Tác động của môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ tổng hợp Đức Thành (Trang 30)

1.3.2.2.1. Môi trường văn hoá xã hội

Yếu tố văn hoá xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Quy mô và tốc độ tăng dân số là khía cạnh quan trọng tác động tới quy mô nhu cầu. Thông thường quy mô dân số của một quốc gia, một vùng, một khu vực, một địa phương càng lớn thì báo hiệu một quy mô thị trường lớn. Bất kỳ một công ty nào cũng đều bị hấp dẫn bởi những thị trường có quy mô lớn. Tốc độ tăng dân số là quy mô dân số được xem xét ở trạng thái động. Dân số tăng nhanh, chậm hay giảm sút là chỉ số báo hiệu triển vọng tương ứng của quy mô thị trường.

+ Cơ cấu dân số có tác động rất lớn đến cơ cấu nhu cầu của hàng hóa dịch vụ cụ thể và đến đặc tính nhu cầu. Cơ cấu dân số cũng được xem xét theo nhiều tham số khác nhau, trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, doanh nghiệp thường quan tâm là giới tính, tuổi tác. Có thể nói đây là hai tham số quan trọng nhất có ảnh hưởng đến cơ cấu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Ngoài ra cơ cấu dân số được xem xét theo góc độ cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu thành thị và nông thôn, theo trình độ học vấn cũng là những tham số đáng quan tâm của các nhà quản trị.

+ Tình trạng hôn nhân và gia đình: Các khía cạnh có liên quan đến gia đình, số lượng gia đình…đều tác động lớn đến các trạng thái và tính chất của cầu thị trường.

+ Xu hướng vận động của dân số: Tỷ lệ sinh tử, độ tuổi trung bình sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu tiêu dùng sản phẩm. Do đó cần có cơ cấu sản phẩm để đưa vào tiêu thụ trên thị trường.

+ Mật độ dân số: ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của doanh nghiệp. Mật độ dân số đông cho phép doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn.

+ Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ. Thu nhập ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người tiêu thụ trong việc thoả mãn nhu cầu. Trong khả năng tài chính có hạn, họ sẽ lựa chọn sản phẩm hay sản phẩm thay thế. Hơn nữa, khi thu nhập của người dân cao hơn, chi tiêu cho ăn uống sẽ cao hơn không những về khối lượng mà cả về chất lượng đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhiều sản phẩm với chất lượng cao hơn đồng thời cơ cấu sản phẩm đưa vào tiêu thụ phải phù hợp với nhu cầu tiêu dùng.

1.3.2.2.2. Môi trường kinh tế

Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trò rất quan trọng, quyết định đến việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế gồm có:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ làm cho thu nhập của tầng lớp dân cư tăng dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng tạo nên sự thành công trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, khả năng tích tụ và tập trung sản xuất cao.

+ Tỷ giá hối đoái: Đây là nhân tố tác động nhanh chóng và sâu sắc với từng quốc gia và từng doanh nghiệp nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở cửa khi đồng nội tệ lên giá sẽ khuyến khích nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm trên thị trường nội địa. Các doanh nghiệp trong nước mất dần cơ hội mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá dẫn đến xuất khẩu tăng cơ hội sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước tăng, khả năng cạnh tranh cao hơn ở thị trường

trong nước và quốc tế bởi khi đó giá bán hàng hóa trong nước giảm hơn so với đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

+ Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao dẫn đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh cảu doanh nghiệp nhất là khi so với doanh nghiệp có tiềm lực vốn sở hữu mạnh.

+ Lạm phát: Lạm phát cao các doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào sản xuất kinh doanh đặc biệt là đầu tư tái sản xuất mở rộng và đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp sợ không đảm bảo về mặt hiện vật các tài sản, không có khả năng thu hồi vốn sản xuất hơn nữa, rủi ro kinh doanh khi xẩy ra lạm phát rất lớn.

+ Các chính sách kinh tế của nhà nước: Các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước có tác dụng cản trở hoặc ủng hộ lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có khi một chính sách kinh tế của nhà nước tạo cơ hội đối với doanh nghiệp này nhưng làm mất cơ hội cho doanh nghiệp khác

1.3.2.2.3. Tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, khí hậu...

+ Vị trí địa lý của doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Độ rộng địa lý về thị trường sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển do đó ảnh hưởng tới tổng chi phí trong tiêu thụ và giá sản phẩm đưa vào tiêu thụ.

Địa điểm sẽ tạo điều kiện khuyếch trương sản phẩm , thuận lợi cho việc mua bán, giao dịch sẽ giúp cho doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn.

