11 Điêu khiên sinh sản ớ động vật
2.1.3. Quy trình xây dựng PHTphần kiến thức chương III, IVSinh học 1ỉ THPT
Quy trình thiết kế được hiếu là trình tự các thao tác đê tạo ra được PHT, đạt được mục tiêu dạy học nhất định. Do vậy để xây dựng PHT tốt cần thực hiện theo quy trình các bước như sau:
Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy để nắm vững nội dung kiến thức Bước 2: Xác định rõ từng mục tiêu bài học
Bước 3: Chuyên nội dung kiến thức thành điều cho biết và điều cần tìm Bước 4: Diễn đạt điều cho biết và điều cần tìm vào PHT
Bước 5: Xây dựng đáp án và thời gian hoàn thành Bước 6: Hoàn thiện và viết PHT chính thức
Giải thích quy trình:
Bước ỉ : Phân tích nội dung bài dạy
Là bước xác định thành phần kiến thức, tầm quan trọng, mối liên quan của mạch kiến thức trong bài và giữa các bài trong chương. Trong từng bài học cụ thế, tiến hành lập dàn ý theo cấu trúc dạng sơ đồ cành, cấu trúc hợp lý sẽ thuận lợi cho việc thiết kế PHT. Dàn bài là tổ hợp các đề mục chứa đựng các ý cơ bản của bài học. Mỗi đề mục chứa đựng một nội dung và có giới hạn với các đề mục khác.
Bước 2: Xác định mục tiêu bài học
Xác định mục tiêu bài học là việc làm cần thiết có tính chiến lược khi tiến hành một tiết dạy. Mục tiêu của bài học không chỉ là hoàn thành kiến thức, kỹ năng mà quan trọng hơn là phải phát triển tư duy và vận dụng kiến thức.
Theo Grolund (1985), khi xác định mục tiêu cần dựa vào 5 tiêu chí sau:
- Mục tiêu phải định rõ mức độ hoàn thành công việc của HS, nghĩa là cần chỉ rõ học xong bài này HS phải đạt được cái gì?
- Mục tiêu phải nói rõ đầu ra của bài học chứ không phải là tiến trình của bài học. - Mục tiêu không đon thuần là chủ đề của bài học mà là cái đích bài học cần đạt tới.
- Mỗi mục tiêu chỉ phản ánh một đầu ra để thuận tiện cho việc đánh giá kết quả bài học. Neu bài học có nhiều mục tiêu thì nên trình bày riêng từng mục tiêu với mức độ phải đạt về mục tiêu đó.
- Mồi đầu ra của mục tiêu nên được diễn đạt bàng một động tù’ được lựa chọn để xác định rõ mức độ HS phải đạt được bằng hành động. Những động từ như nắm được, hiểu được, thường thích họp cho nhũng mục tiêu chung. Để xác định mục tiêu cụ thể cần dùng các động từ như phân tích, so sánh, chứng minh, áp dụng, quan sát,...
Bước 3: Chuyên nội dung kiến thức thành điều cho biết và điểu cần tìm
- Điều cho biết: Chính là phần dẫn, yêu cầu đê HS thu thập nguồn thông tin. Có thể là yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát tranh vẽ, mẫu thí nghiệm, một phần kiến thức liên quan đến thực tiễn hoặc tù’ kinh nghiệm bản thân.
- Điều cần tìm: Chính là lượng kiến thức mà HS cần phải điền vào PHT để hoàn thành nhiệm vụ nhận thức.
Bước 4: Diên đạt điều cho biết và điều cần tìm vào PHT
Khi diễn đạt nội dung vào PHT, đòi hỏi người xây dựng PHT phải nắm vững cú pháp, sử dụng các từ ngữ chính xác và khoa học sao cho người đọc hiếu đúng những yêu cầu đề ra.
Bước 5: Xây dựng đáp án và thời gian hoàn thành
- Xây dựng đáp án: Đáp án được trình bày dưới hình thức là “tờ nguồn”. “Tờ
nguồn” là nơi chứa đựng các tri thức khoa học mà HS cần phải chiếm lĩnh được sau khi hoàn thành PHT. Nó có tác dụng như một kết luận khoa học cuối cùng giúp HS so sánh, đối chiếu, bô sung, hoàn thiện sản phấm ban đầu của mình. Khi chuân bị tờ nguồn GV cần bám sát nhiệm vụ đã được đặt ra trong PHT, đảm bảo sự chính xác của tri thức khoa học, ngôn ngừ rõ ràng, chính xác, dễ hiểu và ngắn gọn.
- Thời gian hoàn thành: Phụ thuộc vào lượng kiến thức mà PHT yêu cầu,trình độ HS và phân phối chương trình của tiết học mà đề ra thời gian hoàn thành phù hợp.
Bước 6: Hoàn thành và viết PHT chỉnh thức
Tuỳ thuộc vào đặc điểm nội dung, mục tiêu bài học mà PHT có thể được thiết kế dưới các dạng sau: PHT dạng bảng, PHT dạng sơ đồ, PHT dạng câu hỏi bài tập, PHT dưới dạng hình vẽ.
