Phát triểncông nghiệp theo ngành

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2000 2012 (Trang 81 - 101)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.2Phát triểncông nghiệp theo ngành

2.2.1.1. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng

Trong thời gian qua, công nghiệp là động lực chính trong việc phát triển kinh tế của tỉnh. GTSXCN tăng liên tục qua các năm. Năm 2000 là 6.802,2 tỉ đồng và chỉ sau 3 năm đến năm 2003 con số này đã tăng lên gấp đôi. Đến năm 2012, GTSXCN đạt 121.169,4 tỉ đồng gấp 17,8 lần so với năm 2000. Trong thời kì này, GTSXCN tăng cao là do trong tỉnh hình thành một số KCN và hoạt động của chúng ngày càng có hiệu quả và có những đóng góp rất lớn trong GTSXCN của tỉnh. Bên cạnh đó, với chính sách đa dạng hóa các loại hình trong sản xuất công nghiệp và những chính sách ưu đãi với các nhà đầu tư tại Vĩnh Phúc, với phương châm:“sự thành công của các nhà đầu tư là sự thành công của Vĩnh Phúc” đã góp phần rất lớn vào GTSXCN của tỉnh.

Biểu đồ 2.8.GTSXCN và tốc độ tăng trưởng CN tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012

Quy mô GTSX của từng ngành công nghiệp có sự khác nhau. Năm 2000, GTSX ngành công nghiệp khai thác từ 16.773 triệu đồng đến năm 2012 đạt 168.567 triệu đồng tăng gấp 10 lần năm 2000. GTSX ngành công nghiệp chế biến từ 6.780.010 triệu đồng (2000) lên 120.193,9 tỉ đồng (2012) tăng

6.802,2 9.885,4 17.001 28.093,2 53.107,4 81.155,9 121.169,4 73,6 26,1 18,6 28,5 22,0 23,3 14,0 0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

GTSXCN (giá hiện hành) Tốc độ tăng trưởng (%) (giá so sánh)

17,7 lần. Ngành sản xuất và phân phối điện, khí, nước tăng từ 5.432 triệu đồng lên 806.942 triệu đồng gấp 148,6 lần năm 2000.

Biểu đồ 2.9.GTSXCN tỉnh Vĩnh Phúcso với các tỉnh/thành, năm 2012

So với các tỉnh/thành khác trong cả nước thì Vĩnh Phúc được xếp vào “top” 10 tỉnh/thành có GTSXCN lớn nhất cả nước, đứng thứ 9 trên cả nước và đứng thứ 3 miền Bắc sau Hà Nội và Bắc Ninh. Như vậy ta thấy rằng, Công nghiệp của Vĩnh Phúc ngày càng đóng vai trò đầu tàu quan trọng trong nền sản xuất công nghiệp của nước ta nói chung và miền Bắc nói riêng, đây chính là một động lực để thúc đẩy công nghiệp của Vĩnh Phúc trong những năm tới.

Trong giai đoạn 2000 – 2006, tốc độ tăng trưởng công nghiệp khá cao 23,2% và trong suốt giai đoạn này không năm nào có tốc độ tăng trưởng dưới 20% và cao nhất là năm 2000 (73,6%) với sự hình thành KCN đầu tiên (1998) và đã hoạt động có hiệu quả; giai đoạn 2006 – 2012 đạt 16,1% có giảm hơn so với giai đoạn trước nhưng quy mô GTSXCN lớn và tăng khá cao. Trong suốt giai đoạn 2000 – 2012 thì tốc độ tăng trưởng GTSXCN của tỉnh đạt 21,7% cao hơn nhiều so với các ngành khác.

800,5 462,7 427,9 400,4 382,5 237,4 153,9 127,9 121,2 103,9 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 Tp.Hồ Chí Minh Đồng Nai Bà Rịa - Vũng Tàu Hà Nội Bình Dương Ninh Bắc Quảng Ngãi Quảng Ninh Vĩnh Phúc Hải Phòng GTSXCN (giá hiện hành) (nghìn tỉ đồng)

Biểu đồ 2.10.Tốc độ tăng trưởng các ngành CN tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012

Đối với từng ngành công nghiệp, tốc độ tăng trưởng của từng ngành có sự khác nhau. Qua biểu đồ ta thấy rằng, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến nhìn chung là ổn định hơn so với ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí, nước vì đây là ngành được tỉnh trú trọng đầu tư phát triển và đây cũng là ngành sử dụng hiệu quả nguồn nội lực vốn có của tỉnh(xem thêm phụ lục).

