Thực trạng cung ứng thuyền viên theo chủ tàu (giai đoạn 2010-2014)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả cung ứng thuyền viên tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam (VITRANSCHART JSC) đến năm 2020 (Trang 48 - 53)

4 Phân theo hợp đồng lao động:

2.4.3Thực trạng cung ứng thuyền viên theo chủ tàu (giai đoạn 2010-2014)

Bảng 2.4 Biến động thuyền viên cung ứng theo chủ tàu của công ty (2010-2014)

ST

T Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Lượng chênh lệch tuyệt đối (+/-) Liên hoàn SL TT % SL TT % SL TT% SL TT % SL TT% 11- 10 12- 11 13- 12 14- 13 11/1 0 1 MASTER MARINE DCKK GROUP (Japan) 210 45.3 218 48.7 181 44.3 172 43.2 176 49.7 8 -37 -9 4 8 2 SHINWA MARINE ( Japan) 34 7.3 35 7.8 54 13.2 71 17.8 52 14.7 1 19 17 -19 1 3 BOGO LINE 19 4.1 9 2.0 -10 -10

(Korea) 4 MITSUI OSK LINES (Japan) 12 2.6 23 5.1 25 6.1 11 2 11 5 NISSHO (Japan) 189 40.7 163 36.4 149 36.4 142 38.9 126 35.6 -26 -14 -7 -16 -26 Tổng cộng 464 100 448 100 409 100 385 100 354 100 -16 -39 -24 -31 -16

Hình 2.3: Biểu đồ thuyền viên cung ứng theo chủ tàu (2010 - 2014)

Như đã phân tích tổng quan về tình hình cung ứng thuyền viên của công ty trong 5 năm qua giảm do nhiều nguyên nhân. Nhìn chung tình hình cung ứng thuyền viên theo chủ tàu có những đặc điểm chính sau:

Trong 5 năm qua, công ty chủ yếu cung ứng thuyền viên làm việc trên đội tàu Nhật Bản. Đối tác truyền thống của công ty là DCKK Group, một công ty có trụ sở tại Nhật. Đây là một công ty có mối quan hệ quen biết rộng với nhiều chủ tàu Nhật Bản như Kiku Ocean Industrial, Libera Corp, Imabari Senpaku, Tsurumaru Kaiun, Tokyo Seafoods, S.T Marine Engineering, Kitaura Kaiun...qua đó đã giới thiệu thuyền viên Việt Nam cho thị trường Nhật giàu tiềm năng. Qua bảng biến động thuyền viên cung ứng theo chủ tàu ta thấy số lượng thuyền viên cung ứng cho đối tác này chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong số thuyền viên cung ứng của công ty, bình quân trên 40% nhưng năm năm qua tốc độ này có xu hướng giảm dần. Tốc độ phát triển bình quân đạt 96.02%, tương đương giảm 9 người/năm. Chỉ có năm 2011, số lượng thuyền viên cung ứng cho đội tàu này đạt 103,8% tương đương tăng 8 người. Bắt đầu từ năm 2012 đối tác Libera chấm dứt hợp đồng thuê thuyền viên với Công ty khiến cho số lượng cung ứng thuyền viên bị sụt giảm. So với năm 2010 thì tốc độ phát triển thuyền viên cung ứng năm 2012, 2013 lần lượt chỉ còn 83.03%, 85.03%.

