6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.4.2. Giải pháp về khoa học – công nghệ
Khoa học – công nghệ giữa vai trò quyết định trong việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thì phải tập trung giải quyết tốt vấn đề công nghệ, tạo môi trường thuận lợi cho công tác nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học về công nghiệp. Do đó, cần phải:
- Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh, sử dụng các công nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh
học, công nghệ thông tin, công nghệ robot... để tạo ra các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, giá trị gia tăng lớn.
- Khuyến khích các cơ sở công nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nguyên nhiên vật liệu thay thế, không ngừng cải tiến sản phẩm thân thiện với môi trường để tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Tập trung nâng cao công nghệ, thiết bị phát triển tiên tiến để đáp ứng với yêu cầu của các sản phẩm từ công nghiệp hỗ trợ để tăng cường các sản phẩm xuất khẩu từ công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, đa dạng hóa các loại hình hợp tác để tranh thủ tối đa sự chuyển giao công nghệ hiện đại từ các đối tác nước ngoài. Trong các dự án đầu tư phát triển và trong hợp tác sản xuất kinh doanh cần đặc biệt coi trọng yếu tố chuyển giao công nghệ mới, coi đây là một trong những yếu tố để quyết định dự án đầu tư.
- Ưu đãi cao theo quy định cho các doanh nghiệp FDI có các dự án chuyển giao công nghệ và có cam kết tài trợ cho một số các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển công nghiệp. Khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất tại tỉnh.
- Từng bước phát triển các cơ sở công nghiệp chế tạo linh kiện, phụ tùng, phụ kiện chi tiết máy, vật tư kỹ thuật mà các ngành công nghiệp có nhu cầu; có chính sách ưu đãi ở mức cao nhất theo quy định như: miễn giảm thuế thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sử dụng từ các bằng sáng chế....để khai thác có hiệu quả công nghệ đã đăng ký ở nước ngoài.