Trong giai đoạn 2000 – 2006, ngành công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng cao nhất 23,2%; công nghiêp khai thác là 11,8%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí, nước là 11,5%. Đến giai đoạn 2006 – 2012, tốc độ tăng trưởng của các ngành lần lượt như sau: 16,1%; 13,7%; 23,9%. Trong giai đoạn 2000 – 2012, ngành công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng cao nhất 21,7%; công nghiêp khai thác là 16,2%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí, nước là 16,8%.

-100,0 -50,0 0,0 50,0 100,0 150,0 200,0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Công nghiệp khai thác Công nghiệp chế biến

CN sản xuất và phân phối điện, khí, nước

2.2.1.2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp

Từ năm 2000 đến nay, công nghiệp chế biến luôn chiếm tỉ trọng gần như tuyệt đối trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Năm 2000, tỉ trọng công nghiệp chế biến chiếm 99,67% GTSXCN và năm 2012 là 99,19%. Trong khi đó ngành công nghiệp khai thác chiếm tỉ trọng nhỏ và xu hướng xuống từ 0,25% năm 2000 xuống còn 0,14% năm 2012; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí, nước có xu hướng tăng lên từ 0,08% năm 2000 lên 0,67% năm 2012.

Bảng 2.8.Cơ cấu GTSXCN tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012

(Đơn vị: %)

Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Công nghiệp khai thác 0,25 0,36 0,29 0,19 0,25 0,15 0,14

Công nghiệp chế biến 99,67 99,56 99,63 99,71 98,10 99,16 99,19

CN sản xuất và phân

phối điện, khí, nước 0,08 0,07 0,08 0,09 1,65 0,69 0,67

(Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2004, 2008, 2012)

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, cơ cấu GTSXCN của Vĩnh Phúc cũng có sự chuyển dịch nhưng vẫn còn chậm để phù hợp với đường lối chính sách phát triển công nghiệp của nhà nước là giảm tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến để phát huy tốt được nội lực vốn có của tỉnh.

Biểu đồ 2.11.Sự thay đổi thứ hạng của các ngành công nghiệp cấp II trong cơ cấu GTSXCN của Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012

(cao nhất là số 1; thấp nhất là số 16) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời kì 2000 – 2012, chỉ riêng có 3 ngành công nghiệp của tỉnh luôn giữ ổn định trong cơ cấu GTSXCN ởvị trí thứ nhất, thứ nhì, thứ ba đó là ngành Sản xuất phương tiện vận tải; Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc; Vật liệu xây dựng. Các ngành còn lại thì có sự thay đổi về vị trí thứ hạng trong cơ cấu GTSXCN của tỉnh, trong đó: Những ngành tăng hạng là: Thực phẩm, đồ uống; SX kim loại; SX giường, tủ, bàn, ghế; Chế biến gỗ, tre, nứa; SX trang phục; SX máy móc, thiết bị. Những ngành giảm thứ hạng: Hoá chất; Dệt; SX da và sản phẩm từ da; Khai khoáng.

2.2.1.3. Năng suất lao động công nghiệp theo ngành

Trong giai đoạn 2000 – 2012, NSLĐ CN phân theo ngành công nghiệp của Vĩnh Phúc tăng theo thời gian. NSLĐ CN khai thác tăng từ 28,57 triệu đồng/người (2000) lên 192,99 triệu đồng/người (2012); công nghiệp chế biến

từ 211,08 triệu đồng/người lên 1.161,67 triệu đồng/người; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí, nước tăng không liên tục từ 47,23 triệu đồng/người lên 199,23triệu đồng/người (2008) đến năm 2012 là 174,96 triệu đồng/người.