Vỉ dụ: Xây dụng PHT về tác động của các loại hoocmôn kích thích đến sự sinh
trưởng của thực vật (Bài 35- Hoocmôn thực vật), có thể tiến hành theo trình tự các bước sau:
Bước ỉ : Phân tích nội dung bài dạy để nắm vừng nội dung kiến thức Đổi với bài này nội dung trọng tâm HS cần lĩnh hội đó là: - Khái niệm và đặc điêm của hoocmôn thực vật
- Tác động sinh lí và ứng dụng của các hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế sinh trưởng ở thực vật.
- Tương quan giữa hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chê sinh trưởng
Bước 2: Xác định mục tiêu bài học
- Trình bày được khái niệm và các đặc điêm của hoocmôn thực vật
- Ke được 5 loại hoocmôn thực vật đã biết và trình bày tác động đặc trưng của mồi hoocmôn .
- Mô tả được ba ứng dụng trong nông nghiệp đối với tòng loại hoocmôn thực vật - Rèn luyện và phát triển tu- duy phân tích, so sánh, kĩ năng quan sát
- Tích họp giáo dục môi trường, giáo dục kĩ năng sống và vận dụng kiến thức vào trong trồng trọt.
Bước 3: Chuyến nội dung kiến thức thành điều cho biết và điều cần tìm
- Điều cho biết:
+ Khái niệm và đặc điêm của hoocmôn thực vật
- Điều cần tìm:
+ Các loại hoocmôn kích thích sinh trưởng
+ Nơi hình thành và tác động sinh lí các loại hoocmôn kích thích sinh trưởng + ứ n g dụng của từng loại hoocmôn kích thích vào trong nông nghiệp
Bước 4: Tường minh các yêu cầu ghi trong phiếu:
+ Các loại hoocmôn kích thích + Nơi hình thành
+ Tác động sinh lí
+ ứ ng dụng của từng loại hoocmôn trong nông nghiệp Bước 5: Xây dựng đáp án và thời gian hoàn thành
-Đáp án:
Các chỉ tiêu Auxỉn Gibêrelin Xitôkỉnỉn
Nơi hình thành
Mô phân sinh đỉnh chồi, lá mầm và rễ, đỉnh chồi ngọn Có ở các cơ quan còn non Được hình thành ở rễ và có nhiều trong củ. Tác động sinh lý Mức tế bào Kích thích nguyên phân, dãn dài tế bào
Kích thích tê bào nguyên phân, dãn dài tế bào Kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào Mức cơ thể
-Tham gia hướng động, ứng động, kích thích nảy mầm, rễ phụ -Tăng ưu thế ngọn, ức chế sinh trưởng chồi bên
-Kích thích nảy mâm của hạt, chồi, củ. -Sinh trưởng chiều cao, tạo quả không hạt, tăng sự phân giải tinh bột
Kích thích phát triển chồi bên, chống hoá già
ứ n g dụng
- Kích thích ra rê cành giâm, cành chiết. - Tạo quả không hạt. - Auxin nhân tạo không có enzim tự phân giải nên tích luỹ gây độc cho người và động vật.
Kích thích sự ra hoa và tạo quả sớm không hạt.
Xitôkinin nhân tạo dùng nuôi cấy mô và tế bào thực vật.
-Thời gian hoàn thành: 7 phút
Bước 6: Hoàn thành và viết PHT chính thức
Họ và tên:... Lớp:
Quan sát hình 35.1, 35.2, 35.3 SGK và đọc thông tin mục II trang 139 - 140 hoàn thành bảng sau:
Các chỉ tiêu Auxin Gibêrelin Xỉtôkinin
Nơi hình thành Tác động sinh lý Mức tế bào Mức cơ thể ứ n g dụng
(Thời gian hoàn thành: 7 phút) * Nhừng chủ ỷ khi thiết kế phiếu học tập:
- Mục tiêu, nội dung ngắn gọn, rõ ràng, khối lượng công việc vừa phải, thời
gian thích họp để đa số HS hoàn thành được.
- Xác định rõ cơ sở vật chất cần có đổ hoàn thành PHT như hình vẽ, SGK, tài liệu tham khảo, máy chiếu qua đầu (Overhead), máy chiếu hắt, mẫu vật.v.v... .
- Mỗi PHT phải có phần dẫn với nhiệm vụ rõ ràng, phải có kí hiệu dùng phần nào, bài nào... phải có khoảng trống thích họp đổ HS điền công việc phái làm.
- Hình thức trình bày phải gây được hào hứng làm việc, có quy định thời gian hoàn thành, có chồ đề tên HS khi GV cần đánh giá trình độ HS. Neu biên soạn PHT cho cả giáo trình hoặc một bài học thì nên đánh số thứ tự để tiện cho việc sử dụng.
- Khi điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, đặc biệt là khâu in ấn, các PHT không có hình vẽ thì GV có thể viết Lên bảng hoặc đọc cho HS ghi vào vở để làm. Khi HS làm bài, GV phải theo dõi, giúp đờ kịp thời những sai sót, vướng mắc của HS đê tạo niềm tin cho HS và giúp HS không thấy bi quan chán nản khi gặp phải vấn đề mà bản thân HS đó không thể giãi quyết được [17].