Đề xuất Tổng Giám đốc, ký hợp đồng lao động với thuyền viên
3.4.1 Giải pháp dài hạn
- Giải pháp tuyển dụng thuyền viên: công ty cần có quy trình tuyển dụng chặt chẽ hơn,
từ khâu tuyên truyền để thu hút sinh viên từ các trường hàng hải, thuyền viên đã có kinh nghiệm từ các Công ty khác nay muốn tìm cơ hội đi xuất khẩu, công khai kế hoạch tuyển dụng. Cần có các tiêu chuẩn cụ thể để tuyển dụng người lao động với năng lực và phẩm chất tốt nhất.
- Giải pháp công tác đào tạo phát triển thuyền viên: tạo điều kiện tốt cho các thuyền
viên nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như khả năng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc. Công ty Vitranschart có chính sách tuyển sinh viên mới tốt nghiệp từ các trường hàng hải theo nhu cầu của đơn vị, tự mình đào tạo lại thông qua trường lớp hoặc cử đi thực tập trên đội tàu nước ngoài để ngay từ đầu, thuyền viên đã có kiến
dụng điều kiện hiện nay, công ty tăng thêm số lượng thuyền viên tham gia các khóa học nâng cao tiếng Anh (VSUP) hoặc vi tính (VCTC) do Liên đoàn thủy thủ Nhật Bản (JSU) tài trợ, tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh và Hải Phòng…Ngoài ra, còn phải chuyên môn hóa việc cung ứng thuyền viên và có sự phối hợp tốt giữa các công ty sử dụng thuyền viên. Hiện tại, có nhiều chủ tàu và các công ty quản lý thuyền viên trong khi nguồn nhân lực lại rất thiếu nên dẫn đến tình trạng lôi kéo thuyền viên gây mất ổn định về đội ngũ lao động này ở hầu hết các công ty. Để đạt được yêu cầu về kiến thức và năng lực cho đội ngũ thuyền viên, công ty cần quan tâm đến vấn đề đào tạo như sau:
• Đào tạo sỹ quan cấp vận hành boong tàu 500 GT và máy tàu từ 750 KW trở lên.
Thuyền viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng hàng hải sau một thời gian đi biển làm thủy thủ, thợ máy ít nhất là 12 tháng (có thực hiện Sổ ghi nhận huấn luyện) hoặc sau 36 tháng làm thủy thủ, thợ máy không vi phạm kỷ luật, công ty cử đi học, thi sỹ quan vận hành và đài thọ toàn bộ chi phí với điều kiện thuyền viên cam kết phục vụ 5 năm sau khi có bằng.
Thuyền viên học trung cấp hàng hải sau 36 tháng làm thủy thủ hoặc thợ máy không vi phạm kỷ luật, công ty cử đi học nâng cao chuyên môn ngoại ngữ, thi sỹ quan cấp vận hành.
• Đào tạo thuyền phó 3, máy 4: Thuyền viên sau khi học cập nhập, thi có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, sỹ quan vận hành, công ty bố trí đi thực tập chức danh phó 3 (đối với sỹ quan boong), máy 4 (đối với sỹ quan máy), thời gian 3- 6 tháng. Kết thúc thời gian thực tập, căn cứ nhận xét của thuyền trưởng, máy trưởng thông qua bản đánh giá thuyền viên, công ty sẽ quyết định bổ nhiệm chức danh chính thức.
• Đào tạo thuyền phó 2, máy 3: Thuyền viên sỹ quan cấp vận hành đã đảm nhiệm chức danh phó 3, máy 4 thời gian tối thiểu 12 tháng trên tàu cấp tương
công ty có năng lực (chuyên môn, Anh văn khá), không vi phạm kỷ luật, công ty sẽ đề bạt đảm nhận chức danh phó 2, máy 3 hoặc thực tập phó 2, máy 3. Thời gian thực tập 3 – 6 tháng. Kết thúc thời gian thực tập, căn cứ nhân xét của thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên không vi phạm kỷ luật, công ty sẽ quyết định bổ nhiệm chức danh chính thức.
• Đào tạo sỹ quan cấp quản lý boong tàu từ 3000GT và máy từ 3000KW trở lên: Thuyền viên tốt nghiệp hệ đại học, tuổi dưới 50 có bằng sỹ quan vận hành đã qua chức danh phó 3, máy 4 và tối thiểu đã đảm nhận chức danh phó 2, máy 3 12 tháng của tàu cấp tương đương, qua nhận xét của các thuyền trưởng, máy trưởng, qua kiểm tra đánh giá của công ty có năng lực (chuyên môn khá, Anh văn bằng C), sức khỏe và đạo đức tốt, công ty sẽ cử đi học khóa cập nhập chuyên môn, thi sỹ quan cấp quản lý.