Bảng 2.9. NSLĐ tỉnh Vĩnh Phúc phân theo ngành công nghiệp giai đoạn 2000 – 2012(giá hiện hành)

(Đơn vị: triệu đồng/người)

Năm 2000 2004 2008 2010 2012

NSLĐ Công nghiệp 207,24 307,74 776,48 990,74 1.149,04

NSLĐ CN khai thác 28,57 81,76 139,64 147,64 192,99 NSLĐ CN Chế biến 211,08 310,90 784,47 1.003,14 1.161,67 NSLĐ CN sản xuất và phân

phối điện, khí, nước 47,23 84,94 199,23 194,67 174,96 (Nguồn xử lí: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2004, 2008, 2012)

Ngành công nghiệp Chế biến có NSLĐ đạt cao nhất cao gấp hơn 6 lần so với ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí, nước. Ngành công nghiệp này đã và đang được tỉnh trú trọng ưu tiên phát triển và ngày càng trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong GTSXCN của tỉnh.

Trong nội bộ ngành công nghiệp chế biến, ngành sản xuất, sửa chữa xe có động cơ đạt NSLĐ cao nhất 13.328,03triệu đồng/người (2012) cao gấp 11,5 lần so với toàn ngành công nghiệp chế biến; tiếp theo là ngành sản xuất phương tiện vận tải đạt 4.191,36 triệu đồng/người; thấp nhất là ngành Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da chỉ đạt 50,75 triệu đồng/người,…(xem thêm phụ lục).

2.2.1.4. Các ngành công nghiệp chủ yếu

Công nghiệp cơ khí chế tạo

Công nghiệp cơ khí chế tạo là ngành công nghiệp chủ lực của Vĩnh Phúc nó có vai trò rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh, chính vì thế mà trong những năm qua đã có bước

phát triển nhanh đặc biệt là ngành lắp ráp ô tô, xe máy và một số ngành sản xuất máy móc thiết bị.

Số lượng ô tô, xe máy xuất xưởng đã tăng lên nhanh chóng. Số lượng ô tô năm 2000 đạt 4.688 chiếc đến năm 2012 đã đạt 24.513 chiếc, tăng hơn 5,2 lần năm 2000 và chiếm 24,7% số lượng ô tô lắp ráp của cả nước. Số lượng xe máy từ 166.300 chiếc năm 2000, đến năm 2012 đạt 2.299.735 chiếc tăng hơn 13,8 lần so với năm 2000chiếm 58,7% số lượng xe máy lắp ráp của cả nước.Số lượng xe máy được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài ngày càng tăng, từ 8.643 chiếc (2002) lên 241.446 chiếc (2012)chiếm 10,5% số lượng xe máy sản xuất và lắp ráp của tỉnh.Giá trị xuất khẩu xe máy của tỉnh đạt 192,63 triệu USD tăng 142,95% so với năm 2011. Hai doanh nghiệp lắp ráp ô tô và xe máy lớn của cả nước đều đặt tại Vĩnh Phúc đó là doanh nghiệp Tôyôta Việt Nam (sản xuất và lắp ráp ô tô), doanh nghiệp Honda Việt Nam (sản xuất và lắp ráp xe máy), ngoài ra còn có doanh nghiệp Daewoo bus; doanh nghiệp Piaggio Việt Nam,...

Bảng 2.10. Số lượng xe ô tô, xe máy lắp ráp của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012

(Đơn vị: chiếc)

Năm 2000 2004 2006 2008 2010 2012

Xe ô tô 4.688 9.304 15.576 32.095 34.462 24.513

Xe máy 166.300 566.320 946.215 1.388.953 1.937.608 2.299.735

(Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2004, 2008, 2012)

Đồng thời với phát triển công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, tỉnh đã và đang hình thành một số nhà máy cơ khí sản xuất các loại phụ tùng chi tiết có chất lượng cao phục vụ cho lắp ráp ô tô, xe máy, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá ô tô (9%), xe máy (70%). Ngoài ra, tỉnh cũng đã hình thành nhiều xưởng cơ khí nhỏ, sản xuất các loại sản phẩm cơ khí tiêu dùng, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp xây dựng và sản xuất các sản phẩm công cụ cầm tay.

