Là tiền đề cho sự phát triển của phong trào công nhân và công đoàn gia

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên 18971945 (Trang 76 - 106)

6. Bố cục của luận văn

3.2.3. Là tiền đề cho sự phát triển của phong trào công nhân và công đoàn gia

đoàn giai đoạn sau

Công nhân Thái Nguyên sớm được giác ngộ cách mạng là hạt nhân tập hợp nhân dân các dân tộc Thái Nguyên thành "căn cứ địa cách mạng lòng dân"

68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bảo vệ Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ thời kỳ Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trên cơ sở sự phát triển của phong trào công nhân, phong trào yêu nước cùng với vị trí chiến lược đặc biệt của Thái Nguyên nên đã được Trung ương Đảng và Bác Hồ lựa chọn trở thành trở thành căn cứ địa trong cuộc vận động cách mạng tháng 8-1945. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ (12-1946), Thái Nguyên một lần nữa nhận trách nhiệm quan trọng đất nước giao phó - trở thành Thủ đô của cuộc kháng chiến. Đảng viên, cán bộ, nhân dân Thái Nguyên son sắt một lòng theo cách mạng, che chở, nuôi dưỡng, giúp đỡ bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh... lãnh đạo kháng chiến đến thắng lợi. Trong các lực lượng cách mạng đó, đội ngũ công nhân có đóng góp hết sức quan trọng cả trong sản xuất và trong chiến đấu.

Đội ngũ công nhân Thái Nguyên phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ gắn liền với sự ra đời khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, trở thành đầu đàn của ngành luyện kim Việt Nam đầu những năm 60 thế kỷ XX. Hòa bình lập lại, cùng với nhân dân trong tỉnh, đội ngũ công nhân Thái Nguyên bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho CNXH ở Việt Nam. Với lợi thế sẵn có, Thái Nguyên tiếp tục được Trung ương đầu tư xây dựng trở thành một trong những thành phố công nghiệp trọng điểm của khu vực Bắc Bộ. Cùng với các khu công nghiệp ở Việt Trì, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh... Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên chính thức được khởi công xây dựng trên địa bàn tỉnh từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX (1963) và trở thành con chim đầu của ngành luyện kim Việt Nam. Hơn thế nữa, Đảng và Nhà nước ta cũng đầu tư xây dựng tại Thái Nguyên nhiều cơ sở quốc phòng quan trọng bao gồm hệ thống các nhà máy (Z) chuyên sản xuất vũ khí, máy móc, chuyên dụng cho quân đội cùng với hàng loạt nhà máy, hầm mỏ, cơ sở tuyển quặng, than đã có từ trước với rất nhiều nhà máy cơ khí, vật liệu nổ, chế biến nông lâm sản mới vừa được xây dựng, Thái Nguyên thực sự trở thành một trong những khu công

69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp nổi tiếng khu vực Đông Bắc. Điều đó cũng là cơ sở cho đội ngũ công nhân Thái Nguyên càng có điều kiện phát triển mạnh. Trong giai đoạn 1965- 1975, đội ngũ công nhân cùng với nhân dân trong tỉnh trực tiếp phục vụ và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, giữ vững và phát triển sản xuất, chi viện cho miền Nam đến ngày thắng lợi, thống nhất Tổ quốc. Tiếp theo đó, đội ngũ công nhân Thái Nguyên cùng với cả nước đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, tiếp tục chi viện các tỉnh biên giới phía Bắc chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Sự khủng hoảng kinh tế kéo dài do duy trì quá lâu cơ chế quản lý quan liêu bao cấp khiến cho đời sống đội ngũ công nhân Thái Nguyên rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn, hàng loạt xí nghiệp trì trệ, nợ nần do thiếu vốn sản xuất, thiếu nguyên liệu và dây chuyền lạc hậu, sản phẩm không đủ sức cạnh tranh. Bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, quan tâm đầu tư đúng mức cũng như định hướng phát triển lâu dài của sản xuất công nghiệp trong địa bàn tỉnh, đội ngũ công nhân Thái Nguyên đã có bước phát triển đáng kể để thích nghi dần cơ chế mới bước đầu khẳng định lại vị trí, vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đội ngũ công nhân Thái Nguyên và bộ phận công nhân các tỉnh phía Bắc sớm nhanh chóng thoát khỏi cơ chế bao cấp, chuyển biến nhanh sang cơ chế mới. Sự đóng góp của phong trào công nhân Thái Nguyên (1897-1945) đã là nguồn động lực to lớn cho đội ngũ công nhân Thái Nguyên không chỉ trong giai đoạn đấu tranh bảo vệ Tổ quốc mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn mới, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên (1897-1945) tuy khép lại nhưng đã tô thắm những trang sử truyền thống của các mỏ, các nhà máy, xí nghiệp, là bài học quí báu về tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh cho đội ngũ công nhân trong toàn tỉnh học tập, từ đó xác định được động cơ đúng đắn, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đặc biệt trong tình hình chủ quyền biển đảo của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng.

