Một số hình thức sản xuất trong công nghiệp

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2000 2012 (Trang 30 - 36)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.1.4. Một số hình thức sản xuất trong công nghiệp

1.1.1.6. Chuyên môn hoá

Chuyên môn hoá là hình thức phân công lao động xã hội và tổ chức hợp lí lao động, phản ánh quá trình tập trung sản xuất những loại sản phẩm riêng biệt hay những chi tiết của sản phẩm thành những ngành độc lập và những xí nghiệp chuyên môn hoá, nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Được đặc trưng bởi tính đồng nhất của sản phẩm và quá trình công nghệ, thiết bị và cán bộ chuyên môn.

Việc chuyên môn hoá trong sản xuất công nghiệp đưa đến một số hệ quả sau:

∗ Tập trung việc sản xuất hàng loạt vào các xí nghiệp chuyên môn hoá.

∗ Giảm bớt loại sản phẩm chế tạo cũa mỗi xí nghiệp.

∗ Giảm bớt một số quy trình kĩ thuật trong mỗi xí nghiệp. Các hình thức chuyên môn hoá chủ yếu:

Chuyên môn hoá theo công nghệlà tập trung hoạt động của doanh nghiệp vào việc thực hiện một hoặc một số giai đoạn công nghệ của quá trình chế tạo sản phẩm.

Chuyên môn hoá theo bộ phận và chi tiết sản phẩmlà việc tập trung hoạt động của doanh nghiệp vào chế tạo một (hoặc một số) bộ phận và chi tiết của sản phẩm.

Chuyên môn hoá sản phẩmlà việc tập trung sản xuất của doanh nghiệp vào việc chế tạo một loại sản phẩm hoàn chỉnh đến mức độ nhất định.

1.1.1.7. Hợp tác hoá

Là hình thức liên hệ sản xuất giữa các ngành, các xí nghiệp chuyên môn hoá để cùng hợp sức chế tạo một sản phẩm nhất định, nhưng đồng thời vẫn duy trì tính độc lập trong kinh doanh của từng cơ sở sản xuất.

Có hai hình thức hợp tác hoá chủ yếu:

∗ Hợp tác hoá để từ các loại sản phẩm bộ phận sản xuất ra một loại sản phẩm hoàn chỉnh.

∗ Hợp tác hoá để từ các loại sản phẩm bộ phận sản xuất ra một loại sản phẩm bộ phận.

1.1.1.8. Tập trung hoá

Bao gồm việc tập trung hóa sản xuất (mở rộng quy mô sản xuất, sáp nhập các xí nghiệp thành các tổng công ty,…) và tập trung hóa theo lãnh thổ. Việc tập trung hóa tạo thuận lợi cho việc cạnh tranh, đổi mới công nghệ, đa dạng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, nhưng có thể dẫn đến chỗ tăng chi phí trong phân phối, do cự li vận chuyển tăng lên (mở rộng vùng tiêu thụ sản phẩm).

∗ Tập trung nhiều loại sản xuất khác nhau, không (hay ít) có liên quan với nhau về quy trình kĩ thuật vào một xí nghiệp “vạn năng”.

∗ Tập trung sản xuất một loại sản phẩm vào một xí nghiệp “chuyên môn hoá”.

∗ Liên hợp những loại sản xuất khác nhau nhưng có liên quan ràng buộc mật thiết với nhau về qui trình kĩ thuật trong một xí nghiệp “liên hợp”.

1.1.5.Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp vận dụng cho cấp tỉnh

1.1.1.9. Điểm công nghiệp

Điểm công nghiệp thường chỉ là một, hai xí nghiệp phân bố đơn lẻ, có kết cấu hạ tầng riêng. Nó được phân bố ở gần nguồn nguyên liệu với chức năng khai thác hoặc sơ chế nguyên liệu hoặc ở những điểm dân cư nằm trong một vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản nào đó. Cũng có thể nó ở ngay trong vùng tiêu thụ để phục vụ cho những nhu cầu nhất định của dân cư.

Điểm công nghiệp có những đặc trưng sau:

 Lãnh thổ nhỏ với một (hai) xí nghiệp, phân bố lẻ tẻ, phân tán.

 Hầu như không có mối liên hệ sản xuất với các xí nghiệp khác.

 Thường gắn với một điểm dân cư nào đó.

Các xí nghiệp công nghiệp có tính chất độc lập về kinh tế, có công nghệ sản xuất sản phẩm riêng. Do tính chất và đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của các ngành công nghiệp có sự khác nhau về quy mô của các xí nghiệp cũng khác nhau. Có xí nghiệp có vài chục hoặc vài trăm công nhân và được bố trí trong một xưởng sản xuất, nhưng cũng có xí nghiệp thu hút hàng nghìn công nhân, gồm nhiều công trình nhà xưởng, diện tích tương đối lớn. Hiện nay, số lượng các xí nghiệp có quy mô lớn tăng lên nhanh chóng ở các ngành công nghiệp do sự tiến bộ của khoa học - công nghệ.

KCN được hình thành và phát triển ở các nước tư bản vào những năm cuối của thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Nó được hiểu là một khu vực đất đai có ranh giới nhất định do nhà tư bản sở hữu, trước hết là xây dựng cơ sở hạ tầng sau đó là xây dựng các xí nghiệp để bán.

Ở các nước tư bản muốn thông qua việc xây dựng các KCN để tăng cường xuất khẩu cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, đồng thời khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động của các nước.

Đối với các nước đang phát triển, các KCN, KCX (Khu chế xuất) được hình thành nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lí của các nước phát triển

Ở nước ta, KCN được hình thành vào đầu thập niên 90 của thế kỉ XX. Trong Nghị định 192/CP ngày 25 tháng 12 năm 1994 đã nêu: “Khu công nghiệp quy định trong quy chế này là công nghiệp tập trung do chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ công nghiệp, không có dân cư sinh sống”. Tiếp tục được bổ sung bằng Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ: “Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất”.

