Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của marketing quan hệ đến lòng trung thành khách hàng nghiên cứu trong lĩnh vực tôm giống tại thị trường tỉnh phú yên (Trang 68)

cộng tuyến)

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề đa cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Hiệu ứng khác của sự tương quan khá chặt giữa các biến độc lập là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm trị thống kê t của kiểm định trong khi hệ số xác định R2 vẫn khá cao. Để chẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyến ta sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF.

Giả định giữa các biến độc lập của mô hình hồi quy tuyến tính bội không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Hiện tượng này được xác định bởi hệ số phóng đại VIF:

Nếu hệ số VIF > 10 thì mô hình hồi quy có xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến đồng thời tác động nghiêm trọng đến mô hình hồi quy

tuyến đồng thời có tác động đến mô hình hồi quy

Nếu 5 > hệ số VIF > 2 mô hình hồi quy đã xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến nhưng tác động của hiện tượng này chưa đáng kể

Nếu hệ số VIF <2 mô hình hồi quy chưa xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến. Dựa vào bảng 4.9, ta thấy giá trị VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

4.5. Phân tích sự khác biệt về lòng trung thành của khách hàng với các yếu tố nhân khẩu học

4.5.1. Độ tuổi

Nhìn vào bảng 4.1 mô tả về độ tuổi ta thấy mẫu được phân thành 3 nhóm định tính nên ta sử dụng phép kiểm định là phân tích phương sai Anova.

Đặt giả thuyết:

Giả thuyết H0: không có sự khác biệt về lòng trung thành giữa các nhóm khách hàng khác nhau về độ tuổi.

Giả thuyết H1: có sự khác biệt về lòng trung thành giữa các nhóm khách hàng khác nhau về độ tuổi.

Từ phụ lục 9: kết quả phân tích sự khác biệt của biến phụ thuộc với các yếu tố nhân khẩu học ta thấy: tại bảng kết quả kiểm định Anova có hệ số sig=0.921>0.05, điều này có nghĩa là chấp nhận giả thuyết H0

Kết luận: không có sự khác biệt về lòng trung thành giữa các nhóm khách hàng khác nhau về độ tuổi tại mức ý nghĩa 95%.

4.5.2. Kinh nghiệm

Nhìn vào bảng 4.1 mô tả về kinh nghiêm ta thấy mẫu được phân thành 3 nhóm định tính nên ta sử dụng phép kiểm định là phân tích phương sai Anova.

Đặt giả thuyết:

Giả thuyết H0: không có sự khác biệt về lòng trung thành giữa các nhóm khách hàng khác nhau về kinh nghiệm.

Giả thuyết H1: có sự khác biệt về lòng trung thành giữa các nhóm khách hàng khác nhau về kinh nghiệm.

Từ phụ lục 9: kết quả phân tích sự khác biệt của biến phụ thuộc với các yếu tố nhân khẩu học ta thấy: tại bảng kết quả kiểm định Anova có hệ số sig=0.865>0.05, điều này có nghĩa là chấp nhận giả thuyết H0

Kết luận: không có sự khác biệt về lòng trung thành giữa các nhóm khách hàng khác nhau về kinh nghiêm tại mức ý nghĩa 95%.

4.5.2. Trình độ

Theo bảng 4.1 mô tả thông tin khảo sát, phần trình độ ta thấy có có 233 người là chưa được đào tạo chiếm 87.9%, còn lại là 32 người đã được đào tạo chiếm 12.1%, hai nhóm độc lập, định tính nên tác giả thực hiện phép so sánh hai trung bình khác biệt nhau về kích thứớc, cụ thể là phép kiểm định Independent – Sample T – Test.

Đặt giả thuyết:

Giả thuyết H0: không có sự khác biệt về lòng trung thành giữa các nhóm khách hàng được đào tạo và chưa được đào tạo trong lĩnh vực tôm giống.

Giả thuyết H1: có sự khác biệt về lòng trung thành giữa các nhóm khách hàng được đào tạo và chưa được đào tạo trong lĩnh vực tôm giống.

Kết quả trong phụ lục 9 cho thấy:

Kiểm định Levene, giá trị Sig. = 0.124 > 0.05 thì phương sai giữa hai nhóm giới tính của khách hàng đồng nhất. Tiếp tục phần kiểm định T với Sig. = 0.429 > 0.05 nên chấp nhận H0.

