Chính sách đãi ngộ phi vật chất đối với thuyền viên cung ứng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả cung ứng thuyền viên tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam (VITRANSCHART JSC) đến năm 2020 (Trang 60 - 63)

(Thỏa ước lao động tập thể được thông qua ở Đại hội CNVC ngày 14/01/2010 và đăng ký tại Sở LĐTBXH TPHCM)

2.5.2. Chính sách đãi ngộ phi vật chất đối với thuyền viên cung ứng

Gồm các chính sách về bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, chế độ nghỉ ngơi, làm việc, điều kiện làm việc, thăng tiến, kiểm tra sức khỏe,…

- Bồi dưỡng Anh văn, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ

- Đào tạo để được cấp giấy chứng chỉ nghiệp vụ, giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt theo quy định STCW 95:

• Đào tạo để được cấp giấy huấn luyện đặc biệt:

Trước khi thuyền viên được điều động làm việc trên các tàu chuyên dụng, công ty yêu cầu thuyển viên đến các trung tâm huấn luyện hàng hải học những khóa làm quen, khai thác (tàu dầu, tàu hóa chất, tàu khí hóa lỏng ...) để được cấp giấy chứng chỉ huấn luyện đặc biệt phù hợp.

• Đào tạo để được cấp giấy chứng nhận nghiệp vụ:

Trước khi thuyền viên được điều động đảm nhận các chức danh, công ty yêu cầu thuyền viên đến các trung tâm huấn luyện hàng hải học những chứng chỉ huấn luyện nghiệp vụ phù hợp theo chức danh đảm nhận (GOC, Radar, ARPA, quản lý nguồn lực buồng lái, quản lý nguồn lực bưồng máy, cứu hỏa nâng cao, cứu sinh nâng cao, chăm sóc y tế, hải đồ điện tử, sỹ quan an ninh trên tàu biển...).

Cử thuyền viên đi học, thực tập ở nước ngoài:

• Cử thuyền viên đi thực tập tại trung tâm hợp tác hàng hải quốc tế Nhật Bản.

Thuyền viên tốt nghiệp đại học hàng hải, đại học giao thông vận tải ngành boong, máy (hệ chính quy), học lực khá, có bằng C Anh văn trở lên, đạo đức tốt, không vi phạm kỷ luật (thể lực tốt, tuổi từ 22-25), yêu nghề, công ty tuyển chọn, bồi dưỡng thêm chuyên môn ngoại ngữ, gửi đi thi tuyển, thi tuyển đạt thì công ty sẽ cử

Nhật, 10 – 12 tháng được cử đi thực tập trên các tàu vận tải của các công ty vận tải biển lớn của Nhật Bản như MOL, NYK,… Chương trình thực tập để trở thành sỹ quan vận hành boong, máy, chứ không đơn thuần là thực tập thủy thủ, thợ máy như đối với chương trình trong nước.

• Cử thuyền viên đi học Anh văn nâng cao do Liên đoàn thủy thủ Nhật Bản tài trợ (Vsup):

Thuyền viên mọi chức danh trong công ty tốt nghiệp từ các trường đại học hàng hải, trung cấp hàng hải, trường dạy nghề ... có sức khỏe, đạo đức, tác phong tốt, tuổi từ 21-30, có nguyện vọng làm việc với công ty lâu dài, công ty sẽ bồi dưỡng thêm chuyên môn ngoại ngữ, tuyển chọn gửi đi thi, thi đạt công ty sẽ cử đi học. Các chương trình này đến nay đã được 30 khóa. Mỗi khóa sẽ có 40 học viên phía Bắc học tại Hải Phòng và 20 học viên học tại TP. Hồ Chí Minh. Thời gian học trước đây mỗi năm 2 khóa, mỗi khóa 6 tháng. Hiện nay đã rút ngắn xuống còn 4 tháng, với 3 khóa mỗi năm. Vitranschart luôn là nguồn cung cấp học viên cho các khóa này. Trong thời gian học, học viên được học tiếng Anh chuyên ngành, được giới thiệu thêm về các điều luật của ngành hàng hải. Tùy từng thời điểm, nhu cầu đào tạo của công ty mà Vitranschart chọn đối tượng cử đi học. Có khi cử thuyền viên ở mọi trình độ, chỉ cần thi đạt yêu cầu, có khi chỉ là thuyền viên tốt nghiệp đại học boong hay máy. 50% học phí do Liên đoàn thủy thủ Nhật Bản tài trợ, 50% do công ty chi trả. Chi phí tính vào chi phí đào tạo. Trước khi cử đi học, công ty yêu cầu thuyền viên cam kết phục vụ công ty 5 năm.

• Mở lớp Anh văn cho thuyền viên mới tiếp nhận:

Mỗi khi có đợt tuyển dụng đại trà, trên 50 thuyền viên, đủ mọi trình độ, công ty thường mở lớp học Anh văn chuyên ngành tại Văn phòng công ty nhưng thuê giáo viên từ các trường Hàng hải, hoặc thuê địa điểm tại các trường, như lớp Anh văn mở tại trường Trung học Hàng hải I, lớp Anh văn mở tại trường Bách nghệ Hải Phòng, trường Trung học hàng hải II và trường Cao đẳng nghề Hàng hải TP. HCM. Trong thời gian học tiếng Anh, thuyền viên còn được cử đi học các lớp mô phỏng

gia, quốc tế. Toàn bộ chi phí thuê giáo viên, thuê địa điểm do công ty đài thọ. Ngoài ra, trong thời gian đi học, thuyền viên còn được trả Phụ cấp đào tạo cao hơn Phụ cấp chờ việc hàng tháng để thuyền viên an tâm học tập.

Chi phí đào tạo: công ty đài thọ toàn bộ chi phí cho thuyền viên tham gia các lớp huấn luyện đào tạo chứng chỉ chuyên môn, các lớp cập nhật, chuyển đổi bằng cấp, các lớp đào tạo tiếng Anh nâng cao thuộc đối tượng công ty bồi dưỡng phát triển như tốt nghiệp đại học, cao đẳng học để thi sỹ quan vận hành, sỹ quan quản lý, học lấy bằng thủy thủ trưởng, thợ cả. Chi phí này được tính vào chi phí đào tạo. Nếu thuyền viên chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, chi phí đào tạo sẽ phải hoàn lại cho công ty. Nếu chấm dứt hợp đồng lao động đúng hạn, thuyền viên sẽ không phải trả bất cứ khoản chi phí đào tạo nào cho công ty.

Bảng 2.9: Thống kê chi phí đào tạo tại Vitranschart (năm 2014)

NỘI

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả cung ứng thuyền viên tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam (VITRANSCHART JSC) đến năm 2020 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w