Phát triểncông nghiệp theo lãnh thổ (Một số hình thức tổ chức

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2000 2012 (Trang 110)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.4. Phát triểncông nghiệp theo lãnh thổ (Một số hình thức tổ chức

2.2.4.1. Điểm công nghiệp

Số cơ sở sản xuất công nghiệp ngày càng gia tăng về số lượng, năm 2000 toàn tỉnh có 11.468 cơ sở sản xuất CN, đến năm 2012 là 15.862 cơ sở sản xuất CN. Tốc độ gia tăng trung bình cơ sở sản xuất CN giai đoạn 2000 – 2012 là 2,7%/năm.

Xét theo ngành công nghiệp, số cơ sở sản xuất CN trong ngành công nghiệp chế biến chiếm số lượng nhiều nhất 15.555 cơ sở sản xuất CN chiếm 98,1% số cơ sở sản xuất CN của tỉnh. Công nghiệp khai thác tăng từ 109 cơ sở sản xuất CN (2000) lên 305 cơ sở sản xuất CN (2012). Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước chỉ có 2 cơ sở sản xuất CN trong suốt giai đoạn 2000 – 2012. Mặc dù, số lượng cơ sở sản xuất CN ít nhưng ngành công nghiệp khai thác có tốc độ gia tăng cao nhất khoảng 9%/năm, ngành công nghiệp chế biến là 2,6%/năm.

Bảng 2.37. Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo ngành tỉnh Vĩnh Phúc

(Đơn vị: Cơ sở)

Ngành công nghiệp 2000 2004 2008 2012

Công nghiệp khai thác 109 80 341 305

Công nghiệp chế biến 11.357 13.998 14.398 15.555

SX và phân phối điện, khí đốt, nước 2 2 2 2

Tổng số 11.468 14.080 14.741 15.862

(Nguồn xử lí: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2004,2008,2012)

Trong ngành công nghiệp chế biến, ngành chế biến nông, lâm sản, thực phẩm có số lượng nhiều nhất 11.441 (chiếm 73,6% số cơ sở của công nghiệp chế biến và 72,1% cơ sở sản xuất CN của toàn ngành công nghiệp), tiếp đến là ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, sắt thép (1.756 cơ sở sản xuất CN), ngành dệt may – da giày (1.213 cơ sở sản xuất CN),... (xem thêm phụ lục).

Xét theo thành phần kinh tế, số cơ sở sản xuất CN ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước có số lượng cao nhất và gần như tuyệt đối, có 15.788 cơ sở (chiếm 99,5% số cơ sở sản xuất CN của toàn tỉnh). Tốc độ gia tăng cơ sở sản xuất CN của khu vực này là 2,7%/năm (2000 – 2012). Số cơ sở sản xuất CN của khu vực kinh tế nhà nước lại có xu hướng giảm từ 23 cơ sở sản xuất CN xuống còn 5 cơ sở sản xuất CN. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng dần qua các năm từ 9 cơ sở sản xuất CN lên 69 cơ sở sản xuất CN, tốc độ gia tăng ở khu vực này là 18,5%/năm.

Bảng 2.38. Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

(Đơn vị: Cơ sở)

Phân theo thành phần kinh tế 2000 2004 2008 2012

Khu vực kinh tế nhà nước 23 17 5 5

Khu vực kinh tế ngoài nhà nước 11.436 14.036 14.695 15.788

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài 9 27 41 69

Tổng số 11.468 14.080 14.741 15.862

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2004,2008,2012)

Tính đến năm 2012, trong nội bộ khu vực kinh tế nhà nước, do trung ương quản lí có 2 cơ sở sản xuất CN, do địa phương quản lí 3 cơ sở sản xuất CN. Trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế cá thể có số lượng cơ sở sản xuất CN nhiều nhất 15.532 cơ sở (chiếm 98,4 % cơ sở sản xuất CN của khu vực ngoài nhà nước và chiếm 97,9% cơ sở sản xuất CN của toàn ngành công nghiệp), kinh tế tư nhân là 252 cơ sở sản xuất CN, kinh tế tập thể là 4 cơ sở sản xuất CN.

Biểu đồ 2.14.Số cơ sở công nghiệp phân theo huyện, thị năm 2012

Số cơ sở sản xuất CN có sự phân bố không đồng đều giữa các địa phương. Huyện Vĩnh Tường có số cơ sở sản xuất CN nhiều nhất 2.897 cơ sở,

1.227 818 2.837 1.195 667 1.461 2.682 2.897 2.078 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 Tp, Vĩnh Yên Tx. Phúc Yên Lập

Thạch Dương Tam Tam Đảo XuyênBình

Yên Lạc Vĩnh

Lập Thạch có 2.837 cơ sở, Yên Lạc là 2.682 cơ sở. Thấp nhất là huyện Tam Đảo (667 cơ sở) vì là huyện này tập trung phát triển du lịch và sản xuất nông nghiệp, Phúc Yên (818 cơ sở).