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Khí hậu thời tiết, tính chất mùa vụ ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất, tiêu dùng các loại sản phẩm của khách hàng, ảnh hưởng đến chi phí bảo quản, dự trữ.

1.3.2.2.4. Khoa học kỹ thuật

Khoa học công nghệ hiện đại áp dụng trong sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng chất lượng hàng hóa và dịch vụ, giảm tối đa chi phí sản xuất (tăng hiệu suất) dẫn tới giá thành sản phẩm giảm.

1.3.2.2.5. Chính trị

Môi trường về chính trị bao gồm: vấn đề về điều hành của Chình phủ, hệ thống luật pháp và các thông tư, chỉ thị, vai trò của các nhóm xã hội. Những diễn biến của các yếu tố này ảnh hưởng rất mạnh và trực tiếp tới các hoạt động của doanh nghiệp.

Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ làm cơ sở cho sự bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp và xã hội. Thể hiện rõ nhất là các chính sách bảo hộ mậu dịch tự do, các chính sách tài chính, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương trình quốc gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động... Các nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Để biết được thực trạng hoạt động tiêu thụ, doanh nghiệp phải thường xuyên tổ chức đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sau mỗi kỳ sản xuất kinh doanh từg đó doanh nghiệp có chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp. Để đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ doanh nghiệp có thể sử dụng một số chỉ tiêu định lượng sau:

1.4.1. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ

Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ là toàn bộ khối lượng sản phẩm doanh nghiệp đã tiêu thụ trong kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu này biểu hiện trên hai mặt: - Về mặt hiện vật: QTT = QĐK + QNH – QCK

Trong đó: QTT: là khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. QĐK: là khối lượng sản phẩm hàng hóa đầu kỳ

QNH: là khối lượng sản phẩm hàng hóa nhập trong kỳ. QCK: khối lượng sản phẩm còn lại cuối kỳ

Trong đó: DT là doanh thu tiêu thụ trong kỳ. PTT: Giá bán sản phẩm

QTT: khối lượng sản phẩm tiêu thụ

1.4.2. Tỷ lệ khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế so với kế hoạch

Tỷ lệ khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế so với kỳ kế hoạch là chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch nhỏ hơn 100% doanh nghiệp không thực hiện được kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Nếu bằng 100% thì doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch. Nếu tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch lớn hơn 100% thì doanh nghiệp vượt mức kế hoạch. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

- Về mặt hiện vật:

Tỷ lệ (%) hoàn thành kế hoạch = x 100% - Về mặt giá trị :

Tỷ lệ (%) hoàn thành kế hoạch = x 100%

Trong đó: QTT: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế QKH: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch PTT: là giá bán thực tế.

PKH :là giá bán theo kế hoạch

1.4.3. Chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận

Phân tích doanh thu, lợi nhuận để biết được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó doanh nghiệp có các quyết định phương hướng trong thời gian tới. Việc phân tích doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp sẽ đánh giá được kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

Để tồn tại và hoạt động lâu dài trên thị trường doanh nghiệp phải có khả năng bù đắp chi phí. Đồng thời doanh nghiệp cần phải có một khoản chênh lệch

QTT

QKH

QTT x PTT

giữa tổng doanh thu và tổng chi phí để thực hiện tái sản xuất kinh doanh. Khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí là lợi nhuận của doanh nghiệp.

LN = DT - TC

Trong đó: LN : là lợi nhuận của doanh nghiệp DT: Tổng doanh thu

TC: Tổng chi phí

Từ công thức trên ta nhận thấy: Nếu lợi nhuận nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp thua lỗ, nếu LN = 0 thì doanh nghiệp không có lãi, nếu LN > 0 thì doanh nghiệp có lãi. Để tăng lợi nhuận doanh nghiệp có hai nhóm biện pháp đó là nhóm biện pháp tăng doanh thu và nhóm biện pháp giảm chi phí. Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm thông thường tăng doanh thu sẽ khó khăn hơn là giảm chi phí bởi trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường hiện nay việc tăng giá bán sẽ làm cho việc tiêu thụ khó khăn hơn đồng thời việc tăng khối lượng bán thường kéo theo chi phí tăng và ngược lại. Do đó doanh nghiệp phải tìm biện pháp tăng doanh thu và giảm chi phí hợp lý.

+ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí: Theo chỉ tiêu này khi ta bỏ ra một đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Trong đó: TLN là tỷ suất lợi nhuận theo chi phí TLN =

+ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (LDT):Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng doanh thu thu được đem lại cho ta bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Trong đó: TDT là tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu LDT =

LN TC

LN DT

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CO PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH

VU TÔNG HỢP ĐỨC THÀNH

2.1. Tổng quan về công ty cổ phần thương mại dịch vụ tổng hợp Đức Thành Thành

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tên công ty: công ty cổ phần thương mại dịch vụ tổng hợp Đức Thành

MST:

Trụ sở giao dịch của Công ty: P1702 No14B, khu đô thị mới Định Công, phường Định Công, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.

SĐT: 0439940832 Fax: 0135589591

Địa điểm kinh doanh: Văn phòng Giao dịch công ty cổ phần thương mại dịch vụ tổng hợp Đức Thành

Địa chỉ: P1702 No14B, khu đô thị mới Định Công, phường Định Công, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. Nội.

Tên công ty: công ty cổ phần thương mại dịch vụ tổng hợp Đức Thành được thành lập từ tháng 9 năm 2007, là doanh nghiệp kinh doanh và phân phối các sản phẩm mang thương hiệu nước giải khát pepsi của Công ty nước giải khát quốc tế PESICO Việt Nam. Công ty cổ phần thương mại dịch vụ tổng hợp Đức Thành hiện là nhà phân phối chính thức các sản phẩm Pepsi trên thị trường Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Sau hơn 4 năm hình thành và phát triển, Tên công ty: công ty cổ phần thương mại dịch vụ tổng hợp Đức Thành đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong việc tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm nước giải khát Pepsi. Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, xúc tiến khuyếch trương, hoàn thiện sản phẩm.

Tính thời điểm hiện nay, Tên công ty: công ty cổ phần thương mại dịch vụ tổng hợp Đức Thành có nhiệm vụ kinh doanh và phân phối các mặt hàng sau:

- Các loại sản phẩm nước giải khát pepsi , aquafina, 7 Up - Các sản phẩm Sting – nước tăng lực nhân sâm

Với ngày đầu thành lập công ty chỉ có 20 cán bộ nhân viên, đến nay số lượng cán bộ nhân viên của công ty đã lên tới 45 người có trình độ và năng lực phù hợp với nhiệm vụ của mình, nhiệt tình trong công tác cùng với những chiến lược kinh doanh có hiệu quả.

Công ty đã bố trí sử dụng tương đối hợp lý nguồn lao động và với việc nâng cao, bồi dưỡng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó Công ty đề ra chế độ trách nhiệm vật chất thông qua khen thưởng, kỷ luật không ngừng khuyến khích đội ngũ cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn do đó hiệu quả kinh doanh của công ty ngày một tăng lên.

2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

2.1.2.1. Mô hình tổ chức quản lý kinh doanh của công ty

Công ty có 5 phòng ban, các phòng ban có quan hệ độc lập với nhau. Từng phòng ban sẽ xây dựng kế hoạch trình lên giám đốc, kế hoạch sẽ được triển khai từ trên xuống. Hình2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch thị trường Phòng kinh doanh Phòng giao nhận và vận chuyển Phòng tổ chức hành chính

2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc là người chỉ đạo chung, có thẩm quyền cao nhất, có nhiệm vụ quản lý toàn diện trên cơ sở chấp hành đúng chủ trương, chế độ chính sách của Nhà nước.

Phó giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo các phòng ban do mình quản lý, giúp Giám đốc nắm vững tình hình của công ty để có kế hoạch và quyết định sau cùng, giải quyết các công việc được phân công.

Phòng kế hoạch thị trường và phòng kinh doanh có trách nhiệm nghiên cứu và tìm thị trường tại khu vực Hà Nội và các tỉnh miền Bắc để có chiến lược kinh doanh lâu dài, tham mưu cho Ban giám đốc cũng như Công ty cổ phần Thực phẩm Masan về kế hoạch tiêu thụ, theo dõi các hoạt động tại các cửa hàng, siêu thị và các kênh phân phối khác.

Phòng giao nhận và vận chuyển có trách nhiệm quản lý giao nhận và vận chuyển hàng hóa.

Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ tổ chức hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh và phân phối hàng hóa, giải quyết các vấn đề tài chính, quyết toán bán hàng, thu tiền, tiền lương, thưởng cho nhân viên, nghĩa vụ cho Nhà nước và các vấn đề liên quan đến tài chính, đồng thời tham mưu cho Ban giám đốc xây dựng kế hoạch tài chính

Phòng tổ chức hành chính: phụ trách hành chính, đối nội, đối ngoại, lưu trữ hồ sơ giấy tờ, thủ tục, công văn, tổ chức nhân sự đào tạo. Bên cạnh đó phòng còn

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ tổng hợp Đức Thành (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w