Thực trạng thuyền viên công ty dự trữ theo chức danh (giai đoạn 2010 2014)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả cung ứng thuyền viên tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam (VITRANSCHART JSC) đến năm 2020 (Trang 44 - 48)

4 Phân theo hợp đồng lao động:

2.4.2 Thực trạng thuyền viên công ty dự trữ theo chức danh (giai đoạn 2010 2014)

2014)

Muốn bảo đảm số lượng thuyền viên cho xuất khẩu, công ty phải có đủ cơ số thuyền viên dự trữ để thay thế kịp thời, bảo đảm lịch hoạt động của tàu, thay thế thuyền viên tại các cảng thuận tiện, tiết kiệm chi phí, bảo đảm thuyền viên không bị kéo dài hợp đồng. Thời hạn hợp đồng phổ biến hiện nay là 10+01 tháng hoặc 10 +02 tháng. chủ tàu có thể bị phạt nếu đại diện ITF kiểm tra hợp đồng thuyền viên trên tàu.

Bảng 2.3: Số lượng và cơ cấu thuyền viên và thuyền viên dự trữ của Công ty Vitranschart theo chức danh ( 2010- 2014)

ST T T

Chỉ

tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Lượng chênh lệch tuyệt đối (+/-) Liên hoàn TH TT (%) TH (%)TT TH (%)TT TH (%)TT TH (%)TT 11-10 12-11 13-12 14-13 1 Sỹ quan quản lý 61 6.14 66 6.63 68 6.70 75 7.46 77 7.77 5 2 7 2 Dự trữ 20 2.01 21 2.11 37 3.65 43 4.28 55 5.55 1 16 6 12 Thuyền trưởng 10 1.01 11 1.10 12 1.18 15 1.49 15 1.51 1 1 3 0 Dự trữ 3 0.30 1 0.10 9 0.89 10 1.00 12 1.21 -2 8 1 2 Đại phó 22 2.21 22 2.21 21 2.07 23 2.29 24 2.42 0 -1 2 1 Dự trữ 7 0.70 10 1.00 15 1.48 11 1.09 14 1.41 3 5 -4 3 Máy trưởng 8 0.80 11 1.10 12 1.18 15 1.49 16 1.61 3 1 3 1 Dự trữ 5 0.50 2 0.20 8 0.79 7 0.70 10 1.01 -3 6 -1 3 Máy 2 21 2.11 22 2.21 23 2.27 22 2.19 22 2.22 1 1 -1 0 Dự trữ 5 0.50 8 0.80 5 0.49 15 1.49 19 1.92 3 -3 10 4 2 Sỹ quan vận hành 104 10.46 105 10.54 107 10.54 109 10.85 107 10.80 1 2 2 -2 Dự trữ 68 6.84 74 7.43 83 8.18 79 7.86 105 10.60 6 9 -4 26 Phó 2 26 2.62 23 2.31 25 2.46 27 2.69 26 2.62 -3 2 2 -1 Dự trữ 19 1.91 21 2.11 17 1.67 18 1.79 25 2.52 2 -4 1 7 Phó 3 30 3.02 35 3.51 36 3.55 29 2.89 27 2.72 5 1 -7 -2 Dự trữ 18 1.81 16 1.61 29 2.86 26 2.59 33 3.33 -2 13 -3 7 Máy 3 23 2.31 23 2.31 22 2.17 32 3.18 28 2.83 0 -1 10 -4 Dự trữ 12 1.21 23 2.31 17 1.67 21 2.09 23 2.32 11 -6 4 2 Máy 4 25 2.52 24 2.41 24 2.36 21 2.09 26 2.62 -1 0 -3 5 Dự trữ 19 1.91 14 1.41 20 1.97 14 1.39 24 2.42 -5 6 -6 10 3 Thủy thủ 426 42.86 429 43.07 379 37.34 352 35.02 348 35.12 3 -50 -27 -4