Tốc độ gia tăng trung bình cơ sở sản xuất CN theo huyện, thị trong giai đoạn 2000 – 2012 cao nhất là Vĩnh Tường (7,2%/năm), Vĩnh Yên (3%/năm), Yên Lạc (2,9%/năm), riêng Tam Dương là - 1%/năm.

2.2.4.2. Khu công nghiệp

Xuất phát điểm của Vĩnh phúc là một tỉnh thuần nông, với tỷ trọng giá trị nông nghiệp trên tổng GDP là khá cao, với 44,06%/ năm 1997, 40,68%/ năm 2000. Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, Vĩnh Phúc đã xác định “phải đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, nhất là đối với công nghiệp”. Và tiếp tục được khẳng định tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII và XIV, và xác định cụ thể hơn là Vĩnh Phúc sẽ tập trung hình thành một số KCN, cụm công nghiệp công nghệ cao ở các địa bàn có lợi thế tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn lực của các thành phần kinh tế (bao gồm cả nguồn nội lực và ngoại lực), đầu tư cho phát triển công nghiệp, trong đó coi các nguồn lực bên trong là quyết định, đồng thời hết sức coi trong thu hút nguồn lực từ bên ngoài, để thực hiện tốt chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, phấn đấu có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

Trên cơ sở đó, năm 1998 KCN Kim Hoa được thành lập. Từ đó đến nay, các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng được thành lập và mở rộng. Tính đến nay trên địa bàn Vĩnh Phúc có 20 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phát triển đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, trong đó có 07 KCN đã được thành lập và cấp giấy chứng nhận đầu tư (xem thêm phụ lục).

Quy mô và tỉ lệ lấp đầy KCN

Biểu đồ 2.15.Diện tích đất KCN và tỉ lệ lấp đầy của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 – 2012

Mặc dù KCN tại Vĩnh Phúc được hình thành từ năm 1998, song tốc độ phát triển nhanh nhất thì chỉ bắt đầu từ 2005 đến nay. Quy mô các KCN tỉnh Vĩnh Phúc càng ngày càng được mở rộng, từ chỗ chỉ có 583 ha vào năm 2005 thì đến năm 2012 đã tăng lên 1.792,66 ha (tăng 3,1 lần), trong đó tăng mạnh nhất là các năm 2007, 2008 và 2009, diện tích KCN năm 2007 tăng 121,8% so với năm 2006, năm 2008 tăng 134,2% so với 2007, năm 2009 tăng 121,5% so với 2008.

Tỷ lệ lấp đầy các KCN của Vĩnh Phúc cũng tăng dần qua các năm: năm 2005 tỷ lệ lấp đầy đạt 50% thì đến năm 2012 đạt 70,75% ( tăng 20,75%) cao hơn nhiều so với một số địa phương khác: Hải Dương 54,5%, Hải Phòng 57,6%, Bắc Ninh 58,91% ... nâng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê lên trên 427,09 ha. Vĩnh Phúc được đánh giá là một điểm sáng về thu hút vốn đầu tư của vùng ĐBSH và vùng Kinh tế trọng điểm Phía Bắc. Riêng năm 2009 và

583 854 1040,2 1395,1 1695,5 1792,66 260 279 334 598,92 598,92 603,7 130 167,4 214 464,63 454,34 427,09 50 60 64 77,6 75,9 70,75 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2012

Tổng diện tích (ha) Diện tích đất CN có thể cho thuê (ha) Diện tích đất đã cho thuê (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%)

2012, tỉ lệ lấp đầy KCN có suy giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng (2 dự án thuộc KCN Bá Thiện rút vốn đầu tư (2009) và đang xây dựng cơ bản mới bước đầu cho thuê đất CN (3 KCN Bình Xuyên II, Bá Thiện II, Phúc Yên) đã làm cho tỉ lệ lấp đầy giảm 6,85%.

Quy mô trung bình các KCN của Vĩnh Phúc là 256,1 ha/KCN (tính đến năm 2012) thấp hơn so với mức trung bình cả nước (268,6 ha/KCN). Với quy mô như vậy là tương đối hợp lí đối với các KCN của Vĩnh Phúc (vì tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nên quy mô KCN phải đạt từ 200 – 300 ha (dựa theo tiêu chí đánh giá của TS. Nguyễn Thị Bình)).