Kết luận: không có sự khác biệt về lòng trung thành giữa các nhóm được đào tạo và chưa được đào tạo trong lĩnh vực tôm giống tại thị trường tỉnh Phú Yên.

4.5.4. Thu nhập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn vào bảng 4.1, phần mô tả về mức thu nhập của khách hàng được phân làm 3 nhóm thu nhập. Tác giả tiến hành sử dụng phép kiểm định phân tích phương sai Anova để kiểm định sự khác biệt về lòng trung thành đối với các nhóm thu nhập này.

H0: không có sự khác biệt về lòng trung thành đối giữa các nhóm khách hàng khác nhau về thu nhập.

H1: có sự khác biệt về lòng trung thành đối giữa các nhóm khách hàng khác nhau về thu nhập.

Nhìn vào phụ lục 9 ta thấy, kiểm định Anova có hệ số sig= 0.008<0.05, ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Tiếp tục xem bảng kiểm định Levene, ta thấy hệ số sig=0.098 > 0.05, điều này có nghĩa là tại mức ý nghĩa 95% thì phương sai giữa các nhóm khách hàng khác nhau về mức thu nhập thì đồng nhất. Tác giả tiếp tục kiểm định hậu Anova với phương pháp Tukey để biết cụ thể về sự khác biệt này.

Tại bảng kiểm định hậu Anova bằng phương pháp Turkey cho biến thu nhập, tác giả thấy rằng: Nhóm khách hàng có mức thu nhập dưới 100 triệu không có sự khác biệt về lòng trung thành so với nhóm thu nhập từ 100-300 triệu (sig=0.595), có sự khác biệt về lòng trung thành giữa nhóm thu nhập dưới 100 triệu so với nhóm thu nhập trên 300 triệu (sig=0.007) và có sự khác biệt về lòng trung thành giữa nhóm thu nhập từ 100 - 300 triệu so với nhóm thu nhập trên 300 triệu (sig=0.046)

4.6. Tóm tắt chương 4

Trong chương này, nghiên cứu đã trình bày kết quả kiểm định thang đo chính thức bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Tiếp theo đó, nghiên cứu thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để kiểm định mức độ tác động của nhóm nhân tố cấu thành lòng trung thành tác động đến lòng trung thành. Đồng thời kiểm định các giả thuyết của mô hình cho thấy cả 6 giả thuyết đều được chấp nhận. Ngoài ra, khi phân tích sự khác biệt của lòng trung thành của khách hàng với các yếu tố nhân khẩu học thì yếu tố thu nhập có sự khác biệt giữa các nhóm. Chương tiếp theo sẽ trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, kiến nghị, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý

Từ kết quả nghiên cứu của chương 4, chương này sẽ thảo luận về kết quả nghiên cứu chính thức của đề tài, thông qua đó tác giả đề xuất một số kiến nghị cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp tôm giống tạo được lợi thế cạnh tranh bền vững và ngày càng phát triển. Ngoài ra, trong chương này cũng sẽ trình bày các hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Tóm tắt kết quả chính

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định các yếu tố tác động lòng trung thành của khách hàng. Xây dựng và kiểm định mối quan hệ của RM đến lòng trung thành của khách hàng. Từ kết quả phân tích, tác giả đề xuất một số kiến nghị cho các doanh nghiệp tôm giống và các cơ quan quản lý nhằm làm gia tăng lòng trung thành khách hàng qua đó giúp các doanh nghiệp tôm giống tạo được lợi thế cạnh tranh bền vững và thị trường tôm giống Việt Nam ngày càng phát triển. Để thực hiện mục tiêu trên, phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được sử dụng với hai giai đoạn nghiên cứu:

