CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CUNG ỨNG THUYỀN VIÊN CỦA CÔNG TY VITRANSCHART ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả cung ứng thuyền viên tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam (VITRANSCHART JSC) đến năm 2020 (Trang 36 - 39)

4 Phân theo hợp đồng lao động:

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CUNG ỨNG THUYỀN VIÊN CỦA CÔNG TY VITRANSCHART ĐẾN NĂM

CÔNG TY VITRANSCHART ĐẾN NĂM 2020

2.1 Tổng quan công tác cung ứng thuyền viên của Công ty

Theo thống kê của cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam về vận tải biển cho thấy, từ năm 1992 nước ta đã bắt đầu cung ứng thuyền viên tàu cá và cho đến thời điểm này cả nước có nhiều doanh nghiệp đã và đang cung ứng thuyền viên cho các hãng tàu trên thế giới. Công ty Vitranschart cũng là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước trong công tác cung ứng thuyền viên nhờ có các chính sách thích hợp.

Đối tác cung ứng thuyền viên của công ty Vitranschart là các chủ tàu Nhật Bản, Đài Loan… Trong tương lai, Vitranschart đang và sẽ tiếp tục giữ vững các thị trường trọng yếu cũng như việc tiếp tục tìm kiếm các đối tác ở các khu vực khác, cụ thể là ở Châu Âu.

Vitranschart đã có một bề dày cung ứng thuyền viên. Vì vậy, công ty có một đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm cũng như trình độ cao trong lĩnh vực này. Đội ngũ sỹ quan thuyền viên của công ty được huấn luyện, đào tạo cũng như cử đi làm việc trên tàu nước ngoài ngay từ khi mới được tuyển dụng cho đến khi trở thành các sỹ quan vận hành, sỹ quan quản lý nên tác phong làm việc chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao và trình độ ngoại ngữ có khả năng đáp ứng được yêu cầu của chủ tàu và có khả năng làm việc ở bất cứ con tàu nào với những điều kiện phù hợp.

Với ban đào tạo và cố vấn của công ty gồm những thuyền trưởng, máy trưởng có kinh nghiệm lâu năm tham gia công tác huấn luyện và đào tạo thuyền viên nên công tác cung ứng thuyền viên cũng đã đạt được những bước phát triển nhất định, đem lại mức doanh thu không nhỏ cho công ty.

2.2 Thực trạng năng lực đội ngũ thuyền viên của Công ty

Hiện nay công ty có 991 thuyền viên, trong đó chiếm số lượng lớn nhất là thủy thủ 606 người (chiếm 61,15%). Bên cạnh đó, bản thân thuyền viên Việt Nam nói chung và công ty nói riêng đều có đức tính cần cù, chịu khó làm việc chăm chỉ, không ngại khó, ngại khổ, có tinh thần học hỏi và đoàn kết, ý thức làm việc trong môi trường nhiều thử thách và cạnh tranh, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tôn giáo. Chính điều này không những làm tăng thêm uy tín của công ty, tạo điều kiện cho việc cung ứng thuyền viên của công ty và tăng mức thu nhập cho các thuyền viên mà nó còn góp phần nâng cao vị thế cung ứng thuyền viên của nước ta.

Tuy nhiên, thuyền viên của công ty cũng vướng phải khuyết điểm chung mà hầu như các thuyền viên cung ứng của Việt Nam đều phạm đó là trình độ Anh ngữ yếu – vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giao dịch, thông tin liên lạc, đọc và hiểu tài liệu chuyên môn kỹ càng, làm báo cáo sự cố, thực hiện chính xác các biểu mẫu hợp đồng thông dụng trong vận tải biển. Năng lực thực hành thao tác nghiệp vụ, xử lý tình huống còn yếu, chậm chạp, chưa thành thạo quy trình kỹ thuật… Với những khuyết điểm trên chúng ta đều thấy được là do khâu đào tạo của ta còn yếu kém, do

đó công ty cần củng cố hơn nữa kiến thức cũng như thực tế cho các thuyền viên để đạt được yêu cầu tối thiểu mà các tổ chức quốc tế đều công nhận.

2.3 Đặc tính thị trường cung ứng thuyền viên của Công ty

Bảng 2.1: Khách hàng ký hợp đồng thuê thuyền viên của Công ty (2010-2014)

Đvt: thuyền viên

STT Chủ tàu 2010 2011 2012 2013 2014

1 Master Marine - DCKK Group 210 218 181 172 176

2 Shinwa Marine (Japan ) 34 35 54 71 52

3 BOGO LINE CO.,LTD (Korea) 19 9 0 0 0

4 Mitsui OSK Lines (M.O.L) ( Japan) 12 23 25 0 0

5 Nissho Shipping (Japan) 189 163 149 142 126

Tổng cộng: 464 448 409 385 354

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Thuyền viên – Vitranschart JSC)

Nhìn qua bảng các khách hàng ký hợp đồng thuê thuyền viên với công ty từ năm 2010 - 2014 ta thấy trong những năm qua thị trường cung ứng thuyền viên là thị trường Nhật Bản, với chủ yếu các đối tác là DCKK Group, Shinwa Marine và Nissho Shipping…. Đối tác truyền thống của công ty là DCKK Group, có trụ sở tại Nhật Bản. Đây là một công ty có mối quen biết rộng, có uy tín với các chủ tàu Nhật Bản vì họ là một trong những công ty đầu tiên của Nhật Bản đến Việt Nam để tìm nguồn thuyền viên mới cho các chủ tàu Nhật Bản, qua đó đã giới thiệu thuyền viên Việt Nam cho thị trường Nhật giàu tiềm năng. Số lượng thuyền viên cung ứng cho DCKK Group chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số thuyền viên xuất khẩu của công ty. Ngoài ra, công ty không chỉ cung ứng thuyền viên làm việc trên các tàu hàng khô (bách hóa, hàng rời, chở ô tô, chở gỗ tròn, …) mà còn cung cấp thuyền viên làm trên các tàu dầu, tàu hóa chất cho chủ tàu Nissho Shipping. Công ty này có đội tàu dầu, tàu hóa chất hùng hậu, vùng hoạt động rất rộng nên cần số lượng thuyền

viên tương đối lớn. Và thuyền viên Việt Nam cung cấp cho chủ tàu này chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các thuyền viên trong khu vực bao gồm Hàn Quốc, Philippines, Myanmar.

Trong năm 2010, nhờ làm tốt công tác marketing, công ty thu hút thêm một đối tác Hàn Quốc là BOGO LINES, vốn là chủ tàu mà công ty làm đại lý tại các cảng Việt Nam và đã cung ứng được thuyền viên. Nhưng công ty đã chấm dứt hợp đồng với hãng này vì thấy rằng thuyền viên của công ty bị đối xử không tốt khi làm việc cùng các sỹ quan Hàn Quốc khi trên tàu của họ. Lý do là tàu của công ty này treo cờ Hàn Quốc, nên không được thuê sỹ quan Việt Nam mà toàn bộ Sỹ quan là Hàn Quốc.

Như vậy, thị trường cung ứng thuyền viên của công ty chính là Nhật Bản. Đây là đất nước của kỷ luật cũng như thái độ làm việc hết sức nghiêm túc. Do đó công ty đã phải tìm hiểu rất kỹ về phong tục, tập quán để các thuyền viên có thể làm việc tốt nhất.

2.4 Thực trạng công tác cung ứng thuyền viên của Công ty Vitranschart

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả cung ứng thuyền viên tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam (VITRANSCHART JSC) đến năm 2020 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w