• Đào tạo đại phó, máy 2: Thuyền viên sau khi học cập nhập, thi có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan cấp quản lý (đại phó hoặc máy 2), căn cứ năng lực thuyền viên, công ty sẽ bố trí đi thực tập chức danh đại phó, máy 2 thời gian từ 3-6 tháng. Kết thúc thời gian thực tập căn cứ nhận xét của thuyền trưởng, máy trưởng, không vi phạm kỷ luật, công ty sẽ bổ nhiệm vào chức danh chính thức.
• Đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng: Thuyền viên có bằng đại phó, máy 2, đã đảm nhiệm chức danh tối thiểu 12 tháng trên tàu cấp tương đương, có năng lực, Anh văn khá (cần thiết công ty sẽ cử đi học khóa 3 tháng), có đạo đức, có phương pháp lãnh đạo, công ty sẽ bố trí đi thực tập chức danh thuyền trưởng, máy trưởng thời gian từ 4-5 tháng. Kết thúc thời gian thực tập, căn cứ vào nhận xét của thuyền trưởng, máy trưởng, công ty sẽ tổ chức đánh giá, quyết định bổ nhiệm chức danh chính thức.
• Thuyền viên là sỹ quan hoặc thủy thủ, thợ máy tốt nghiệp từ cao đẳng, trung cấp Hàng hải trở xuống có sức khỏe, tư cách đạo đức tốt, không vi phạm kỉ luật đã có thời gian công tác trong công ty ít nhất 24 tháng, có chí tiến thủ, có đơn
cho đi học để nâng cấp nâng bậc.
• Đào tạo thủy thủ trưởng, thợ cả:
Thuyền viên tuổi dưới 45, học vấn từ công nhân kĩ thuật hàng hải trở lên, có thời gian đảm nhận chức danh thủy thủ, thợ máy, tối thiểu 24 tháng, qua nhận xét của thuyền trưởng, máy trưởng, qua kiểm tra đánh giá của công ty, có năng lực (thông thạo công việc), có ý thức tổ chức kỷ luật, có sức khỏe, công ty sẽ hướng dẫn làm hồ sơ cử đi học thủy thủ trưởng, thợ cả.
• Đào tạo thủy thủ và thợ máy:
Thủy thủ và thợ máy được tuyển dụng từ các trường đại học Hàng hải (hệ đại học, cao đẳng), trung học Hàng hải (hệ trung cấp, sơ cấp), thuyền viên từ các công ty khác chuyển về, từ các lực lượng bộ đội hải quân dưới 35 tuổi có sức khỏe, có năng lực, đạo đức tốt, đầy đủ các chứng chỉ theo qui định của STCW 95. Tuỳ theo trường hợp cụ thể, công ty sẽ bố trí đi thực tập thủy thủ, thợ máy 3-6 tháng trên tàu của công ty hoặc trên tàu nước ngoài (D/Cadet hoặc E/Cadet).
Kết thúc thời gian thực tập, căn cứ nhận xét của thuyền trưởng, máy trưởng, không vi phạm kỷ luật, căn cứ học vấn công ty sẽ bổ nhiệm chức danh chính thức từ thủy thủ bảo quản (OS) đến thủy thủ lái (AB), hoặc từ thợ máy bảo quản (WPR) đến chấm dầu (OLR).
• Đào tạo Bếp trưởng:
Thuyền viên tốt nghiệp trường kĩ thuật nấu ăn, tuổi từ 19-30, sau khi đảm nhận chức danh phục vụ tối thiểu 12 tháng, qua nhận xét của thuyền trưởng, có ý thức trách nhiệm, vệ sinh sạch sẽ, có năng khiếu nấu ăn, khá tiếng Anh, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, công ty sẽ kiểm tra đánh giá, cử đi học bổ túc nghiệp vụ bếp trưởng và đề bạt bếp trưởng.
qua tuyển dụng (ưu tiên bộ đội xuất ngũ) hoặc từ thủy thủ, thợ máy chuyển qua, được bồi dưỡng học thêm Anh văn, học an toàn cơ bản phù hợp với tính chất nghề nghiệp được sắp xếp đi thực tập trên tàu công ty từ 3-6 tháng, có nhận xét tốt của thuyền trưởng, công ty sẽ điều động đảm nhiệm các chức danh chính thức.
Thuyền viên cũng có thể được nâng chức danh trực tiếp trên tàu nếu khi đảm nhận chức danh thấp hơn đã có bằng cấp, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cao hơn, được thực tập làm quen và được thuyền trưởng, máy trưởng đánh giá tốt, có đề nghị công ty lên chức danh.
