Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2000 2012 (Trang 155 - 157)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.4.6. Các giải pháp khác

Ngoài những giải pháp trên, còn có thêm một số giải pháp khác như là: - Thực hiện có hiệu quả giải quyết các thủ tục hành chính theo quy trình một cửa liên thông qua Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Vĩnh Phúc. Thực hiện tốt các giải pháp trong đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về bồi thường và giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng các dự án.

- Ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp chủ lực đầu tư của tỉnh. Tăng cường các mối liên kết để nâng cao giá trị của sản phẩm.

- Cần quy hoạch phát triển và có chính sách khuyến khích phát triển các làng nghề ở nông thôn để tiến tới thực hiện quá trình công nghiệp hoá ở nông thôn

Trên đây là các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc. Các giải pháp này có mối quan hệ hỗ trợ, bổ trợ cho nhau. Giải pháp này là cơ sở, là tiền đề cho thực hiện các giải pháp khác. Do đó, trong quá trình thực hiện, không nên quá chú trọng giải pháp này, coi nhẹ giải pháp kia mà cần phải có sự kết hợp đồng bộ nhằm đảm bảo sự hài hoà giữa kinh tế - môi trường – xã hội.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Việc phát triển công nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia đang phát triển. Nó tạo ra những thuận lợi về thể chế, môi trường cho quá trình thu hút, sử dụng nguồn lực từ bên ngoài như vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại vào quá trình sản xuất, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với vai trò đó, sự phát triển công nghiệp đã trở thành động lực của sự phát triển kinh tế của nước ta nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

Tại Vĩnh Phúc, công nghiệp mới thực sự phát triển trong những năm gần đây nhưng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong 12 năm qua (2000 – 2012), ngành công nghiệp đã có đóng góp lớn vào sự phát triển KT–XH của tỉnh. Cụ thể là: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH; góp phần gia tăng năng lực nội sinh của tỉnh; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu và tăng thu ngân sách. Điều này khẳng định, phát triển công nghiệp là chủ trương, định hướng đúng đắn của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc trong việc vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể của tỉnh, là lối đi nhanh chóng để xây dựng, phát triển và sớm đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triểncông nghiệpvẫn còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém như là phát triển công nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh và chưa theo kịp với yêu cầu phát triển trong nước và trên thế giới; cơ sở hạ tầng phục vụ cho công nghiệp vẫn còn yếu kém, thiếu đồng bộ; tiến độ triển khai dự án thứ cấp chậm tiến độ; trình độ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Nguyên nhân của những hạn chế đó thì có nhiều, song tựu trung lại là do thiếu những quyết sách đúng đắn, sự hỗ trợ đồng bộ của Nhà nước cũng như sự nỗ lực của các công ty đầu tư phát triển hạ tầng và của các doanh nghiệp.

Để tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng hiệu quả, đòi hỏi phải có nhiều biện pháp cơ bản và đồng bộ. Trước mắt, cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề về quy hoạch, xúc tiến đầu tư, cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực…

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2000 2012 (Trang 155 - 157)