ADN có trước hay ARN có trước?

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh học đại cương (Trang 71)

V ở cây Măng tây (Asparagus) Theo Nguyễn Bá

a. ADN có trước hay ARN có trước?

Các nhà khoa học cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà ko phải là ADN vì ở trong dung dịch, phân tử ARN bền vững hơn phân tử ADN. ADN chỉ bền vững khi được bảo quản trong tế bào. Hiện nay, có một số bằng chứng khoa học chứng minh rằng ARN có thể tự nhân đôi mà ko cần đến enzym và do đó có thể xem như ARN đã được tiến hoá trước ADN.

Một số nhà khoa học đã tổng hợp một đoạn ARN ngắn trong ống nghiệm (bằng con đường hoá học) sau đó cho chuỗi ribonucleotit này vào trong ống nghiệm có chứa các ribonucleotit thì họ nhận thấy các phân tử ARN dài chừng 5 đến 10 ribonucleotit được sao chép từ ARN khuôn dựa theo nguyên tắc bắt đôi bổ sung. Nếu hỗn hợp được bổ sung kẽm vào làm chất xúc tác thì phân tử ARN được sao chép có thể dài tới 40 ribonucleotit và sai sót dưới 1%.

Vào những năm 80 của thế kỉ XX, Thomas Cech nhận thấy loài động vật nguyên sinh,

Tetrahymena thermophila có các phân tử mARN xúc tác (được gọi là ribozim) loại bỏ các intron khỏi ARN trong quá trình tạo thành các mARN. Như vậy, ARN đóng vai trò như một chất xúc tác mà ko cần tới các chất xúc tác là protein.

Ta có thể hình dung quá trình tiến hoá để tạo các phân tử ARN và ADN có khả năng tự nhân đôi như sau: đầu tiên các ribonucleotit kết hợp với nhau tạo nên rất nhiều ohân tử ARN với thành phần nucleotit cũng như chiều dài khác nhau. Trên cơ sở đó chọn lọc tự nhiên chọn lọc ra các phân tử ARn có khả năng tự sao tốt hơn cũng như có hoạt tính enyzm tốt hơn làm vật chất di truyền. Sau này, với sự trợ giúp của các enzym từ ARN tổng hợp nên được phân tử ADN có cấu trúc bền vững hơn và khả năng sao chép chính xác hơn ARN, nên ADN đã thay thế ARN trong việc lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền trong tế vào, còn ARN chỉ làm nhiệm vụ trong quá trình dịch mã.

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh học đại cương (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w