Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triểncông nghiệp

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2000 2012 (Trang 26 - 30)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triểncông nghiệp

1.1.1.3. Vị trí địa lí

Vị trí địa lí bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị. Vị trí địa lí có tác động rất lớn tới việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp cũng như phân bố các ngành công nghiệp và các hình tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Vị trí địa lí có ảnh hưởng rõ rệt tới việc hình thành cơ cấu ngành công nghiệp và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trong điều kiện mở rộng các mối quan hệ kinh tế và hội nhập.

Vị trí địa lí thuận lợi hay không thuận lợi có tác động mạnh tới việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp, bố trí không gian các khu vực tập trung công nghiệp. Vị trí càng thuận lợi thì mức độ tập trung công nghiệp càng cao các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp càng đa dạng và phức tạp.

1.1.1.4. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được coi là tiền đề không thể thiếu của việc phát triển và phân bố công nghiệp. Nó ảnh hưởng đến việc hình thành và xác định cơ cấu ngành công nghiệp. Một số ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Số lượng, chất lượng, phân bố và sự kết hợp của chúng trên lãnh thổ có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình phát triển và phân bố của nhiều ngành công nghiệp.

- Khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản là một trong những nguồn lực hàng đầu ảnh hưởng tới việc phát triển và phân bố công nghiệp. Số lượng, chất lượng, trữ lượng của các loại khoáng sản sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức xí

nghiệp công nghiệp. Sự nghèo nàn hay phong phú của tài nguyên khoáng sản ảnh hưởng tới sự phân loại ngành công nghiệp.

- Nguồn nước

Bất cứ ngành sản xuất công nghiệp nào cũng cần nước. Ở khu vực ven biển hay vùng gò đồi, trong nhiều trường hợp, nguồn nước quyết định sự phát triển và phân bố công nghiệp. Mức độ thuận lợi hay khó khăn về nguồn cấp nước là điều kiện quan trọng để định vị các xí nghiệp công nghiệp.

- Khí hậu

Khí hậu ảnh hưởng đến sự lựa chọn công nghệ thích hợp, nguồn nguyên liệu để phục vụ cho việc đầu tư và phát triển công nghiệp. Ngoài ra, khí hậu đa dạng, phức tạp cũng làm xuất hiện những tập đoàn cây trồng, vật nuôi đặc thù. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Các nhân tố tự nhiên khác

Bên cạnh các loại tài nguyên thiên nhiên nói trên còn có một số loại tài nguyên khác như: đất đai, địa hình, sinh vật…đều có ý nghĩa và vai trò thiết thực trong quá trình phát triển công nghiệp.

1.1.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động

Dân cư với những tập quán sản xuất, tiêu dùng cùng với số lượng và chất lượng của nguồn lao động có vai trò to lớn trong việc phát triển công nghiệp. Về phương diện này, dân cư được xem xét dưới hai góc độ là nhà sản xuất và người tiêu dùng. Thị trường tiêu thụ gắn với số dân được coi là một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển và phân bố của hoạt động sản xuất công nghiệp. Thông thường nơi nào có nguồn lao động phong phú thì ở đó có điều kiện để phân bố và phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Những nơi có đội ngũ lao động lành nghề cho phép phát triển các xí

nghiệp công nghiệp đòi hỏi tay nghề cao và sản xuất ra các sản phẩm chứa đựng hàm lượng khoa học kĩ thuật lớn, những nơi nguồn lao động có kinh nghiệm trong việc tạo ra các sản phẩm công nghiệp truyền thống thì ở đó sẽ phát triển công nghiệp thủ công truyền thống phục vụ nhu cầu tại chỗ và xuất khẩu.

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, tập quán tiêu dùng có thể thay đổi và kéo theo nó là sự thay đổi về hướng và quy mô chuyên môn hóa của các ngành cũng như các xí nghiệp công nghiệp. Từ đó dẫn đến sự mở rộng hay thu hẹp không gian công nghiệp.

- Nguồn vốn

Nguồn vốn bao gồm có hai hình thức chính đó là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn từ nước ngoài. Nguồn vốn có vai trò rất lớn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật, đầu tư mới và mở rộng một số ngành công nghiệp… Nguồn vốn đầu tư trong công nghiệp càng lớn thì giá trị sản xuất công nghiệp càng lớn, đóng góp trong GDP càng cao và ngược lại. Từ đó quá trình đổi mới công nghệ trong sản xuất công nghiệp ngày càng được đầu tư thích đáng để tạo ra các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao.

- Khoa học – công nghệ

Sự tiến bộ của khoa học – công nghệ không chỉ tạo ra những khả năng mới về sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỉ trọng của chúng trong tổng thể toàn ngành công nghiệp, làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố các ngành công nghiệp trở nên hợp lí, có hiệu quả và kéo theo những thay đổi về quy luật phân bố sản xuất, mà còn làm nảy sinh những nhu cầu mới, đòi hỏi xuất hiện một số ngành công nghiệp với công nghiệp tiên tiến và có nhiều triển vọng phát triển công nghiệp trong tương lai.

Thị trường trong nước cũng như thị trường ngoài nước có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề phát triển công nghiệp, nó đóng vai trò như chiếc đòn bẩy đối với sự phát triển, phân bố và cả sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. Nó tác động mạnh mẽ tới việc lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất.Nó cũng là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Cùng với thị trường trong nước thì ngày nay với xu thế quốc tế hóa nền kinh tế thế giới, thị trường quốc tế cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp của bất kì quốc gia nào. Vì thế thị trường thế giới có tác động không nhỏ đến việc phát triển công nghiệp của bất cứ một lãnh thổ hay một quốc gia nào.

- Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng có ý nghĩa ngày càng quan trọng trong sự phân bố công nghiệp. Chính các công trình cơ sở hạ tầng và sự hoạt động có hiệu quả của các ngành thuộc khu vực cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước, hệ thống ngân hàng… sẽ đảm bảo các mối liên hệ kinh tế kỹ thuật và giữa các cơ sở công nghiệp, giữa các vùng được diễn ra thông suốt. “Sự phát triển tập trung cơ sở hạ tầng trên một lãnh thổ đã làm thay đổi vai trò của nhiều nhân tố mới trong bức tranh phân bố công nghiệp”.

Cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp có giá trị nhất định đối với việc phát triển công nghiệp, nó có thể là tiền đề thuận lợi hay cản trở sự phát triển công nghiệp.

- Chính sách phát triển công nghiệp

Với đường lối đổi mới nền kinh tế, xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước, nhiều chủ trương chính sách của nhà nước đã được ban hành nhằm khuyến khích việc phát triển công nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp. Hơn nữa, ngoài việc huy động nguồn vốn trong nước, chính sách mở cửa cũng như luật

đầu tư ra đời và liên tục được hoàn thiện đang phát huy tác dụng trong nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là ngành công nghiệp nói chung và tổ chức lãnh thổ công nghiệp nói riêng.

- Mối quan hệ liên vùng, khu vực và quốc tế

Sự phát triển của bất kì của một lãnh thổ hay một ngành nào đó đều có mối liên hệ rất lớn tới các vùng lãnh thổ lân cận và các xu thế chung của khu vực và quốc tế. Những vũng lãnh thổ lân cận vừa là thị trường cung cấp các nguồn lực vừa là nơi tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, đồng thời cũng là nơi chuyển giao công nghệ sản xuất để làm giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế của lãnh thổ đó với các lãnh thổ lân cận.

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2000 2012 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)