Để thực hiện được khối lượng công việc trên một cách thường xuyên, công ty cần bổ sung nhân lực cho phòng đào tạo để hỗ trợ phòng thuyền viên trong công tác đào tạo thuyền viên mới, thuyền viên lên chức danh và huấn luyện thuyền viên trước khi nhập tàu. Hiện nay, cả ở văn phòng công ty, chi nhánh chỉ có các cố vấn boong, tức là các thuyền trưởng đã có kinh nghiệm đi biển lâu năm, chưa có các cố vấn máy. Cán bộ kiêm nhiệm thì quá bận nên không thể dáp ứng kế hoạch đào tạo của các phòng thuyền viên..
- Tiếp tục giữ vững thị trường hiện nay đồng thời không ngừng tìm kiếm các thị trường khác, tận dụng những lợi thế đang có cũng như tham gia vào các dự án để tìm kiếm đối tác, liên doanh để tạo cơ hội việc làm cho các thuyền viên.
- Mặt khác, để có được các thuyền viên có năng lực đã khó nhưng việc giữ lại các thuyền viên này cũng như nâng cao sự gắn bó, trung thành với công ty còn khó hơn. Công ty cần phải điều chỉnh tăng mức lương, thưởng và chính sách đãi ngộ cho thuyền viên sao cho phù hợp với tình hình kinh tế thị trường hiện nay. Tránh cho thuyền viên không phải lựa chọn giữa đi xuất khẩu hay phục vụ đội tàu nhà, không phải từ chối mỗi khi được điều động đi tàu công ty, mang tiếng là chống lệnh. Với tình hình lạm phát như hiện nay, công ty cần điều chỉnh tăng lương cho thuyền viên để đảm bảo cuộc sống gia đình, thuyền viên yên tâm công tác và phấn đấu. Mặt khác công ty nên có những khoản thưởng thông qua doanh thu, thưởng nhanh khi thuyền viên đạt công tác xuất sắc, thưởng trong những dịp lễ lớn như Quốc Khánh,
với họ… để khuyến khích các thuyền viên gắn bó với công ty lâu dài.
- Đối với các thuyền viên tự đi học, công ty có thể dựa trên tính cần thiết của chương trình học đối với công ty để có mức hỗ trợ hợp lý cho thuyền viên. Nếu ngành học của thuyền viên hỗ trợ tốt cho công việc, công ty có thể tài trợ 50% học phí.
- Phải luôn luôn và thường xuyên theo dõi, cập nhật trình độ, năng lực của các thuyền viên nhất là các thuyền viên dự trữ, đảm bảo nguồn lao động sẵn sàng khi có nhu cầu.
- Phối hợp cùng với các đơn vị cung ứng thuyền viên khác, thông qua cơ quan cấp trên là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Hiệp hội chủ tàu có tiếng nói với Chính phủ xem xét việc tính thuế thu nhập cá nhân cho thuyền viên. Là một nghề đặc thù, nặng nhọc, bị áp lực về tâm sinh lý khi thường xuyên công tác dài ngày trên biển, thu nhập hoàn toàn từ sức lao động nhưng không có bất cứ sự hỗ trợ nào về thuế cho lao động thuyền viên.
- Thuyền viên Việt Nam học trong trường quá nặng về lý thuyết, trong khi nghề thuyền viên là cần kỹ năng thực hành. Nhà nước chưa hỗ trợ cho các trường hàng hải trang bị tàu để thuyền viên đi thực tập. Trong khi chưa có đủ tài chính đề đầu tư, cũng chưa thể tận dụng được các mối quan hệ hay sự đóng góp của toàn ngành cho công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành vận tải biển nước nhà thông qua cử thuyền viên đi thực tập trên đội tàu Việt Nam. Nhà nước cần có sự can thiệp trực tiếp vào hoạt động này thì mới có tính chất bắt buộc. Điều này thời bao cấp trước đây chúng ta đã làm được. Chính vì thế, khi tuyển dụng, các công ty phải tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để đào tạo lại hoặc cho thuyền viên đi thực tập trước khi có thể bố trí chức danh chính thức.
