V ở cây Măng tây (Asparagus) Theo Nguyễn Bá
b. Giâm, chiết và ghép cây
Sinh sản bằng cành giâm là hình thức sinh sản dinh dưỡng có nhiều ý nghĩa trong thực tế. Trong tự nhiên các phần khác nhau của cơ thể thực vật có khả năng tái sinh thành cây mới. Giâm cành cũng là hình thức tái sinh nhân tạo phổ biến khá rộng rãi.
Chữ “cành giâm” có nghĩa không phải chỉ riêng cho cành mà là cả thân, lá và rễ, nhưng ứng dụng rộng rãi nhất là thân.
Cành giâm: Về nguyên tắc giâm cành là dựa vào khả năng tái sinh khi đem cắt rời một cơ quan hoặc bộ phận của cây, cắm xuống đất trong những điều kiện thuận lợi để cho mọc rễ
Hình 3. 2. Chiết cành bằng cách cắt khoanh vỏ và bó đất bùn. Nguồn Nguyễn Bá
Hình 3. 3. Ghép áp; A. Áp thường; B. Áp thìa lìa.
Nguồn Nguyễn Bá .
và hình thành cây mới. Việc giâm cành thường được áp dụng rộng rãi trong trồng trọt, ví dụ như trồng dâu, trồng sắn, mía, khoai lang, trầu không v.v...Kỹ thuật giâm cành khá đơn giả, chỉ cần cắt rời từng phần thân hoặc cành ra, dài khoảng 15-20 cm đem dập xuống đất ẩm, sau một thời gian tại các mấu sẽ đâm rễ và sinh chồi. Trồng những cây làm cảnh như hoa Hồng, Dâm bụt hoặc trồng Tre cũng theo nguyên tắc giâm cành.
Giâm bằng rễ: Giâm bằng rễ là cắt từng khúc rễ ra để trên đó phát triển những chồi phụ. Bằng cách đó mà có thể sinh ra nhiều cây non, đặc biệt trong những trường hợp cành giâm ra rễ kém. Trong thiên nhiên, chồi sinh trên rễ tương đối ít và thấy chủ yếu là ở các cây gỗ.
Giâm bằng rễ thường có thể được áp dụng ở các cây như mận, táo, chà là cảnh, long não, hoa hồng, thầu dầu, huyết dụ v.v... Tốt nhất là lấy những cây tuổi 1-3 năm, cắt từng khúc rễ bên cấp một, dài 10-20 cm, đem dập xuống dưới đất ẩm tốt nhất là về mùa xuân. Rễ có khả năng hình thành chồi phụ lớn hơn thân
và trong cả hai trường hợp các chồi đó đều được xuất hiện từ mô phân sinh được tạo thành từ các tế bào mô mềm trong phloem non chứ không phải từ tầng phát sinh.
Chiết cây là hình thức sinh sản dinh dưỡng nhân tạo dựa vào nguyên tắc làm cho cành chiết ra rễ từ trên cây mẹ rồi sau đó mới cắt rời ra đem đi trồng ở chỗ khác. Cành chiết thường là cành, nhưng cũng có thể là rễ.
Trong trường hợp đơn giản, uốn cong hình cung những cành thấp và vùi xuống đất để cho phần ngọn của nó vươn lên trên. Sau một thời gian trên phần cành được phủ đất sẽ phát triển nhiều rễ phụ. Sau đó có thể đánh riêng cành chiết đó đem đi trồng ở chỗ khác.
Thông thường chiết cành người ta dùng phương pháp lột một khoanh vỏ xung quanh cành, buộc đất bùn cùng với rơm rạ băm lẫn vào nơi vết cắt. Bó kỹ và tưới nước thường xuyên bằng một ống chảy giọt dần. Sau 3-4 tháng rễ phát triển đầy đủ có thể cưa rời cành rồi đem trồng ở chỗ khác. Chiết cành thường được dùng nhiều trong nghề trồng cây ăn quả, như cam, bưởi, chanh, quýt, nhãn, vải và nhiều loại cây gỗ khác v.v...
Cơ chế việc hình thành rễ được giải thích như sau: việc cắt khoanh vỏ
vẫn đảm bảo cho dòng nước theo mô gỗ chuyển lên lá, cần thiết cho quá trình quang hợp, nhưng dòng chất hữu cơ tổng hợp được lại được tích tụ lại tại chỗ lát cắt, ở đấy có thể cùng với các chất kích thích sinh trưởng để tạo khả năng hình thành rễ phụ.
Chiết rễ là hình thức sinh sản dinh dưỡng dựa vào khả năng hình thành các chồi phụ trên rễ khi làm cho rễ bị thương tổn, chắn rễ là hình thức chiết rễ, làm dập vỏ rễ, nơi bị thương đó sẽ mọc lên các chồi phụ và rễ để hình thành cây mới, khi cây đã mọc đầy đủ thì đánh rời khỏi cây mẹ và đem trồng ở chỗ khác. Hình thức chiết rễ này thường được áp dụng trong nghề trồng rừng, trồng cây ăn quả. Ví dụ người ta thường chắn rễ các cây Xoan, Hồng, Mồng quân và nhiều loại cây khác v.v...
Ghép cây là phương pháp dùng một cây này, thường là dùng cành hoặc chồi cắt rời đem ghép lên một cây khác. Mục đích của ghép cây là dùng rễ của một cây nào đó như là một hệ thống cung cấp chất dinh dưỡng mà có tính chịu đựng cao, ví dụ ở những nơi đất xấu, đất mặt, khô hoặc đá, chịu lạnh được và bền vững đối với bệnh tật v.v...
Trong ghép cây người ta dùng hai bộ phận, phần cành hoặc chồi đem ghép gọi là cành ghép và cây có rễ được ghép vào, gọi là gốc ghép.
Có nhiều phương pháp ghép cây khác nhau, tất cả đều phải làm cho cành ghép dính liền hoàn toàn với gốc ghép. Người ta thường dùng các kiểu ghép áp, ghép nêm, ghép dưới vỏ và ghép mắt.