Xây dựng các dạng PHT để dạy tựhọc chương III, IVSinh học 11 THPT

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy tự học chương III, IV sinh học 11 THPT luận văn thạc sỹ sinh học (Trang 40 - 44)

2.1.1. Phân tích cấu trúc, nội dung chương // / , IV S in h học 11 THPT 2.1.1.1. Mục tiêu chương III, IV Sinh học 11 THPT

a. Mục tiêu về kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm, cơ sở tế bào học của quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật.

- Phân biệt được sự khác nhau ca bản trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật so với thực vật.

- Trình bày được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài lên sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật.

- Trình bày được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

- Vận dụng những kiến thức về sinh trưởng và phát triển vào thực tiễn chăn nuôi, trồng trọt nhàm điều chỉnh tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, cây trồng theo mục đích sử dụng của con người.

- Trình bày được cơ chế của quá trình sinh sản ở thực vật và động vật.

- Nắm được ưu điểm, nhược điềm của các hình thức sinh sản ở thực vật, động vật. - Nêu được đặc điếm của phương thức SSVT, phương thức SSHT.

- Trình bày được cơ chế điều hoà sinh sản.

- Trình bày được khả năng điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.

- ứ n g dụng các kiến thức về sinh sản đã học vào thực tiễn trồng trọt, chăn nuôi và nâng cao chất lượng dân số.

b. Mục tiêu về kỳ năng:

- Kỹ năng quan sát: Quan sát tranh hình sơ đồ SGK, SGV, biết phân tích, tông hợp kiến thức từ tranh hình.

- Kỹ năng thực hành: Tiếp tục đánh giá, nhận xét qua làm thực hành giâm, chiết, ghép hoặc xem phim hoặc qua thực tế chăn nuôi trồng trọt.

- Kỹ năng tư duy: Kỹ năng tư duy thực nghiệm, quy nạp, chú trọng tư duy lý luận như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá. Đặc biệt là kỹ năng nhận biết, nêu và giải quyết vấn đề nảy sinh trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.

- Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin. - Kỹ năng làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm,

c. Mục tiêu về thái độ

- Bồi dường quy luật thống nhất: mối quan hệ biện chứng giữa sinh trưởng và phát triển, sinh sản.

- Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học.

- Có ý thức vận dụng các tri thức kỹ năng học được vào cuộc sống, lao động và học tập. Thấy được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người, sức mạnh của khoa học kỳ thuật.

- Xây dựng ý thức tự’ giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.

2.1.1.2. Cấu trúc, nội dung chương IIĨ, IV sinh học ỉ ỉ

a. v ề mặt cấu trúc

Cấu trúc các chương III, IV được biên soạn thế hiện tính logíc chặt chẽ bao gồm 15 bài, trong đó có 2 bài thực hành và 1 bài ôn tập.

Chưong III: Sinh trưởng và phát triển (chia làm 2 phần gồm 7 bài)

Phân A: Sinh trướng và phát triên ớ thực vật Bài 34. Sinh trưởng ở thực vật Bài 35. Hoocmôn thực vật

Bài 36. Phát triên ớ thực vật có hoa Phần B: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bài 37. Sinh trưởng và phát triên ớ động vật

Bài 38, 39. Các nhân tố ảnh hưởng đến Sinh trưởng và phát triến ỏ' động vật. Bài 40. Thực hành: Quan sát sinh trưởng và phát triên của một sô động vật

Chưorig IV: Sinh sản (chia thành 2 phần gồm 8 bài)

Phần A: Sinh sản ở thực vật (3 tiết) Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật

Bài 42. Sinh sản hữu tính ở thực vật

Bài 43. Thực hành: Nhân giống giâm, chiết, ghép ở thực vật Phần B: Sinh sản ở động vật (5 tiết)

Bài 44. Sinh sản vô tính ở động vật Bài 45. Sinh sản hữu tính ở động vật Bài 46. Cơ chế điều hòa sinh sản

Bài 47. Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người Bài 48. Ôn tập chưong II, III và IV