Bảng 2.39.Diện tích và tỉ lệ lấp đầy KCN phân theo các KCN tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2012 Tên KCN Năm thành lập Diện tích (ha) Đất tự nhiên Đất CN có

thể cho thuê Đã cho thuê

Tỷ lệ lấp đầy (%) KCN Kim Hoa 1998 50 45 45 100 KCN Khai Quang 2006 197,65 135,78 124 91,3 KCN Bình Xuyên 2007 289,8 139 101,4 72,95 KCN Bá Thiện 2007 327 207,92 126,69 60,9 KCN Bình Xuyên II 2008 485,1 36 24 66, 7 KCN Bá Thiện II 2009 308 40 6 15 KCN Phúc Yên 2010 135,33 0 0 0

(Nguồn tổng hợp: Ban quản lí các KCN tỉnh Vĩnh Phúc, 2012)

Tính đến năm 2012, KCN Kim Hoa có tỉ lệ lấp đầy cao nhất 100%, vì đây là KCN có quy mô nhỏ với diện tích 50 ha lại được thành lập sớm và hiện chỉ có duy nhất một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đầu tư – công ti Honda Việt Nam. Đứng thứ 2 về tỉ lệ lấp đầy là KCN Khai Quang (91,3%), KCN Bình Xuyên (72,95%), KCN Bá Thiện (60,9%). Các KCN Bình Xuyên II, Bá Thiện II, Phúc Yên có diện tích cho thuê và tỉ lệ lấp đầy thấp, thậm chí bằng không (KCN Phúc Yên) là do đang xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật và giải phóng mặt bằng. Dựa theo tiêu chí đánh giá của TS. Nguyễn Thị Bình

Lao động trong KCN

Vĩnh Phúc là tỉnh thu hút rất nhiều lao động, nhất là lao động trẻ có trình độ ở trong và ngoài tỉnh vào các KCN. Những năm qua, các KCN của tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Số lượng lao động trong các KCN ngày càng gia tăng năm 2005 có 9.046 lao động, đến năm 2009 là 30.214 lao động, đến năm 2012 con số này lên tới 39.644 lao động, chiếm 43,4% lao động toàn ngành công nghiệp của tỉnh. Tốc độ gia tăng lao động trong KCN giai đoạn 2005 – 2012 là 23,5%.

Biểu đồ 2.16. Số lao động trong các KCN của tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2012 Trong các KCN thì KCN Khai Quang có số lượng lao động đông nhất 25.238 người (2012) chiếm 63,7% lao động trong KCN chiếm 27,7% lao động toàn ngành CN của tỉnh; KCN Kim Hoa là 8.291 người; KCN Bình Xuyên là 5.889 người. Riêng 3 KCN này chiếm tới 99,4% lao động trong các KCN của tỉnh. Các KCN còn lại có số lượng lao động ít là do mới thành lập và đang trong giai đoạn xây dựng, giải phóng mặt bằng, chưa thu hút được các dự án đầu tư.

Đến năm 2013, số lao động trong các KCN tăng lên 49.979,7 người trong đó lao động là người Vĩnh Phúc có 39.369 người, chiếm 78,77% tổng

0 10000 20000 30000 40000 Tổng số lao động trong KCN KCN Kim Hoa KCN Khai Quang KCN Bình Xuyên KCN Bá Thiện KCN Bình Xuyên II KCN Bá Thiện II KCN Phúc Yên 39644 8291 25238 5889 196 24 6 0 (người)

số lao động trong các KCN. Số lao động là người nước ngoài đang làm việc trong các KCN là 418 người.

Lao động trên ha đất KCN: KCN Khai Quang có số lao động/ha đất KCN là cao nhất 203 lao động/ha, sau nó là KCN Kim Hoa là 184,2 lao động/ha. Đây là 2 KCN thu hút được rất nhiều lao động và có vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh. KCN Bình Xuyên là 58,08 lao động/ha, KCN Bá Thiện chỉ có 1,55 lao động/ha.

Các ngành công nghiệp trong KCN

Các KCN của tỉnh có những hướng ưu tiên, kêu gọi đầu tư phát triển các ngành khác nhau, nên cơ cấu ngành công nghiệp trong KCN có sự khác nhau:

- KCN Kim Hoa: chỉ phát triển các ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy.

- KCN Khai Quang: các ngành công nghiệp chủ yếu là sản xuất, chế tạo thiết bị cơ khí chính xác; điện tử, điện lạnh, thiết bị, phụ tùng ô tô, xe máy; Sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại...

