Thực tiễn phát triểncông nghiệp của Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2000 2012 (Trang 41 - 47)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.2.1. Thực tiễn phát triểncông nghiệp của Việt Nam

Ở nước ta chủ trương công nghiệp hóa được đề ra từ năm 1960. Từ 1960 – 1985 nền sản xuất công nghiệp của nước ta nhìn chung vẫn còn kém hiệu quả, chất lượng sản phẩm thấp không có khả năng cạnh tranh. Từ sau đổi mới cho đến nay nền sản xuất công nghiệp của nước ta có những chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạt được nhiều bước phát triển quan trọng.

∗Vai trò, vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế.

Công nghiệp giữ một vai trò động lực trong guồng máy của nền kinh tế quốc dân, kích thích nhu cầu sử dụng nguyên liệu và máy móc, trang thiết bị; nuôi dưỡng các hoạt động thương mại và vận tải, khai thác triệt để và có hiệu quả các nguồn đầu tư tài chính và kĩ thuật ở trong nước.

Công nghiệp có vai trò quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế - xã hội và thúc đẩy mở rộng thị trường để áp dụng rộng rãi nền sản xuất lớn với dây truyền sản xuất hàng loạt nhằm nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm để làm tăng khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nước ta với thị trường thế giới.

Công nghiệp ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nếu như năm 1985, công nghiệp xây dựng chỉ chiếm 27,3% GDP của cả nước (nông – lâm – thủy sản chiếm 40,2% GDP; dịch vụ chiếm 32,5% GDP), đến năm 2000 chiếm 36,73% (các ngành tương ứng 24,53% và 38,74%), đến năm 2012 tỉ lệ đóng góp GDP của các ngành trong nền kinh tế cũng có sự thay đổi trong đó ngành công nghiệp và dịch vụ vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất, công nghiệp chiếm 38,63%; dịch vụ 41,70%; nông nghiệp chỉ chiếm

19,67%.Công nghiệp cũng đóng góp khoảng 75% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

∗Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng công nghiệp.

GTSXCN của nước ta tăng đều từ sau đổi mới cho đến nay, năm 2000 GTSXCN đạt 336.100,3tỉđồngđến năm 2012 đạt 4.506.800tỉ đồng (theo giá hiện hành).

Bảng 1.1. GTSXCN và TĐTT Công nghiệp giai đoạn 2000 – 2012 của nước ta(Theo giá so sánh)

Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

GTSXCN

(Tỉ đồng) 198.326,1 261.092,4 355.624,1 486.637,1 647.244,3 2.963.500 3.516.700 TĐTT % 14,74 16,71 16,98 15,33 10,50 8,93

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005, 2009, 2013)

Tốc độ tăng trưởng công nghiệptrung bình đạt mức tăng trưởng cao giai đoạn 2000 – 2008đạt 16% (theo giá so sánh năm 1994); giai đoạn từ 2009 – 2012 đạt 9% (theo giá so sánh năm 2010). So với các ngành kinh tế khác thì ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất.Điều này thể hiện là nước ta đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách mạnh mẽ, để đạt được mục tiêu là nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam, tập trung ở 2 vùng là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, riêng 2 vùng này chiếm gần 73,74% GTSXCN của cả nước. Các vùng còn lại chỉ chiếm 26,26% GTSXCN của cả nước.

Bảng 1.2. GTSXCN của nước ta giai đoạn 2000 – 2012

(Đơn vị: tỉ đồng – giá hiện hành)

Vùng 2000 2005 2012 % cả nước 2012 Cả nước 336.100,3 988.540,0 4.627.733,1 100 TDMNPB 15.961 24.529,0 133.945,6 2,89 ĐBSH 57.683,4 214.132,4 1.272.673,9 27,50 DHMT 22.923 69.160,8 449.054,4 9,70 TN 3.100,2 7.181,6 36.322,0 0,78 ĐNB 185.592,8 550.139,3 2.139.671,7 46,24 ĐBSCL 35.463,4 87.555,3 460.650,2 9,95

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005 và 2012)

∗Cơ cấu công nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Về cơ cấu ngành, tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến chiếm ưu thế trong cơ cấu ngành công nghiệp chiếm 87,1% và đang có xu hướng tăng lên, tập trung phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao như điện tử - tin học, hóa dầu, cơ khí chính xác, vật liệu xây dựng,… ngành công nghiệp khai khoáng chiếm tỉ trọng nhỏ (8,5%) và có xu hướng giảm xuống, còn ngành sản xuất và phân phối điện – khí – nước luôn dao động từ 4 – 6%.

