Thực trạng đội ngũ thuyền viên Công ty theo chức danh (giai đoạn 2010 2014)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả cung ứng thuyền viên tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam (VITRANSCHART JSC) đến năm 2020 (Trang 39 - 44)

4 Phân theo hợp đồng lao động:

2.4.1 Thực trạng đội ngũ thuyền viên Công ty theo chức danh (giai đoạn 2010 2014)

2014)

Bảng 2.2: Số lượng và cơ cấu thuyền viên cung ứng của Công ty Vitranschart theo chức danh ( 2010- 2014) S

TT T

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Lượng chênh lệch tuyệt đối (+/-)

Liên hoàn SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) 11- 10 12- 11 13- 12 14- 13 11/ 10 1 Sỹ quan quản lý 38 8.19 34 7.59 39 9.54 44 11.43 44 12.43 -4 5 5 0 -4 Thuyền 3 0.65 3 0.67 5 1.22 7 1.82 7 1.98 0 2 2 0

trưởng Đại phó 16 3.45 14 3.13 15 3.67 15 3.90 15 4.24 -2 1 0 0 -2 Máy trưởng 3 0.65 3 0.67 5 1.22 7 1.82 8 2.26 0 2 2 1 Máy 2 16 3.45 14 3.13 14 3.42 15 3.90 14 3.95 -2 0 1 -1 -2 2 Sỹ quan vận hành 75 16.16 73 16.29 73 17.85 76 19.74 71 20.06 -2 0 3 -5 -2 Phó 2 16 3.45 16 3.57 16 3.91 17 4.42 16 4.52 0 0 1 -1 Phó 3 22 4.74 26 5.80 26 6.36 21 5.45 18 5.08 4 0 -5 -3 Máy 3 19 4.09 15 3.35 15 3.67 24 6.23 19 5.37 -4 0 9 -5 -4 Máy 4 18 3.88 16 3.57 16 3.91 14 3.64 18 5.08 -2 0 -2 4 -2 3 Thủy thủ 351 75.65 341 76.12 297 72.62 265 68.83 239 67.51 -10 -44 -32 -26 -10 Tổng 464 100 448 100 409 100 385 100 354 100 -16 -39 -24 -31 -16

Hình 2.1:Biểu đồ biểu thị thuyền viên cung ứng theo chức danh (2010 - 2014)

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được số lượng thuyền viên cung ứng của công ty có xu hướng giảm dần qua các năm. Nếu như năm 2010 công ty cung ứng 464 thuyền viên thì đến năm 2014 chỉ còn 354 người, đạt 76,29% so với năm 2010 và chỉ bằng 91,95% so với năm trước đó. Lý do những năm 2010 – 2011 là thịnh vượng của ngành vận tải biển quốc tế và Việt Nam. Số lượng tàu đóng mới tăng vọt, cùng với sự tăng trưởng của đội tàu quốc gia, quốc tế, kéo theo nhu cầu về thuyền viên. Sau đó lại là thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đẩy các công ty vận tải biển vào tình trạng phá sản hàng loạt. Các chủ tàu trong và ngoài nước đều bán tàu để cắt giảm thua lỗ. Trong năm năm qua, xu hướng giảm của thuyền viên cung ứng công ty tập trung vào khối chức danh thủy thủ và sỹ quan vận hành. Số thuyền viên giảm này tập trung chủ yếu ở khối tàu của Nissho. Từ chỗ cung ứng 189 thuyền viên năm 2010, đến cuối năm 2014 chỉ còn 103. Lý do: Đối với khối tàu này, công ty chủ yếu cung cấp sỹ quan vận hành và thủy thủ. Sỹ quan quản lý vẫn là thuyền viên Hàn Quốc và Philippines do đặc thù tàu của họ chỉ chở dầu và hóa chất, đòi hỏi trình độ của thuyền viên cao hơn. Mặc dù đã phấn đấu qua nhiều năm, nhưng thuyền viên của Việt Nam chỉ đảm nhận chức danh cao nhất là máy 2 và đại phó. Hơn nữa, số lượng này còn giảm đi vì thuyền viên đi lâu không lên được thuyền trưởng, máy trưởng đã quyết định bỏ công ty để đi chức danh cao hơn ở các công ty vận tải biển trong nước. Hơn nữa, chủ tàu tăng số lượng thuyền viên Myanmar do nhân viên cấp cao tại văn phòng của họ là người Myanmar đã hỗ trợ thúc đẩy sử dụng thuyền viên Myanmar.

Số lượng thuyền viên cung ứng ở khối sỹ quan quản lý đạt tốc độ phát triển bình quân là 104,25%. So với năm 2010 thì năm 2014 số lượng sỹ quan quản lý đạt 115,79% với tổng số lượng là 44 người. Tăng nhiều nhất là ở chức danh thuyền trưởng (tăng bình quân 126,67%/năm và tăng 233,33% so với năm 2010) và chức danh máy trưởng (tăng bình quân 130,24% và tăng 266,67% so với năm 2010).

trưởng, máy trưởng) là thuyền viên Việt Nam, trong khi trước đây các chức danh này là người Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trong khi đó số lượng của nhóm thủy thủ của công ty đã giảm đều qua các năm, tốc độ phát triển bình quân đạt 93,48% tương đương một năm giảm 27 thuyền viên. Năm 2010 công ty có được 351 thủy thủ thì năm 2014 số lượng của nhóm thuyền viên này chỉ đạt 239 người.

