán bộ cộng đồng và cán bộ xã không có cơ hội tổng hợp nhu cầu theo phương pháp có thể tác động đến việc phân bổ nguồn lực. Việc thiếu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tổng thể, thống nhất ở các địa phương cũng làm cho vấn đề thêm nghiêm trọng. Không có các tiêu chí rõ ràng, minh bạch dựa theo nhu cầu để thông qua đó phân bổ nguồn lực 22.

giữa các tỉnh, huyện và xã. Do đó, nguồn lực của CTMTQG-GN đã không được phân bổđến những nơi cần thiết nhất. CT135-II đã xây dựng những tiêu chí như vậy và đây là một mô hình có sẵn mà CTMTQG-GN có thể áp dụng.

Trách nhiệm thực hiện CTMTQG-GN ở các địa phương đang được giao cho Ban Chỉ đạo giảm 23.

nghèo. Nhưng trên thực tế, các thành viên của Ban Chỉđạo có nhiều ưu tiên khác và không có cán bộ chuyên trách công tác giảm nghèo, công việc của CTMTQG-GN được xem như một trách nhiệm bổ sung hoặc việc phụ, do đó nó thường không được ưu tiên.

Bản chất quan liêu và từ trên xuống của chương trình đã không khuyến khích cán bộ làm việc chủ

24.

động và linh hoạt trong quá trình thực hiện CTMTQG-GN và cán bộđịa phương thiếu sự khích lệđể

khuyến khích họ thực hiện hoạt động của Chương trình. Cũng không có sự khích lệđối với cán bộ

các cơ quan cấp tỉnh và cấp huyện để họ phối hợp làm việc với nhau, dẫn đến hệ thống ‘hình tháp’ và việc thực hiện các hợp phần của Chương trình càng biệt lập với nhau.

Cần phải tăng cường năng lực cán bộ cơ sở theo các lĩnh vực quan trọng sau đây: lập kế hoạch chiến 25.

lược có sự tham gia; xây dựng kế hoạch thực hiện và kế hoạch ngân sách theo kết quả; quản lý dự

CÁC PHÁT HI Ệ N CHÍNH C Ủ A Đ ÁNH GIÁ GI Ữ A K Ỳ 4

Hiện tại, chưa có tinh thần tham gia nhằm thực hiện quy chế dân chủ, do công tác truyền thông, trách 26.

nhiệm giải trình giữa các cấp, từ cấp xã trở lên còn yếu. Chỉ khoảng 10% các xã hiện đang làm chủ đầu tư, ngoài ra sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt như những thành phần tích cực trong công tác lập kế hoạch, thực hiện và giám sát CTMTQG-GN còn yếu.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO, GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 pot (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)