Đặc điểm chính của khu công nghiệp:

 Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp CN là một khu vực có ranh giới rõ ràng, sử dụng chung kết cấu hạ tầng sản xuất xã hội.

 Các xí nghiệp nằm trong KCN được hưởng quy chế ưu đãi riêng, khác với các xí nghiệp phân bố ngoài KCN.

 Có ban quản lý thống nhất để thực hiện quy chế quản lý.

 Có sự phân cấp về quản lý và tổ chức sản xuất. Về phía các xí nghiệp công nghiệp, khả năng hợp tác sản xuất phụ thuộc vào việc tự liên kết với nhau của từng doanh nghiệp. Việc quản lý nhà nước được thể hiện ở chỗ nhà nước chỉ quy định những ngành hay loại xí nghiệp không được đặt trong KCN vì lý do môi trường sinh thái hoặc an ninh quốc phòng.

Phân loại các khu công nghiệp:

Để thuận lợi cho việc phân loại các KCN có thể đưa ra một số tiêu chí cụ thể như: Vị trí địa lý, tính chất chuyên môn hóa, cơ cấu và đặc điểm sản xuất, quy mô sự độc lập hay phụ thuộc, trình độ công nghệ.

+ Về vị trí địa lý, các KCN được hình thành ở những địa bàn khác nhau. Vì thế có thể phân ra các KCN nằm ở trung du hay vùng núi, các KCN ven biển, các KCN dọc theo quốc lộ, các KCN nằm trong thành phố lớn…

+ Về tính chất chuyên môn hóa, cơ cấu và đặc điểm sản xuất có thể chia ra: các KCN chuyên môn hóa (trên cơ sở xí nghiệp chuyên môn hóa sử dụng một loại nguyên liệu cơ bản như than, điện, luyện kim, hóa chất) các KCN tổng hợp (cơ cấu đa dạng với nhiều ngành sản xuất) hoặc các KCN sản xuất chủ yếu để xuất khẩu (khu chế xuất).

+ Về quy mô, tùy thuộc vào điều kiện đất đai, vị trí thuận lợi và sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư (trong và ngoài nước) có thể chia ra thành: Các KCN có quy mô lớn; các KCN có quy mô vừa và các KCN có quy mô nhỏ.

Ở nước ta, quy mô của KCN có thể quy ước như sau:

 Quy mô lớn: trên 300 ha

 Quy mô vừa: từ 150- 300 ha

+ Về tính chất độc lập hay phụ thuộc (tương đối), có KCN nằm ngoài các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao hơn nó và có KCN là một bộ phận của trung tâm hay dải công nghiệp như khu Đông Anh; Bắc Thăng Long; Sóc Sơn hoặc nằm trong địa bàn trọng điểm…

+ Về trình độ công nghệ, có thể chia ra một số loại KCN tùy thuộc vào trình độ khoa học và công nghệ của các xí nghiệp phân bố trong KCN. Có KCN tập trung các xí nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến và được gọi là khu công nghiệp kỹ thuật cao (hay còn gọi là khu công nghệ cao). Ngược lại, có KCN chỉ có các xí nghiệp với trình độ kỹ thuật và công nghệ trung bình thậm chí có cả các xí nghiệp thủ công.

1.1.1.11. Trung tâm công nghiệp

Trung tâm công nghiệp là một hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp gắn liền với các đô thị vừa và lớn. Mỗi trung tâm có thể bao gồm một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp thấp hơn.

Trung tâm công nghiệp được đặc trưng bởi một số đặc điểm chủ yếu sau:

 Trung tâm công nghiệp đồng thời cũng là các đô thị vừa và lớn với hoạt động công nghiệp là chính. Hiện nay, các đô thị vừa và lớn cũng chưa hẳn là một trung tâm công nghiệp.

 Trung tâm công nghiệp bao gồm nhiều xí nghiệp thuộc các ngành khác nhau tạo nên cơ cấu ngành. Cơ cấu ngành của Trung tâm công nghiệp có thể đơn giản (ít ngành) hoặc phức tạp (đa ngành), phụ thuộc chủ yếu vào sự thu hút các ngành của trung tâm. Các xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác nhau có mối liên hệ mật thiết với nhau về kinh tế, kĩ thuật, sản xuất.

 Nhóm xí nghiệp hạt nhân được coi là bộ khung của trung tâm công nghiệp thường gồm một số xí nghiệp lớn và cũng có thể là

xí nghiệp liên hợp. Hướng chuyên môn hóa của trung tâm là do nhóm xí nghiệp này quy định. Gắn với nhóm xí nghiệp hạt nhân là nhóm xí nghiệp bổ trợ để tạo điều kiện cho trung tâm công nghiệp có thể hoạt động bình thường.

Việc phân loại các trung tâm công nghiệp phải dựa vào một số tiêu chí nhất định: vai trò của trung tâm công nghiệp; giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN); tính chất chuyên môn hóa và đặc điểm sản xuất,…

Căn cứ vào vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công lao động theo lãnh thổ có thể chia ra các trung tâm có ý nghĩa quốc gia; các trung tâm có ý nghĩa vùng; các trung tâm có ý nghĩa địa phương.

Nếu dựa vào GTSXCN thì có thể phân thành các trung tâm công nghiệp lớn; các Trung tâm công nghiệp trung bình; các Trung tâm công nghiệp nhỏ.

Còn theo tính chất chuyên môn hóa và đặc điểm sản xuất, người ta chia ra các trung tâm công nghiệp tổng hợp (đa ngành), các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa.

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2000 2012 (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)