Mặt khác, ta thấy giữa số lượng sỹ quan và thủy thủ có một khoảng cách khá xa. Lý do là trên một con tàu có 20 thuyền viên thì sỹ quan quản lý là 4 người (thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy 2) chiếm 20%, sỹ quan vận hành là 4 (phó 2, phó 3, máy 3, máy 4), chiếm 20%, còn lại là các chức danh như thủy thủ trưởng, thợ cả, thủy thủ, thợ máy, bếp, phục vụ viên 12 người (ở đây gọi chung là thủy thủ), chiếm 60%.

Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu các chức danh sỹ quan thuyền viên cung ứng (2010 – 2014)

Dựa vào biểu đồ tỷ trọng các chức danh sỹ quan thuyền viên cung ứng (2010- 2014), tỷ trọng sỹ quan cung ứng của công ty đều chiếm ¼, tỷ trọng của thủy thủ cung ứng chiếm ¾ còn lại.

Có sự chênh lệch về tỷ trọng như vậy là do sự thay đổi yếu tố mức sống xã hội. Đi biển không còn là nghề có thu nhập cao và có sức lôi cuốn như trước đây, một lực lượng không nhỏ các chức danh ở mức sỹ quan không còn ham thích công

thụ như những người làm việc trên bờ, đã rời bỏ nghề và tìm những công việc phù hợp ở trên bờ. Sự thiếu hụt về sỹ quan hiện nay sẽ tiếp tục xấu đi nếu các tổ chức hàng hải không có những chính sách đào tạo hoặc có những biện pháp để hạn chế số sỹ quan rời bỏ ngành công nghiệp này. Thứ 2, công ty chưa tăng thêm được các thuyền bộ toàn bộ là thuyền viên Việt Nam, vẫn phải đi chung với sỹ quan quản lý là người nước ngoài (như khối tàu Nissho).

Mặc dù thuyền viên cung ứng có xu hướng giảm nhưng số lượng sỹ quan quản lý của công ty lại có xu hướng tăng. Cùng với sự ổn định trong công tác cung ứng thuyền viên được công ty giữ ở mức gần 400 người/năm, trong đó sỹ quan quản lý có 33 – 44 TVXK/năm, sỹ quan vận hành có 71 - 75 TVXK/năm, thủy thủ đạt 300 TVXK/năm. Để có được điều này phải nói đến sự cố gắng của ban lãnh đạo công ty đã quan hệ giao lưu rất rộng, có uy tín cao, gây được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng. Với công tác quản lý đáp ứng mọi nhu cầu và nguyện vọng cho các thuyền viên sỹ quan như chính sách lương, thưởng thỏa mãn được nhu cầu cho sỹ quan thuyền viên, là động lực lớn cho nỗ lực cống hiến và phấn đấu của thuyền viên, là phần thưởng cho sự nhiệt tình trong công việc. Vì vậy mà thúc đẩy khả năng làm việc của họ, khiến cho họ quan tâm đến công việc của mình và tự họ sẽ cố gắng làm tốt công việc. Mặt khác chế độ đãi ngộ ưu ái như nghỉ dự trữ, thu xếp phương tiện đưa đón và thanh toán chi phí đi lại, cùng với các chính sách hỗ trợ gia đình thuyền viên giúp cho thuyền viên an tâm khi công tác tại công ty đã thu hút rất nhiều các thủy thủ tốt nghiệp ở các trường hàng hải vào làm việc cho công ty.

Ngoài ra để có thể nâng cao được chất lượng thuyền viên, công ty đã có những chính sách đào tạo bồi dưỡng và tạo cơ hội phát triển thăng tiến cho các anh em thuyền viên đồng thời nâng cao số lượng sỹ quan xuất khẩu:

Công ty tổ chức đào tạo, giúp cho thuyền viên có đủ điều kiện đảm nhận chức vụ mới cao hơn. Ngoài ra, thuyền viên được công ty cử đi học các lớp đào tạo có thời gian trên 1 tháng sẽ được công ty trả phụ cấp đào tạo hàng tháng.

luyện, đào tạo chứng chỉ chuyên môn, các lớp cập nhật, chuyển đổi bằng cấp theo yêu cầu của công ty.

Đối với các lớp sĩ quan, lớp nâng cấp, lớp học lấy bằng thủy thủ trưởng, thợ cả: công ty chỉ thanh toán cho những thuyền viên thuộc diện được công ty xét duyệt, nằm trong kế hoạch đào tạo. Thuyền viên được ra quyết định cử đi học, được hưởng các quyền lợi quy định và phải ký cam kết trước khi đi học theo mẫu quy định.

Công ty thanh toán các chi phí đổi bằng Panama hay quốc gia khác (theo yêu cầu của chủ tàu).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả cung ứng thuyền viên tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam (VITRANSCHART JSC) đến năm 2020 (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w