3.4.2 Giải pháp ngắn hạn
Thị trường Nhật Bản vốn là một thị trường nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó những thiên tai lại xảy ra thường xuyên làm cho đội ngũ lao động ở đất nước này cần được nhập khẩu từ các nước khác, trong đó có cả Việt Nam. Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất Nhật Bản. Trong công nghiệp, các ngành được ưa chuộng và phát triển nhất bao gồm: đóng tàu, điện tử, sản xuất đồ gia dụng, sản xuất ô tô và kim loại màu. Từ những năm vào cuối thế kỉ 20, ngành
Bản luôn thay đổi. Nhật Bản là đất nước có các khu công nghiệp lớn và phát triển trên thế giới. Đây là một trong những “xưởng đóng tàu” lớn nhất trên thế giới, và có đội tàu cũng phát triển từ nhiều thập kỷ nay. Hơn nữa, đây là đối tác chính và lớn nhất của ta, do đó việc đảm bảo chất lượng đội ngũ thuyền viên và nhất là có đủ chức danh theo yêu cầu của họ để khai thác thị trường này là hết sức quan trọng. Với các đối tác lâu dài như công ty DCKK Group, Nissho Shipping, PSSI…luôn có lượng thuê thuyền viên ổn định, doanh thu cao. Công ty nên tận dụng lợi thế này để đẩy mạnh số lượng cũng như chất lượng thuyền viên xuất khẩu.
- Hiện nay, các thị trường khác như Đài Loan, Hàn Quốc cũng là những đối tác lớn trong thị phần cung ứng thuyền viên của nước ta. Công ty nên tận dụng lợi thế là thành viên của các hiệp hội hàng hải trên thế giới cũng như Việt Nam để tăng cường hơn nữa hoạt động cung ứng thuyền viên. Đối với Đài Loan, công ty có lợi thế là đại lý cho hãng tàu Wanhai Lines nhiều năm. Họ có đội tàu container lớn, hoạt động tuyến ghé các cảng Việt Nam. Nếu ký được hợp đồng cung ứng thuyền viên cho họ sẽ đẩy mạnh được công tác cung ứng thuyền viên. Hàn Quốc cũng có nhiều năm quan hệ tốt với công ty thông qua việc thuê làm đại lý cho đội tàu của nhau, thuê định hạn các tàu của công ty. Đó sẽ là cầu nối để công ty cung cấp thuyền viên cho các chủ tàu Hàn Quốc. Tuy họ không có mức lương và các chính sách tốt bằng các chủ tàu Nhật Bản, nhưng họ cũng là các nước châu Á, có văn hóa gần gũi với Việt Nam nên sẽ hợp tác được chặt chẽ.
- Làm tốt công tác tiếp thị ngay đối với các công ty thuê tàu của công ty. Hiện nay, đội tàu của công ty có số lượng tương đối ít (12 tàu), tuy nhiên trong tương lai sẽ tiếp tục mở rộng và phát triển. Các công ty thuê tàu cũng thường thuê ngay thuyền bộ của công ty, nhờ đó giúp công ty khai thác tốt tàu đồng thời cũng cung ứng thuyền viên tại chỗ. Có thể mở rộng cho thuê thuyền viên trên đội tàu của họ. - Để tăng cường mối quan hệ với thuyền viên với công ty cũng như để giữ được
thuyền viên ở lại để phát triển thì ngoài những chính sách dài hạn công ty nên duy trì các cuộc họp với anh em sỹ quan thuyền viên đang nghỉ dự trữ, một mặt giúp các thuyền viên trao đổi kinh nghiệm, mặt khác có thể giúp tìm hiểu những nguyện
hợp và kịp thời.
- Cần xử lý nghiêm minh, đồng bộ những sai phạm của thuyền viên như vi phạm kỷ luật khi làm việc trên tàu, tự ý giữ hồ sơ không nộp công ty để đi tàu bên ngoài, không chấp hành lệnh điều động của công ty, cố tình trì hoãn lệnh điều động để chọn tàu, vừa giúp cho thuyền viên thấy rõ được những khuyết điểm, sai sót của mình để khắc phục, vừa cho các thuyền viên khác thấy được những điều đó để mà rút kinh nghiệm và không mắc sai lầm như vậy.
- Tham gia với Tổng công ty Hàng hải xây dựng bộ “qui chuẩn đánh giá thuyền viên” của Vinalines, những thuyền viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, bị sa thải ở các thành viên của Tổng công ty Hàng hải sẽ không được các đơn vị khác sử dụng. Các thuyền viên có gian lận về bằng cấp gây hậu quả nghiêm trọng cho chủ tàu đề nghị Cục hàng hải Việt Nam thu hồi bằng cấp, hộ chiếu và thông báo cho các công ty vận tải biển để tránh trường hợp thuyền viên thuyên chuyển sang công ty khác tiếp tuc gây hậu quả.
- Để nghề đi biển vẫn thu hút thuyền viên, công ty nhanh chóng kết hợp lấy ý kiến của các đơn vị cung ứng thuyền viên, các chủ tàu kiến nghị Bộ tài chính, Chính phủ xem xét giảm thuế thu nhập cá nhân cho thuyền viên bằng cách tăng mức khấu trừ từ 4 triệu đồng lên 8 triệu đồng xét đên yếu tố độc hại, nguy hiểm.