Hình thành cơ chế dịch mã

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh học đại cương (Trang 71 - 74)

V ở cây Măng tây (Asparagus) Theo Nguyễn Bá

b. Hình thành cơ chế dịch mã

Các nhà khoa học cho ràng cơ chế dịch mã có thể được hình thành như sau: Đầu tiên, các axit amin nhất định có thể tạo nên các liên kết yếu với các nucleotit trên phân tử ARN. Phân tử ARN lúc này tác động như một khuôn mẫu để các axit amin "bám" vào và sau đó chúng liên kết với nhau tạo nên các chuỗi polipeptit ngắn. Nếu chuỗi polipeptit ngắn này lại có đặc tính của một enzym xúc tác cho quá trình dịch mã hoặc sao chép thì sự tiến hoá sẽ xảy ra nhanh hơn. Dần dần chọn lọc tự nhiên chọn lọc ra phức hợp các phân tử hữu cơ có thể phối hợp với nhau để tạo nên các cơ chế tự sao và dịch m. Những bước tiến hoá đầu tiên hướng tới quá trình tự sao và dịch mã như vậy có thể được hình thành khi các phân tử ARN và polipeptit được bao bọc bởi lớp màng bán thấm cách li chúng với môi trường bên ngoài.

5.1.4. Hình thành các tế bào sơ khai

Khi các đại phân tử như lipid, protein, axit nucleic... xuất hiện trong nước và tập trung cùng nhau thì các phân tử lipid do đặc tính kị nước sẽ lập tức hình thành nên lớp màng bao bọc lấy tập hợp các đại phân tử hữu cơ tạo nên các giọt li ti khác nhau. Những giọt nhỏ chứa các phân tử hữu cơ có màng bao bọc như vậy chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên sẽ tiến hoá dần tạo nên các tế bào sơ khai.

Khi đã hình thành nên các tế bào sơ khai thì chọn lọc tự nhiên sẽ không còn tác động nên từng phân tử hữu cơ riêng rẽ mà tác động nên cả tập hợp các phân tử như một đơn vị thống nhất, tế bào sơ khai. Tế bào sơ khai nào có được tập hợp các phân tử giúp chúng có khả năng trao đổi chất và năng lượng với bên ngoài, có khả năng phân chia và duy trì thành phần hoá học thik hợp của mình thì sẽ được giữ lại và nhân rộng.

Bằng thực nghiệm các nhà khoa học cũng đã tạo ra được các giọt gọi là lipoxom khi cho lipid vào trong nước cùng một số các chất hữu cơ khác nhau. Lipid đã tạo nên lớp màng bao bọc lấy các hợp chất hữu cơ khác và một số lipozzom cũng đã biểu hiện một số đặc tính sơ khai của sự sống như phân đôi, trao đổi chất với môi trường bên ngoài.

5.2. CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN CHIA SINH GIỚI

Từ trước đến nay có rất nhiều hệ thống phân loại sinh vật. Các đơn vị phân loại sinh vật nói chung đi từ thấp lên cao là loài (Species), chi (Genus), họ (Family), bộ (Order), lớp (Class), ngành (Phylum), và giới (Kingdom). Hiện nay trên giới còn có một mức phân loại nữa gọi là lĩnh giới (Domain). Đấy là chưa kể đến các mức phân loại trung gian như loài phụ (Subspecies), chi phụ (Subgenus), họ phụ (Subfamily), bộ phụ (Suborder), lớp phụ

(Subclass), ngành phụ (Subphylum).

Hình 5. 2. Hệ thống phân loại 5 giới của Whittaker

Hình 5. 4. Hệ thống phân loại 6 giới Hình 5. 5. Hệ thống phân loại 3 lĩnh giới

Trước đây, John Ray (1627-1705) và Carl Von Linnaeus (1707-1778) chỉ chia ra 2 giới là thực vật và động vật. Năm 1866 E. H. Haeckel (1834-1919) bổ sung thêm giới nguyên sinh (Protista).

Năm 1969, R. H. Whitaker (1921-1981) đề xuất hệ thống phân loại 5 giới: khởi sinh (Monera), nguyên sinh (Protista), nấm (Fungi), thực vật (Plantae) và động vật (Animalia). Khởi sinh bao gồm Vi khuẩn (Bacteria) và Vi khuẩn lam (Cyanobacteria), nguyên sinh bao gồm động vật nguyên sinh (Protzoa), tảo (Algae) và các nấm sợi sống trong nước (Water molds).

Gần đây hơn có hệ thống phân loại 6 giới- như 5 giới trên nhưng thêm giới cổ vi khuẩn (Archaebacteria), giới khởi sinh đổi thành giới vi khuẩn thật (Eubacteria) (P. H. Raven, G. B. Johnson, 2002).

Năm 1980, Carl R. Woese dựa trên những nghiên cứu sinh học phân tử phát hiện thấy cổ khuẩn có sự sai khác lớn trong trật tự nucleotid ở ARN của ribosom 16S và 18S. Ông đưa ra hệ thống phân loại ba lĩnh giới (Domain) bao gồm: cổ khuẩn (Archae), vi khuẩn (Bacteria) và sinh vật nhân thực (Eucarya).

T. Cavalier-Smith (1993) thì lại đề xuất hệ thống phân loại 8 giới: vi khuẩn thật (Eubacteria), cổ vi khuẩn (Archaebacteria), cổ trùng (Archezoa), sắc khuẩn (Chromista), nấm (Fungi), thực vật (Plantae) và động vật (Animalia).

5.3. CÁC HỌC THUYẾT TIẾN HÓA

5.3.1. Khái niệm tiến hóa

Tiến hoá là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể , kết quả hình thành loài mới có những đặc điểm thích nghi hơn với môi trường sống thay đổi mới. Quá trình đó gồm:

-Sự phát sinh những biến dị (Bddb, bdth)(nhân tố tạo nguồn). -Sự phát tán những biến dị (qua giao phối).

-Chọn lọc những biến dị(nhân tố định hướng- qui định chiều hướng và nhịp điệu TH).

- Cách li di truyền(nhân tố tăng cường).

Kết quả của TH: hình thành loài mới (có đặc điểm thích nghi hơn với môi trường sống).

Quan điểm về thích nghi:

+ Theo Mục đích luận( TK17): Sv được Thượng đế sáng tạo ra cùng một lần và có đặc điểm hợp lý ngay từ đầu.

+Theo Biến hình luận(Tk 17-18):Sự biến đổi của các loàI ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh, có nghĩa là : từ một mẫu cấu tạo chung sẽ biến đổi chi tiết theo nhiều kiểu để phù họp với điều kiện khác nhau.

+Theo Lamac:Sv có khả năng biến đổi trực tiếp, kịp thời phù hợp với những biến đổi của ngoại cảnh, với tập quán hoạt động của động vật.Kết quả là không có loàI nào bị đào thải.

+Theo Đacuyn. Giữa các thể của cùng một loàI, cùng sinh ra trong một lứa, cùng sống trong một hoàn cảnh luôn luôn xuất hiện những biến dị cá thể rất phù hợp. Những biến dị nào có lợi sẽ sống sót, phát triển ưu thế và sinh sản.

+ Theo quan điểm hiện đại: Phát triển qn của Đacuyn để gt chính xác hơn quá trình hình thành đặc điểm thích nghi. Mỗi một đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là kết quả của 1 quá trình bị chi phối của cả 3 quá trình: Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.

5.3.2. Học thuyết tiến hoá của Lamac

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh học đại cương (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w