Trong giai đoạn 2000 – 2012, GTSX của ngành cơ khí chế tạotăng liên tục và cao, năm 2000 đạt 6.163,8 tỉ đồng đến năm 2012 lên tới 100.712 tỉ đồng tăng 16,3 lần so với năm 2000. Cơ cấu của ngành trong GTSXCN của tỉnh có xu hướng giảm xuống từ 90,6% xuống còn 83,1% nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh.

Bảng 2.11.GTSX ngành Cơ khí chế tạo của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012

(Đơn vị: tỉ đồng – giá hiện hành)

Năm 2000 2004 2008 2010 2012

GTSX ngành cơ khí chế tạo 6.163,8 12.614,1 42.435,4 67.775,6 100.712,0

Cơ cấu trong GTSXCN (%) 90,6 74,2 79,9 83,5 83,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn xử lí: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2004, 2008, 2012)

Tốc độ tăng trưởng của ngành luôn tăng trưởng ở mức cao, giai đoạn 2000 – 2012 là 21% (toàn ngành CN của tỉnh là 21,7%).

Số lượng lao động trong ngành cơ khí chế tạo ngày càng gia tăng, từ 3.879 người (2000) tăng lên 21.366 người (2012) và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu lao động công nghiệp của tỉnh (24,8%). Tốc độ gia tăng lao động trong ngành cơ khí chế tạo đạt ở mức cao 18,6% (giai đoạn 2000 – 2012) trong khi đó toàn ngành công nghiệp của tỉnh chỉ đạt ở mức 9,2%.

Bảng 2.12.Lao động trong ngành Cơ khí chế tạo của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012

(Đơn vị: người)

Năm 2000 2004 2008 2010 2012

Lao động ngành cơ khí chế tạo 3.879 6.853 14.349 20.682 21.366

Cơ cấu trong LĐCN (%) 11,8 12,4 21,0 25,2 24,8

(Nguồn xử lí: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2004, 2008, 2012)

Năng suất lao độngngành cơ khí chế tạo cao nhất so với các ngành khác. Năm 2000, đạt 1.589 triệu đồng/người đến năm 2012 là 4.513,6 triệu đồng/người so với toàn ngành công nghiệp chế biến thì cao hơn gấp từ 4 - 7,5 lần.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục liên kết cùng với một số địa phương lân cận như Hà Nội, Thái Nguyên,…hình thành một trung tâm sản xuất cơ khí chế tạo lớn tại miền Bắc. Tiếp tục đổi mới công nghệ và thiết bị trong quá trình trình lắp rắp sản phẩm, chế tạo các chi tiết máy để nâng cao tỉ lệ nội địa hoá trong các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh.

Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo tập trung phát triển các các khu công nghiệp thuộc thị xã Phúc Yên, Bình Xuyên, Tp.Vĩnh Yên.

Công nghiệp điện tử, tin học

Đây là ngành công nghiệp còn non trẻ của tỉnh. Trong thời gian qua, tỉnh đã thu hút được một số dự án đầu tư nước ngoài và hình thành một số cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử, tin học: Công ty liên doanh Nagakawa Nhật Bản (lắp ráp sản phẩm điện tử); Công ty sản xuất CD và VCD chất lượng cao; Công ty liên doanh thẻ thông minh MK; Tập đoàn Hồng Hải sản xuất điện thoại di động; Tập đoàn Compal sản xuất máy tính...

Giai đoạn 2000 -2008, công nghiệp điện tử, tin học ở Vĩnh Phúc còn nhỏ bé, chưa xứng với tiềm năng, GTSXcông nghiệp điện tử, tin học năm 2008 chỉ chiếm chưa đến 0,5% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của tỉnh. Từ năm 2009 đến nay, tỉ trọng của ngành trong cơ cấu GTSX toàn ngành CN ngày càng gia tăng năm 2012 là 1,65%.

