Nguyên liệu của tiến hoá:

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh học đại cương (Trang 76 - 77)

V ở cây Măng tây (Asparagus) Theo Nguyễn Bá

a. Nguyên liệu của tiến hoá:

Biến dị di truyền: là nguyên liệu quan trọng của tiến hoá, trong đó bao gồm biến dị đột biến và biến dị tổ hợp.

+ Biến dị đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp và quan trọng nhất của quá trình tiến hoá. Có nhiều dạng đột biến:

 Đột biến tế bào chất: biến đổi xảy ra với ADN nằm trong các cơ quan tử của tế bào chất.

 Đột biến gen: thêm, mất, đảo và thay thế1 vài cặp nu

 Đột biến NST:

o Đột biến cấu trúc NST: lặp đoạn, mất đoạn, đảo đoạn .

o Đột biến số lượng NST:

 Đột biến dị bội:

Đột biến dị bội là những biến đổi liên quan đến số lượng 1hoặc 1vài NST. Thường gặp 4 dạng: thê 3 nhiễm (2n+1), thể đa nhiễm(2n+2), thể một nhiễm(2n-1), thể khuyết nhiễm(2n-2)

Cơ chế : trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, thoi vô sắc không hình thành (hoặc hình thành nhưng bị đứt) ở một vài sợi, nên NST nhân đôi nhưng không phân ly tạo giao tử không bình thường.Giao tử này kết hợp với nhau hoặc với giao tử bình thường tạo ra dạng dị bội

Sơ đồ: P 2n x 2n

Giao tử n+1; n-1 n Con lai 2n+1 2n-1

 Đột biến đa bội thể:

Đột biến đa bội thể là hiện tượng bộ NST tăng lên theo bội sô của n. Thường gặp các dạng đa bôi lẻ (3n, 5n, …), đa bội chẵn(4n, 6n…).

Cơ chế: trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, do tác động đột biến, thoi vô sắc không hình thành (hoặc hình thành nhưng bị đứt) , nên NST nhân đôi nhưng không phân ly tạo giao tử không bình thường 2n. Giao tử này kết hợp với nhau hoặc với giao tử bình thường tạo ra dạng đa bội.

Sơ đồ: P : 2n x 2n P: 2n x 2n

Giao tử 2n n Giao tử 2n 2 n

Con lai 3n Con lai 4n

+ Biến dị tổ hợp : là nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá, là sự tổ hợp lại các gen đã có ở bố mẹ để hình thành những tổ hợp gen mới (chưa có ở bố mẹ) thông qua giảm phân và thụ tinh. Biến dị tổ hợp gúp cho sinh vật đa dạng, phong phú, nó có thể giúp cho việc bảo vệ duy trì và phát triển các biến dị đột biến.

Biến dị không di truyền(thường biến): là những biến đổi trên cơ thể sinh vật, phát sinh trực tiếp trong quá trình phát triển cá thể, dưới tác động của điều kiện sống. Những biến đổi này chỉ liên quan đến kiểu hình không liên quan đến kiểu gen nên không di truyền được cho đời sau.

Vai trò của biến bị trong việc hình thành các đặc điểm thích nghi

Đột biến là nguồn nguyên liệu khởi đầu, nó tạo ra nguồn biến dị di truyền đầu tiên. Đột biến tạo ra alen mới ở locut nào đó và dẫn đến sự xuất hiện kiểu hình mới. Phần lớn đột biến là lặn và có hại, chỉ trong trường hợp hãn hữu mới có lợi cho loài. Đột biến có ý nghĩa tiến hoá khi có kiểu hình khác khẳn và cơ thể đó có thể bị chết hoặc vẫn sống sót.

Lúc đầu, kiểu hình mới này có ít, sau đó được nhân lên trong quần thể do giao phối với nhau hoặc với cơ thể khác qua các thế hệ. ở mỗi thế hệ, số lượng đột biến tăng lên nhờ “áp lực đột biến”, và phụ thuộc vào cá thể đột biến có để lại nhiều con cái trong thế hệ sau.

Tự nhiên tác động vào những đột biến mà chúng phát sinh khả năng thích nghi (vẫn tồn tại và phát triển được ) với môi trường bằng những con đường khác nhau. Như vậy, những biến dị mới đó giúp cho chúng có đặc điểm thích nghi .

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh học đại cương (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w