Dự trữ 237 23.84 246 24.70 309 30.44 290 28.86 258 26.03 9 63 -19 -32

4 Học 16 1.61 12 1.20 11 1.08 19 1.89 13 1.31 -4 -1 8 -6

5 Khó đđ 62 6.24 43 4.32 21 2.07 38 3.78 28 2.83 -19 -22 17 -10

Nếu nhìn vào bảng phân tích trên thì thấy rằng Vitranschart có một lực lượng thuyền viên dự trữ tương đối ổn định. Số SQQL đi tàu (gồm cả tàu nước ngoài và tàu trong nước) tăng 4 người (tương ứng 106,05%) hàng năm, trong khi dự trữ tăng khoảng 9 người (tương ứng 131,33%). SQVH đi tàu tăng khoảng 1 người (tương ứng 100,73%), SQVH dự trữ tăng 9 người (tương ứng 112,27%). Thủy thủ đi tàu giảm 20 người (tương ứng 95,20%) thì thủy thủ dự trữ lại tăng 5 người (103,06%). Nếu cho rằng tỉ lệ thuyền viên dự trữ khoảng 30% là hợp lý để bảo đảm kế hoạch thay thế thuyền viên, thì các chức danh SQQL và SQVH có lực lượng dự trữ tương đối hợp lý. Tuy nhiên, tỉ lệ dự trữ của lực lượng thủy thủ lại quá cao. Năm 2010, thủy thủ đi tàu chiếm 42,86 % (426 người) thì dự trữ là 23,84% (237 người). Năm 2011, đi tàu là 43,07% (429 người), dự trữ là 24,07% (246 người). Năm 2012, đi tàu chiếm 37,34% (379 người), dự trữ là 30,44% (309 người). Năm 2013, đi tàu chiếm 35,02% (352 người), dự trữ chiếm 28,86% (290 người). Năm 2014, đi tàu chiếm 35,12% (348 người), dự trữ 26,03% (258 người). Tỉ lệ này luôn chiếm trên 50%, đặc biệt năm 2012 la 81,5%. Đây thực sự là gánh nặng về công việc cho người lao động và chi phí cho người quản lý lao động.

Nguồn cung cấp sỹ quan có tay nghề cũng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và hiệu quả đào tạo. Khả năng này bao gồm cả cơ sở vật chất lẫn trình độ huấn luyện. Nếu có đầy đủ cơ sở vật chất tốt để có thể huấn luyện thực tập thực tế điều này có thể rút ngắn thời gian đào tạo cho cấp sỹ quan. Sự tăng tốc về số lượng thuyền viên Philippines chủ yếu là do quốc gia này đầu tư xây dựng rất nhiều cơ sở huấn luyện, đào tạo thuyền viên trong thời gian ngắn và có kinh nghiệm thực tế đã cho thấy được điều này.

Và về cơ bản, toàn bộ số sỹ quan dự trữ được đánh giá là có trình độ, có đủ các chứng chỉ theo yêu cầu. Tuy nhiên trong thực tế các chứng chỉ này không phản ánh đúng trình độ của các sỹ quan, trình độ yếu làm gia tăng sự thiếu hụt sẵn có. Việc này phụ thuộc vào việc cập nhật trình độ theo công ước STCW, nâng cao năng lực của thuyền viên trên toàn thế giới.

khó khăn thì công ty cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các công ty hoạt động cùng lĩnh vực khác mà điển hình là trung tâm Vinic, Trung tâm Vicmac, Vitranschart Hải Phòng,.. nên việc cạnh tranh về số lượng thuyền viên chất lượng để cung ứng ngày càng trở nên khó khăn. Hiện nay trong khu vực châu Á có nhiều công ty Vận tải biển lớn như MOL, NYK của Nhật Bản có xu thế tìm thuyền viên Việt Nam, làm đối trọng với thuyền viên Philippines đang có số lượng áp đảo trên đội tàu của họ. Nhưng với thực trạng số lượng sỹ quan dự trữ ít ỏi như vậy, công ty sẽ không đáp ứng được nhu cầu về thuyền viên chất lượng trong khu vực cũng như mở rộng ra thế giới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả cung ứng thuyền viên tại công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển việt nam (VITRANSCHART JSC) đến năm 2020 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w