Sự sắp xếp các bài qua hai chương như trên thể hiện mối liên hệ logíc với nhau, kiến thức bài trước là cơ sở, nền tảng để hình thành kiến thức mới ở các bài sau. Khi mối liên hệ này bị vi phạm thì việc tiếp thu tri thức sẽ gặp nhiều khó khăn vì muốn nghiên cứu cái chưa biết cần gắn nó vào cái đã biết,

b. về mặt kiến thức

Hệ thống kiến thức các chương III, IV được trình bày theo một trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ tổng hợp sơ bộ qua quá trình so sánh đề cuối cùng khái quát ở mức cao hon. Các sự vật, hiện tượng, quá trình được đặt trong mối liên hệ với nhau, đi từ kiến thức cơ sở đến kiến thức chuyên ngành. Các khái niệm được nhắc lại trong tình huống mới khơi dậy tính tò mò, hứng thú học tập của HS. Tạo điều kiện để HS nắm vừng và phát triển các khái niệm sau này.

Ví dụ: Ớ lớp 10 HS đã được tìm hiêu khái niệm sinh trưởng, sinh sản ở vi sinh vật. Tiếp đến ở lóp 11 các khái niệm này được nhắc lại trên đối tượng khác đó là thực vật, động vật.

Thành phần kiến thức của chương III, IV sinh học 11 được trình bày theo trình tự như sau:

- Kiến thức khái niệm Sinh học:

+ Khái niệm sinh trưởng, sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp, hoocmôn thực vật, hoocmôn kích thích, hoocmôn ức chế sinh trưởng , hoocmôn kích thích ra hoa, hoocmôn điều hoà sinh trưởng, hoocmôn điều hoà sự phát triển...

+ Khái niệm sinh sản vô tính ở thực vật, sinh sản bào tử, sinh sản sinh dường, giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô, sinh sản hữu tính ớ thực vật, hình thành hạt

phấn, hình thành túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, sinh sản vô tính ở động vật, phân đôi, nảy chồi, phân mản, trinh sinh...

- Kiến thức về cơ chế, quá trình sinh học

+ Quá trình sinh trưởng (ST), quá trình phát triển, quá trình ảnh hưởng ở hoocmôn tới sự sinh trưởng và phát triển của ĐV và TV; quá trình chi phối sự ra hoa, quá trình sinh sản, quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi, quá trình thụ phấn và thự tinh, quá trình hình thành hạt và quả, quá trình phát triển phôi thai, quá trình sản sinh tinh trùng và trúng

+ Cơ chế sinh trưởng và phát triển, cơ chế thụ tinh, cơ chế hình thành giao tử, cơ chế điều hoà sinh trứng và sinh tinh, cơ chế chi phổi sự ra hoa

- Kiến thức về quy luật sinh học: Quy luật về sinh trưởng và phát triển, quy luật xen kẽ thế hệ ở thực vật, quy luật về sinh sản, quy luật tiến hoá về cơ quan sinh sản và hình thức sinh sản

- Những kiến thức ứng dụng: ứ n g dụng các kiến thức cơ chế, quá trình, các quy luật đã học vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng và xử lý kịp thời đối với vật nuôi, cây trồng.

Trong tùng bài cụ thể logíc kiến thức thể hiện đôi mới phương pháp giảng dạy một cách sâu sắc. Mục bài là các câu lệnh yêu cầu HS phải giải quyết. Đặt HS vào tình huống có vấn đề yêu cầu HS phải tư duy. Đặc biệt ở các chương này có sự tăng cường kênh hình, tranh, ảnh minh hoạ giúp HS dễ nắm kiến thức hơn là tập trung vào việc mô tả, diễn giải các khái niệm. Logic kiến thức còn thể hiện sự kết hợp giữa hệ thống hàng ngang và hệ thống hàng dọc giúp HS dễ tiếp nhận kiến thức và dễ nghiên cứu hon.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy tự học chương III, IV sinh học 11 THPT luận văn thạc sỹ sinh học (Trang 40 - 44)