- KCN Bình Xuyên: phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu là sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, thiết bị điện, hoá chất, sản xuất các loại vật liệu xây dựng mới…

- KCN Bá Thiện: các ngành công nghiệp kêu gọi đầu tư chủ yếu: Sản xuất máy tính, thiết bị thông tin, viễn thông, internet và sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm; Sản xuất linh kiện điện tử, màn hình tinh thể lỏng; Sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử kỹ thuật cao; sản xuất sản phẩm phần mềm, nội dung thông tin số; cung cấp các dịch vụ phần mềm, nghiên cứu công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

- KCN Bình Xuyên II: Sản xuất điện thoại di động, linh kiện điện tử, màn hình tinh thể lỏng, thiết bị âm thanh điện tử; Sản xuất chất bán dẫn và

các linh kiện điện tử kỹ thuật cao; sản xuất sản phẩm phần mềm, nội dung thông tin số; cung cấp các dịch vụ phần mềm, nghiên cứu công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin; Sản xuất sản phẩm điện tử.

- KCN Bá Thiện II: Sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử kỹ thuật cao, màn hình tinh thể lỏng, Sản xuất máy tính, thiết bị thông tin, viễn thông, internet và sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm; Sản xuất sản phẩm phần mềm, sản phẩm sinh học, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

- KCN Phúc Yên: sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, cơ khí chính xác, thiết bị phục vụ hàng không, y tế, điện lạnh.

Số dự án và vốn đầu tư vào các KCN

Tính đến giữa năm 2012, tổng số dự án trong các KCN của tỉnhlà 122 dự án, chiếm 19,33% tổng số dự án và chiếm 41,4% trong số dự án của toàn ngành CN, gồm 87 dự án FDI (chiếm 85,3%của toàn ngành CN) với tổng vốn đầu tư là 2.001,75 triệu USD, chiếm 82,28% tổng vốn đầu tư của các dự án FDI và 35 dự án DDI (chiếm 18,1%của toàn ngành CN) với tổng vốn đầu tư là 3.804,17 tỷ đồng, chiếm 15,28% tổng vốn đầu tư (chiếm 34,2%của toàn ngành CN) … Như vây, số dự án và tổng số vốn đầu tư trong các KCN của tỉnh chủ yếu là của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, điều đó đã thể hiện được sự thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh để phát triển công nghiệp.

Biểu đồ 2.17.Số dự án và số vốn đầu tư tại KCN tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1998 – 2012

Số dự án đầu tư vào các KCN của Vĩnh Phúc có sự khác nhau giữa các thời kì. Giai đoạn từ 1998 – 2009, số dự án và số vốn đầu tư chủ yếu là các nhà đầu tư từ nước ngoài, từ 1998 – 2005, 100% là dự án và vốn đầu tư của FDI đầu tư vào các KCN, đến năm 2009 số dự án của FDI chiếm 75% tổng số dự án đầu tư vào KCN và chiếm 97,7% trong tổng số vốn đầu tư vào KCN của tỉnh, trung bình vốn đầu tư trên dự án ngày càng gia tăng, từ 9,95 triệu USD/dự án (1998-2004) lên 25,17 triệu USD/dự án (2009). Đến giai đoạn 2010 – 2012, tình hình thu hút các dự án, vốn đầu tư FDI và trung bình vốn đầu tư trên dự án có chiều hướng giảm, thay vào đó là số dự án và vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước tăng lên chiếm ngày càng nhiều trong tỉ trọng dự án và vốn đầu tư trong các KCN của tỉnh. Nguyên nhân, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 làm cho các doanh nghiệp FDI gặp nhiều khó khăn và có tâm lí e dè, ngại đầu tư và tỉnh cũng có những chính sách ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển trong các KCN để hạn chế sự phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp FDI.

Tính đến hết năm 2012, trên địa bàn tỉnh có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN của tỉnh, đứng đầu là Đài Loan có 41 dự án vào đầu tư với vốn đầu tư 1.213,2 triệu USD, chiếm 49,3% tổng vốn đầu tư, tiếp đến là Nhật Bản, có 17 dự án, vốn đầu tư 652,72 triệu USD, chiếm 26,57% tổng vốn đầu tư, Hàn Quốc có 40 dự án, vốn đầu tư 250,23 triệu USD, chiếm 10,18% tổng vốn đầu tư, còn lại là các dự án đến từ Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Singapore, Italia,...

Quy mô vốn đầu tư trên 1 ha đất KCN:Năm 2005 là 0,41 triệu USD/ha đến năm 2007 là 3,48 triệu USD/ha nhưng đến năm 2008 và 2009 lại giảm xuống còn 1,11 triệu USD/ha và 0,17 triệu USD/ha (do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế) đến giữa năm 2012 tiếp tục được tăng trở lại đạt 0,26 triệu

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2000 2012 (Trang 110)