đội tàu của họ bằng thuyền viên Việt Nam, nhưng sau đó họ nhận thấy đội ngũ thuyền viên công ty không có đủ lực lượng sỹ quan quản lý để họ có thể bố trí trên các tàu nên họ đã chuyển hướng sang thuê thuyền viên Trung Quốc. Đây là một điều đáng tiếc vì không những doanh thu của công ty bị giảm mà bản thân số lượng thuyền viên dự trữ cũng tăng lên kéo theo khó khăn trong việc sắp xếp lao động và đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Thêm một đối tác Nhật Bản tiềm năng mà công ty thường xuyên cung ứng thuyền viên là Shinwa Marine. Công ty cung cấp cả thuyền bộ Việt Nam cho đội tàu chạy tuyến cận hải của họ. Tình hình kinh doanh đối với đối tác này trong 5 năm qua khá tốt. Số lượng thuyền viên liên tục tăng qua các năm. Tốc độ phát triển bình quân đạt 115,48 % bình quân tăng 4 người. Mặc dù năm 2014 số lượng thuyền viên cung ứng có giảm so với năm 2013 là 19 người nhưng tăng so với năm 2010 là 18 người. Trong năm 2010, nhờ làm tốt công tác marketing, công ty đã thu hút thêm một đối tác Hàn Quốc là Bogo Lines. Thuyền viên công ty cung cấp cho đội tàu của Bogo Lines tuy chưa đạt được số lượng nhiều chỉ cung ứng được 19 thuyền viên năm 2010 (2 tàu) và 9 thuyền viên năm 2011 (01 tàu), song từ đối tác này cũng đã làm tăng thêm được số lượng thuyền viên cung ứng của công ty trong 2 năm. Mặt hạn chế đội tàu của họ cũ, lại treo cờ Hàn Quốc nên bắt buộc 7 sỹ quan trên tàu phải là Hàn Quốc nên áp lực công việc quá lớn cho thuyền viên Việt Nam, công ty buộc phải trả lại tàu.

Cũng trong năm 2010, tập đoàn Mitsui OSK Lines danh tiếng của Nhật cũng tìm hiểu tình hình cung ứng thuyền viên của công ty từ những thị trường truyền thống quen thuộc và cùng với sự danh tiếng truyền thống của thuyền viên công ty. Đối tác này đã thử nghiệm thuê một số chức danh làm việc cho đội tàu hàng rời của họ và bước đầu công ty đã cung ứng được thuyền viên trong 3 năm 2010, 2011 và 2012. Chỉ cung ứng trong 3 năm nhưng tình hình kinh doanh khá tốt, số lượng thuyền viên tăng qua các năm. Đáng tiếc là sau đó do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, giảm số tàu hoạt động, họ buộc phải từ chối thuyền viên Việt Nam để giữ công ăn việc làm cho đối tác truyền thống của họ là Philippines.

các tàu hàng hàng khô (bách hóa, hàng rời) mà còn cung cấp thuyền viên làm việc trên các tàu chuyên dụng chở ô tô, chở xi măng, tàu dầu, tàu hóa chất. Đối tác Nissho cũng là một chủ tàu Nhật Bản lớn của công ty. Tỷ trọng thuyền viên cung ứng cho chủ tàu này đứng thứ hai sau DCKK Group. Trong giai đoạn qua thì tình hình kinh doanh đối với đối tác này tương đối gặp khó khăn. Số lượng thuyền viên cung ứng có xu hướng giảm, tốc độ phát triển bình quân chỉ đạt 90.42%,bình quân giảm 13 người/năm. Năm 2014 số lượng thuyền viên cung ứng cho chủ tàu này chỉ đạt 88,73% giảm 63 người so với năm 2010. Công ty này có đội tàu dầu, tàu hóa chất hùng hậu, vùng hoạt động rộng nên cần số lượng thuyền viên tương đối lớn. Vì vậy công ty cần đầu tư thuyền viên có chất lượng tốt để đáp ứng yêu cầu của chủ tàu, từ đó số lượng thuyền viên cung ứng của công ty sẽ được cải thiện lên rất nhiều.

2.5 Các chính sách đãi ngộ đối với thuyền viên Công ty 2.5.1. Đãi ngộ vật chất đối với thuyền viên cung ứng

Gồm lương tháng, thưởng, phụ cấp, các chính sách BHXH, BHYT, BHTN… Lương tháng: Lương tháng do chính chủ tàu nước ngoài thuê thuyền viên quy định. Công ty sẽ dựa vào bảng lương đã ký kết với chủ tàu để trả lương theo thỏa thuận

Bảng 2.5: Bảng lương thuyền viên được ký kết với chủ tàu Nhật (2014): ĐVT: USD Chức danh Lương Lương ngoài giờ Lương phép

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả cung ứng thuyền viên tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam (VITRANSCHART JSC) đến năm 2020 (Trang 48 - 53)