Nghiên cứu sơ bộ: dựa trên nền tảng lý thuyết RM, lòng trung thành khách hàng từ đó mô hình hóa lý thuyết. Kết hợp với nghiên cứu sơ bộ định tính qua thu thập ý kiến và thảo luận nhóm có được thang đo sơ bộ với 34 biến quan sát đại diện cho 8 khái niệm nghiên cứu cần đo lường. Tiếp đến tiến hành nghiên cứu sơ bộ định lượng, tiến hành khảo sát tại trang trại nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Phú Yên, thu được 117 bảng câu hỏi đạt yêu cầu đưa vào xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Sau nghiên cứu sơ bộ định lượng, thông qua đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, tác giả loại 1 biến độc lập của RM là biến chia sẻ giá trị (Share Value) và 2 biến quan sát là BO2 (Anh/Chị và Công ty X cố gắng thiết lập mối quan hệ lâu dài), EM4 (Anh/Chị và Công ty X quan tâm đến cảm xúc của nhau). Tác giả mã hóa lại các biến quan sát và có thang đo chính thức với 28 biến quan sát đo lường cho 7 khái niệm nghiên cứu.

Nghiên cứu chính thức: Có được bảng câu hỏi khảo sát chính thức, tác giả tiến hành khảo sát thu được 265 bảng câu hỏi đạt yêu cầu. Các thang đo này được

kiểm định lần nữa bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA thì không phát sinh thêm nhân tố, và đồng thời loại biến quan sát CH3 (Công ty X có các giải pháp hợp tình, hợp lý). Sau khi kiểm định thang đo, tác giả kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích hồi quy:

- Kết quả phân tích hồi quy cho thấy cả 6 nhân tố đều tác động đến lòng trung thành của khách hàng. Nhân tố có mức độ tác động đến lòng trung thành lớn tương ứng theo thứ tự giảm dần của hệ số Beta chuẩn hóa như sau: sự hỗ trợ lẫn nhau (Beta = 0.264), niềm tin (Beta = 0.239), quản lý xung đột (Beta = 0.215), truyền thông (Beta = 0.208), mối ràng buộc (Beta = 0.208), sự cảm thông (Beta = 0.179).

Sau phân tích hồi quy tác giả phân tích sự khác biệt về lòng trung thành và ý định hành vi của khách hàng với các yếu tố nhân khẩu học bằng kiểm định T-test và Anova. Kết quả cho thấy:

- Với độ tin cậy 95%, không có sự khác biệt về lòng trung thành của khách hàng theo các yếu tố: độ tuổi, kinh nghiệm, trình độ.

- Với độ tin cậy 95%, có sự khác biệt về lòng trung thành của khách hàng theo yếu tố thu nhập.

5.2. Một số hàm ý cho cơ quan quản lý và doanh nghiệp 5.2.1. Hàm ý cho cơ quan quản lý 5.2.1. Hàm ý cho cơ quan quản lý

Mặc dù, cả nước có tới hàng nghìn doanh nghiệp trong lĩnh vực tôm giống nhưng nguồn cung chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu. Bởi hầu hết các doanh nghiệp này có quy mô sản xuất nhỏ, chưa đáp ứng được điều kiện sản xuất nhưng vẫn hoạt động kinh doanh và dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Một trong những nguyên nhân chính là do điều kiện cơ sở hạ tầng yếu, thiếu nguồn nhân lực và vốn để đầu tư vào sản xuất nên các doanh nghiệp này cạnh tranh với giá thành thấp bằng cách cắt giảm giá thành sản xuất nên chất lượng không ổn định.

Do đó, rất cần có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhằm đưa ra các giải pháp như công khai thông tin về doanh nghiệp cũng như sản phẩm nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp, tạo dựng được niềm tin cho các khách hàng.

5.2.2. Hàm ý cho doanh nghiệp

Nghiên cứu đề nghị các doanh nghiệp cần phải đánh giá đúng vai trò quan trọng của các thành phần RM vì nó góp phần nâng cao lòng trung thành của khách hàng. Doanh nghiệp muốn duy trì lòng trung thành của khách hàng theo hướng tích cực để thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ thì doanh nghiệp cần phải tập trung xây dựng chiến lược xoay quanh các thành phần cấu thành giá trị marketing quan hệ.