70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của mình, giai cấp công nhân Việt Nam đã và đang lãnh đạo toàn thể dân tộc thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bằng chủ trương, đường lối đúng đắn cũng như việc đề ra mục tiêu cụ thể, bước đi sát hợp. Là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, đội ngũ công nhân Thái Nguyên thông qua Đảng bộ tỉnh và cấp ủy Đảng các cấp, đã cụ thể những mục tiêu, quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vào điều kiện cụ thể ở tỉnh Thái Nguyên và tại các doanh nghiệp mà đội ngũ công nhân đang trực tiếp sản xuất trên địa bàn tỉnh. Trong thực tế, đội ngũ công nhân Thái Nguyên - thông qua các cấp ủy đảng, tổ chức công đoàn đề ra nhiều giải pháp sát với thực tiễn nhằm phát huy mọi tiềm năng sẵn có, huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển trên địa bàn tỉnh, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, tham gia xây dựng, giám sát việc thực hiện các chính sách xã hội nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bản thân đội ngũ công nhân Thái Nguyên đã phát hiện nhiều sai phạm trong thực hiện những nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đề xuất các phương án khả thi mang lại lợi ích về mặt kinh tế - xã hội cho tỉnh. Vì thế mà tỉnh ta đã bước dần ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kéo dài do hậu quả của cơ chế cũ, cùng với việc đổi mới phương hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng như đổi mới và đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, kinh tế Thái Nguyên đã có sự khởi sắc đáng ghi nhận, đặc biệt trong giai đoạn 2000-2004 vừa qua, tốc độ tăng trưởng bình quân kinh tế đạt 8,95% và cũng là giai đoạn có tốc độ phát triển ổn định nhất so với tất cả các thời điểm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tốc độ tăng trưởng công nghiệp trung bình tăng gần 11%, cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng tích cực với tỷ trọng công nghiệp chiếm 37,27%, dịch vụ chiếm 36,15%, nông lâm nghiệp là 26,58% (năm 2004)... Những kết quả đạt được tuy chưa phải là cao song nó là nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ và cố gắng phấn đấu của cán bộ và toàn thể nhân dân trong địa bàn tỉnh trong đó

71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đội ngũ công nhân là chủ yếu. Điều đó càng khẳng định vai trò to lớn của đội ngũ công nhân Thái Nguyên trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vai trò lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà Đảng ta đã đề ra và lãnh đạo thực hiện.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện, toàn bộ nền kinh tế theo hướng đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp gắn với việc áp dụng công nghệ hiện đại. Vì thế, vai trò của giai cấp công nhân là vô cùng to lớn vì họ là những người trực tiếp sản xuất và hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực công nghiệp. Trong thực tế, đội ngũ công nhân Thái Nguyên là những lao động trực tiếp và có mặt ở tất cả các ngành công nghiệp quan trọng, các khu công nghiệp then chốt và ở mọi thành phần kinh tế. Sự phát triển kinh tế nói chung trên địa bàn tỉnh trong những năm qua chủ yếu dựa trên tốc độ tăng trưởng về công nghiệp vì vậy mà sự phát triển của các ngành công nghiệp, các khu công nghiệp, dịch vụ và sự tăng trưởng của nó là yếu tố quyết định tạo nên sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà ngay trong thời kỳ hòa bình lập lại, đội ngũ công nhân Thái Nguyên đã làm chủ và điều hành các cơ sở vật chất và các phương tiện trang thiết bị sản xuất hiện đại nhất. Trong thời điểm hiện nay, cùng với quá trình đổi mới kinh tế và chuyển giao công nghệ hiện đại, với cương vị là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, đội ngũ công nhân Thái Nguyên tiếp tục là người đầu tiên tiếp nhận, lắp đặt, vận hành, điều khiển, sử dụng máy móc và các thiết bị hiện đại. Bản thân họ, là những người đi đầu trong việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo nhiều sản phẩm đa dạng, tăng năng suất lao động đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân (từ những năm 60 của thế kỷ XX, đội ngũ công nhân Thái Nguyên đã tiếp xúc với dây chuyền công nghệ hiện đại (so với thời kỳ đó) do Liên Xô và các nước Đông Âu tài trợ, hiện nay,