Bảng 2.13.GTSX ngành Điện tử, tin họccủa tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012

(Đơn vị: tỉ đồng – giá hiện hành)

Năm 2000 2004 2008 2010 2012

GTSX ngành điện tử, tin học 32,6 34,6 172,3 1.322,3 2.003,2

Cơ cấu trong GTSXCN (%) 0,48 0,20 0,32 1,63 1,65

(Nguồn xử lí: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2004, 2008, 2012)

Tốc độ tăng trưởng của ngành giai đoạn 2000 – 2006rất thấp chỉ có 0,52%, nhưng đến giai đoạn 2006 – 2012 đạt 64,74%. Trong suốt giai đoạn 2000 – 2012 tốc độ tăng trưởng của ngành là 26,14% cao gấp 1,2 lần so với

toàn ngành công nghiệp của tỉnh. Đây là ngành mà trong những năm tới sẽ có những bước phát triển vượt bậc và trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.

Mặc dù chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GTSXCN của tỉnh nhưng ngành công nghiệp điện tử, tin học có đóng góp đáng kể trong giá trị xuất khẩu của tỉnh, tỉ trọng đóng góp của ngành chiếm 5,2% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (2012).

Bảng 2.14.Giá trị xuất khẩu ngành Điện tử, tin học của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012

(Đơn vị: Nghìn USD)

Năm 2000 2004 2008 2010 2012

Hàng điện tử - - 1.503 39.144 35.210

(Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2004, 2008, 2012)

Lực lượng lao động trong ngành rất ít chỉ có 267 người chỉ chiếm 0,31% lao động công nghiệp toàn tỉnh. Từ năm 2000 – 2008, số lao động trong ngành giảm xuống từ 335 người xuống còn 183 người. Nguyên nhân do thay đổi địa giới hành chính, một số cơ sở sản xuất bị chuyển về Hà Nội; từ năm 2008 đến năm 2012 số lượng lao động lại tiếp tục được tăng lên từ 183 người lên 267 người. Do tỉnh thu hút được nhiều dự án lớn từ nước ngoài vào các KCN đã làm cho số lượng lao động ngày càng tăng lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.15.Lao động trong ngành Điện tử, tin học của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012

(Đơn vị: người)

Năm 2000 2004 2008 2010 2012

Lao động ngành điện tử, tin học 335 237 183 183 267

Cơ cấu trong LĐCN (%) 1,02 0,43 0,27 0,22 0,31

(Nguồn xử lí: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2004, 2008, 2012)

Năng suất lao động của ngành ngày càng tăng lên một cách đáng kể từ 97,31 triệu đồng/người (2000) lên 453,13 triệu đồng/người (2012) điều này

thể hiện rằng ngành điện tử, tin học của tỉnh đang dần đạt được những hiệu quả nhất định trong quá trình sản xuất.

Công nghiệp dệt – may, da – giày

Dệt – may, da – giày là ngành sản xuất thu hút nhiều lao động phổ thông tại địa phương. Số lượng lao động ngày càng gia tăng từ 4.120 người (2000) lên 19.185 người (2012). Tốc độ gia tăng lao động của ngành trong giai đoạn 2000 – 2012 là 15%. Cơ cấu lao động ngành trong lao động toàn ngành công nghiệp từ 2008 đến 2012 có xu hướng giảm xuống là do chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh là tập trung và ưu tiên phát triển các ngành đòi hỏi hàm lượng khoa học – công nghệ cao đã làm cho tốc độ gia tăng lao động trong ngành chậm lại và cơ cấu bị giảm xuống.

Bảng 2.16.Lao động trong ngành Dệt – may, da – giày của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2012

(Đơn vị: người)

Năm 2000 2004 2008 2010 2012

Lao động ngành Dệt – may, da –

giày 4.120 11.649 17.311 18.323 19.185

Cơ cấu trong LĐCN (%) 12,6 21,1 25,3 22,4 22,2

(Nguồn xử lí: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2004, 2008, 2012)

Các công ti có qui mô lớn: Công ty TNHH Daewoo STC & Apparel Việt Nam với 1.472 lao động và sản lượng 3,5 triệu sản phẩm/năm; Công ty TNHH SHINWON Ebenezer Việt Nam với 4.086 lao động và sản lượng5 triệu SP/năm; Công ty TNHH VINA KOREA với 3.399 lao động và sản lượng 11,9 triệu SP/năm... các công ti này đều là các doanh nghiệp FDI.

Bảng 2.17. Số lượng hàng Dệt – may, da – giày của tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2000 2012 (Trang 81 - 101)