Dựa vào kết quả nghiên cứu trong chương 4, tác giả nhận thấy ảnh hưởng của các thành phần của marketing quan hệ đến lòng trung thành của khách hàng trong lĩnh vực tôm giống là khác nhau. Vì vậy, tác giả hàm ý một số chính sách sau:

5.2.2.1. Hàm ý làm tăng lòng trung thành khách hàng qua sự hỗ trợ lẫn nhau Bảng 5.1. Giá trị trung bình các biến quan sát thang đo sự hỗ trợ lẫn nhau Bảng 5.1. Giá trị trung bình các biến quan sát thang đo sự hỗ trợ lẫn nhau Biến quan sát Các phát biểu Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

RE1 Anh/Chị thường đề cập đến việc ủng hộ

Công ty X 3.6868 0.90245

RE2 Anh/Chị và Công ty X giữ lời hứa với nhau

trong bất kỳ tình huống nào 3.5849 0.93408

RE3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty X hỗ trợ Anh/Chị khi Anh/Chị gặp khó khăn, sau đó anh chị đền đáp lại với sự chân thành

3.8302 0.87334

RE4 Anh/Chị và Công ty X thành công nhờ sự

hỗ trợ lẫn nhau 3.7283 0.89704

(Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu điều tra)

Theo Sin (2005), việc đo lường RM định kỳ có thể giúp nhà quản lý theo dõi sự thay đổi theo thời gian. Các thành phần RM có thể giúp doanh nghiệp phục vụ nhu cầu đào tạo bằng cách phát triển các chương trình đào tạo phù hợp giúp nâng cao sự hiểu biết của nhân viên về các hoạt động liên quan đến phát triển mối quan hệ với khách hàng. Các doanh nghiệp có thể sử dụng để phát triển các chiến lược

tiếp thị hợp lý, hiệu quả và thiết lập các chính sách cho doanh nghiệp để phát triển. Doanh nghiệp cần xem RM như một quy trình kinh doanh cần thiết và quan trọng hơn xem là một gánh nặng cho các nhân viên.

Thông qua kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của RM đến lòng trung thành của khách hàng trong lĩnh vực tôm giống. Khách hàng đánh giá yếu tố sự hỗ trợ lẫn nhau là cao nhất (hệ số Beta là 0.264). Điều này cho thấy trong lĩnh vực với nhiều rủi ro thì sự hỗ trợ lẫn nhau khi khó khăn là rất quan trọng. Kinh doanh dường như tách bạch nhau nhưng nó là mối quan hệ tác động qua lại giữa người mua và người bán có quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển. Theo cách tiếp cận hướng quan hệ thì cả hai bên người mua và người bán ngoài các thỏa hiệp chính trong hợp đồng còn có sự hỗ trợ lẫn nhau rộng hơn và lâu dài hơn, cả hai bên phải gần như là một tổ chức bằng cách tạo nên các cầu nối cho các đơn vị trực thuộc cả hai bên để hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động mà cả hai bên có mục tiêu chung và cùng lợi ích lâu dài nhằm sáng tạo nên giá trị mới bền vững hơn

Với đặc điểm phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và giá biến động liên tục theo ngày nên các trang trại thường gặp bị động trong việc huy động vốn để tái sản xuất kinh doanh. Vì vậy các doanh nghiệp nên có chính sách hỗ trợ các trang trại khi gặp khó khăn và chính sách thanh toán linh hoạt khi mua hàng, đặc biệt là đối với các khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp để tạo mối quan hệ gần gũi và giành được lòng trung thành của khách hàng.

Điều này cũng sẽ có lợi cho doanh nghiệp vì các doanh nghiệp phải đối mặt với khó khăn và thách thức rất lớn về tồn kho, dự báo sản xuất. Vì vậy kết quả nghiên cứu này cũng hàm ý là một khi doanh nghiệp đã hỗ trợ người nuôi lúc khó khăn và đạt được lòng trung thành khách hàng thì ngược lại người nuôi cũng rất nhiệt tình ủng hộ lại doanh nghiệp, giải quyết lượng hàng tồn kho, giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, lưu kho và tiêu hủy.

5.2.2.2. Hàm ý làm lòng trung thành qua thành phần niềm tin

Bảng 5.2. Giá trị trung bình các biến quan sát thang đo niềm tin Biến quan sát Các phát biểu Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

TR1 Giữa Công ty X và Anh/Chị có sự tin tưởng lẫn

nhau 3.6717 0.88429

TR2 Công ty X được Anh/Chị đánh giá cao trong sản

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của marketing quan hệ đến lòng trung thành khách hàng nghiên cứu trong lĩnh vực tôm giống tại thị trường tỉnh phú yên (Trang 68)