72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

do yêu cầu của sản xuất công nhân Thái Nguyên tiếp tục được trang bị những kỹ thuật, công nghệ mới thay thế và cải tạo dây chuyền sản xuất theo hướng hiện đại như chuyển lò nung bằng than, củi sang lò tuy len nung bằng dầu và khí ga, sử dụng dây chuyền tuyển quặng sắt, thiếc mới của một số nước châu Âu, cũng như công nghệ sản xuất thép và cán thép thế hệ mới của Nhật và một số nước tiên tiến khác. Luyện kim màu và sản xuất vật liệu xây dựng cũng được trang bị công nghệ hiện đại, công nghệ tuyển than sạch, giấy bìa cũng được nhập từ các nước có nền kỹ thuật phát triển đã và đang đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh với giá trị cao. Các sản phẩm dệt, may mặc, da giầy xuất khẩu do cải tiến công nghệ đã từng bước thâm nhập vào thị trường thế giới và được đánh giá cao. Bên cạnh việc tiếp nhận và trực tiếp vận hành có hiệu quả dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến vào thực tiễn sản xuất, đội ngũ công nhân lao động Thái Nguyên còn không ngừng học hỏi sáng tạo, cải tiến công cụ sản xuất, đưa ra nhiều sáng kiến làm lợi cho tỉnh hàng tỷ đồng. Nhờ quá trình đẩy mạnh sản xuất, Thái Nguyên đã mở rộng thị trường đến 27 quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều sản phẩm phong phú [73, tr.5]. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm là 3,6%, nhờ đó mà tổng thu ngân sách từ công nghiệp những năm 1991-1992 là 25,4% đến 2004 công nghiệp đã đóng góp cho ngân sách của tỉnh trên 50%.

Tất cả những dẫn chứng trên đây đã khẳng định rõ: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường phát triển tất yếu của mỗi quốc gia, dân tộc. Sự nghiệp phát triển công nghiệp tác động lớn đến tốc độ tăng trưởng của mỗi địa phương và lực lượng đi đầu, có vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp hiện đại không thể không là giai cấp công nhân. Riêng đối với Thái Nguyên, đội ngũ công nhân không ngừng lớn mạnh theo thời gian và ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tiểu kết chƣơng 3

Có thể khẳng định rằng, thông qua quá trình hình thành và phát triển ngót 50 năm (1897-1945) với bao dấu ấn lịch sử, phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên đã thể hiện những nét đặc trưng riêng có lại vừa mang những đặc điểm chung của dân tộc. Không thể phủ nhận vai trò hết sức quan trọng của phong trào đấu tranh của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn này với sự nghiệp cách mạng của cả nước nói chung và đối với tỉnh nhà nói riêng. Phong trào đấu tranh của họ góp phần đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa đến thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tất cả những bước phát triển của phong trào cách mạng, phong trào công nhân và công đoàn cũng như những thành công của công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh Thái Nguyên trong những giai đoạn lịch sử sau này đều do một phần đóng góp quan trọng của phong trào công nhân (1897- 1945). Bởi lẽ, từ truyền thống đấu tranh ấy đã hun đúc cho người công nhân Thái Nguyên những phẩm chất tốt đẹp. Họ không những là lực lượng đi đầu trong phát triển công nghiệp mà họ còn tác động tích cực vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, đưa đất nước đến những thành công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Thái Nguyên là một tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, đất không rộng, người không đông, nhưng giàu có về tài nguyên khoáng sản, nhân dân có truyền thống đấu tranh lâu đời. Do đó, cùng với hai đợt khai thác thuôc địa của thực dân Pháp, giai cấp công nhân Thái Nguyên được hình thành, đáp ứng nhu cầu về nhân công của tư bản Pháp. Qua quá trình nghiên cứu về phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên (1897- 1945), chúng tôi có một số nhận xét sau:

1. Giai cấp công nhân Thái Nguyên được hình thành sớm. Ngay từ đầu thế kỉ XX, số lượng công nhân ở đây đã khá đông đảo. Dưới ách thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp, giai cấp công nhân tỉnh Thái Nguyên sớm có tinh thần đấu tranh kiên cường, từ đó phong trào công nhân hình thành sớm.

2. Thái Nguyên cũng là nơi thu hút tư bản Pháp đến khai thác mỏ. Cho nên, thành phần chính của giai cấp công nhân Thái Nguyên là công nhân mỏ. Vì vậy phong trào đấu tranh cũng diễn ra chủ yếu trong tầng lớp công nhân mỏ.

3. Giai cấp công nhân Thái Nguyên xuất thân chủ yếu từ nông dân nghèo, bị cướp ruộng đất do quá trình chiếm đất lập đồn điền của tư bản Pháp. Mặt khác, lại được hình thành trên một vùng đất giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng cho nên phong trào công nhân đã kết hợp chặt chẽ với phong trào yêu nước của các giai cấp, tầng lớp khác, đặc biệt là thể hiện mối liên minh công - nông rõ nét.

4. Giai cấp công nhân Thái Nguyên (1897-1945) có nguồn gốc từ các thành phần dân tộc với trình độ văn hóa khác nhau, có cả lực lượng người Hoa và cư dân tỉnh khác. Mặt khác, Thái Nguyên là một tỉnh nhiều đồi núi nên việc giao lưu liên lạc với các địa phương khác trong cả nước gặp nhiều khó khăn, trình độ công nhân có nhiều hạn chế, chính vì vậy thực dân Pháp dễ dàng đàn

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên 18971945 (Trang 76 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)