Bảng 1.3.Cơ cấucông nghiệp theo ngành giai đoạn 2000 – 2012 của nước ta

(Đơn vị:%)

Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

Khai khoáng 15,8 12,9 12,8 10,30 9,80 8,5 8,5

Chế biến 78,7 81,5 81,2 84,50 85,60 86,4 87,1

Sản xuất và phân phối

điện-khí-nước 5,5 5,6 5,9 5,20 4,60 5,1 4,4

(Nguồn xử lí: Niên giám thống kê năm 2005, 2009, 2013)

Về cơ cấu theo thành phần kinh tế, tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm dần trong cơ cấu nhưng nó luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng. Tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu (46,3%),

điều này thể hiện rằng nền kinh tế nước ta đang trong thời kì hội nhập mở cửa để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào để phát triển kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng.

Bảng 1.4.Cơ cấucông nghiệp theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 – 2012 của nước ta

(Đơn vị:%)

Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

Kinh tế nhà nước 34,2 31,5 27,4 22,4 18,5 19,2 16,4

Kinh tế ngoài nhà nước 24,5 27,0 29,0 33,4 37,1 38,8 37,3

Kinh tế có vốn đầu tư

nước ngoài 41,3 41,5 43,6 44,2 44,4 42,0 46,3

(Nguồn xử lí: Niên giám thống kê năm 2005, 2009, 2013)

Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ rõ 6 ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển vượt bậc bao gồm: Điện tử; Máy nông nghiệp; Chế biến nông, thủy sản; Đóng tàu; Môi trường và tiết kiệm năng lượng; Sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô. 6 ngành công nghiệp này sẽ được ưu tiên phát triển thành những ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, có giá trị gia tăng cao và năng lực cạnh tranh quốc tế; giữ vai trò dẫn dắt về thúc đẩy thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước, trước hết là doanh nghiệp Nhật Bản, tạo lan tỏa công nghệ và lan tỏa kỹ năng đối với ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

∗Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Tính đến tháng 12/2011, cả nước đã có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tựnhiên 76.000 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 46.000 ha, chiếm khoảng 61% tổng diện tích đất tự nhiên. CácKCN được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố trêncả nước; được phân bố trên cơ sở phát huy lợi thếđịa lí, kinh tế, tiềm năng của các Vùng

kinh tếtrọng điểm, đồng thời phân bố ở mức độ hợp lý một số KCN ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn nhằm tạo điều kiện cho ngànhcông nghiệp địa phương từng bước phát triển.

Các KCN, KCX đã thu hút được 4.113 dự án có vốn đầu tư nướcngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 59,6 tỷ USD. Hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX chiếm từ 35-40% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tăng thêm của cả nước. Nếu xét riêng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp thì các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sản xuất công nghiệp trong KCN, KCX chiếm gần 80% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp cả nước.Cùng thời gian này, có 4.681 dự án trong nước còn hiệu lực trong KCN, KCX với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 420 nghìn tỷ đồng.Các KCN đóng góp 25% vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đã giải quyết việc làm cho hơn 1,76 triệu lao động trực tiếp.

Cả nước, hiện có 2 trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Riêng 2 trung tâm này chiếm 25,95% (2012) GTSXCN của cả nước. Đây là 2 trung tâm công nghiệp động lực cho sự phát triển công nghiệp của các địa phương xung quanh hình thành các trung tâm công nghiệp hạt nhân và vệ tinh.

Hiện nay, nước ta có 6 vùng Công nghiệp với những định hướng hướng chuyên môn hóa khác nhau(theo Quy hoạch tổng thể phát triển Công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030):

Vùng 1 gồm 14 tỉnh (Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái) tập trung phát triển thủy điện, chế biến nông, lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, hóa chất, phân bón, luyện

kim, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

Vùng 2 gồm 14 tỉnh/thành (Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc) được định hướng tập trung phát triển ngành cơ khí, nhiệt điện, phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin, hóa chất, luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, tiếp tục phát triển nhanh công nghiệp dệt may, da giày phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

Vùng 3 gồm 10 tỉnh/thành (Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, lọc và hóa dầu, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng và dệt may, da giày, ngành điện tử và công nghệ thông tin.

Vùng 4 gồm 4 tỉnh (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum) tập trung phát triển thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm sản và khai thác, chế biến khoáng sản.

Vùng 5 gồm 8 tỉnh/thành (Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh) tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, điện, chế biến nông, lâm, hải sản và đặc biệt là công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm, hóa chất, hóa dược, phát triển công nghiệp dệt may, da giày chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, phát triển công nghiệp trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, phát triển các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.

Vùng 6 gồm 13 tỉnh/thành (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long) tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến

nông, lâm, thủy sản hướng vào xuất khẩu, các ngành công nghiệp sử dụng khí thiên nhiên, ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sau thu hoạch và bảo quản, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí đóng tàu.

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2000 2012 (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)