Trong thẻ điểm cân bằng có bốn khía cạnh, các khía cạnh này liên kết với nhau thông qua ba nguyên tắc: mối quan hệ nhân quả, các nhân tố thúc đẩy hiệu quả hoạt động, mối liên kết với các phƣơng diện tài chính.
Mối quan hệ nhân quả: một chiến lƣợc là một tập hợp các giả thiết về nguyên nhân và kết quả. Nhƣ vậy hệ thống đo lƣờng cần phải đƣa các mối quan hệ (các giả thiết) vào trong các mục tiêu thuộc các khía cạnh khác nhau một cách rõ ràng để có thể quản lý và đánh giá đƣợc chúng. Mỗi thƣớc đo đƣợc lựa chọn cho một thẻ điểm cân bằng cần phải là một mắc xích trong một chuỗi các quan hệ nhân quả cho phép truyền đạt ý nghĩa trong chiến lƣợc của từng đơn vị kinh doanh đến tổ chức.
Kết quả và các nhân tố thúc đẩy hiệu quả hoạt động: mọi thẻ điểm cân bằng đều sử dụng một số thƣớc đo chung, chúng thƣờng là các thƣớc đo cơ bản đánh giá kết quả, phản ánh những mục tiêu chung của nhiều chiến lƣợc, chúng thƣờng là những chỉ số theo sau nhƣ: khả năng sinh lời, thị phần, mức độ hài lòng của khách hàng, khả năng giữ chân khách hàng và kỹ năng của nhân viên. Trong khi đó các nhân tố thúc đẩy hiệu quả hoạt động mang tính dẫn dắt là những chỉ số đặc thù cho một đơn vị kinh doanh cụ thể, phản ánh tính chất đặc thù của chiến lƣợc mà đơn vị kinh doanh đƣa ra. Một thẻ điểm cân bằng tốt cần phải có mức độ kết hợp hợp lý giữa kết quả (các chỉ số theo sau) và nhân tố thúc đẩy hiệu quả hoạt động (chỉ số dẫn dắt) đã đƣợc chuyên biệt hoá cho phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh
Mối liên kết với phƣơng diện tài chính: một thẻ điểm cân bằng phải chú trọng nhấn mạnh vào kết quả, đặc biệt là kết quả tài chính nhƣ tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng (ROCE) hay giá trị kinh tế gia tăng. Các mục tiêu cụ thể phải đƣợc liên kết để cải thiện hoạt động về mặt khách hàng, và cuối cùng là cải thiện hiệu quả tài chính.