Phong trào đấu tranh của đội ngũ công nhân Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên 18971945 (Trang 54)

6. Bố cục của luận văn

2.3.Phong trào đấu tranh của đội ngũ công nhân Thái Nguyên

2.3.1. Giai đoạn 1897 - 1930

Đội ngũ công nhân Thái Nguyên ra đời trong lúc phong trào yêu nước bùng nổ mạnh mẽ. Đó là các cuộc đấu tranh vũ trang do Phùng Bá Chỉ lãnh đạo ngày 17/1/1889; cuộc binh biến do Cai Bát lãnh đạo năm 1792-1796, cuộc đấu tranh do Mã Sinh Long lãnh đạo nổ ra vào ngày 10/1/1897, phong trào yêu nước hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Yên Thế…Nên ngay từ đầu, đội ngũ công nhân đã được tiếp thêm sức mạnh của truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất vì lợi ích dân tộc.

Một qui luật hiển nhiên mà ai cũng phải thừa nhận rằng có áp bức có đấu tranh. Thực dân Pháp càng tăng cường khai thác, bóc lột thuộc địa bằng những thủ đoạn thâm độc, tàn bạo bao nhiêu thì càng đẩy người công nhân Thái Nguyên đến chỗ cùng cực, từ đó thôi thúc họ đứng lên đấu tranh đòi những quyền lợi chính đáng cho dân tộc và giai cấp mình. Có thể nói, do bị áp bức bóc lột thậm tệ nên ngay trong những năm đầu thế kỉ XX, mặc dù chưa có Đảng lãnh đạo nhưng công nhân tỉnh Thái Nguyên đặc biệt là công nhân mỏ đã nhiều lần tự phát đấu tranh bằng nhiều hình thức như bãi công, đánh lại bọn cai, kí, đốt nhà cai, phá bỏ những ràng buộc kìm kẹp của bọn thống trị quan lại.

Dựa vào cuốn sơ thảo Lí lịch mỏ Cẩm, các tác giả Ngô Văn Hòa- Dương Kinh Quốc trong cuốn Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng đã đi đến khẳng định rằng: Hành động phổ biến nhất của công nhân chống lề thói bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa là nổi lên đánh cai, đây là những hành động tự phát trước khi được giác ngộ cách mạng. Chỉ theo những chuyện được nghe lại ở mỏ Cẩm, phác tính từ 1908-1918 đã có 16 cai bị đánh, một thằng xếp bị công nhân cắt ngọc hành và hai thằng xếp bị ném đá rách mặt

[25, 345]. Năm 1908, công nhân mỏ than Phấn Mễ đánh sếp Quang, năm 1909, công nhân đánh cai Diện. Tại giếng số 9 (Khuôn Lình) nước độc, công nhân bị

46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sâu quảng, 10 người không đi làm, anh em góp tiền gạo ủng hộ và đấu tranh bãi công. Giếng Khuôn Lình bị bỏ dở vào năm 1913.

Theo hồ sơ 76669 - RST, ngày 7/7/1909, Công sứ Pháp ở Thái Nguyên gửi thư cho ngài Thống sứ Bắc Kì (Hà Nội) đã phản ánh rất rõ về các cuộc đấu tranh của công nhân người Hoa ở mỏ kẽm Lang Hít như sau: Trong thời gian này đã xảy ra những xung đột đáng kể giữa ngài Pierrou, giám đốc thầu mỏ Lang Hít và những cu li người Hoa. Những người này có ý định gây thiệt hại cho chủ. Không lưỡng lự rời bỏ công trường với số lượng là 175 người, đến Thái Nguyên để biểu tình. Tôi hiểu với một sự khoan dung trước những lời kêu ca của ông chủ và những yêu sách của đại diện thợ mỏ và tôi đã đến, không dễ dàng chút nào, phải dung hòa hai phía. Cu li đã đi làm trở lại ngay khi quay về Lang Hít, ở đó tôi đã phái gấp một thanh tra quân đội chỉ huy một đội quân nhằm bảo đảm trật tự. Những cuộc biểu tình này hay lập lại có khuynh hướng chứng tỏ rằng nhân công người Hoa, đặc biệt là ở vùng cao Bắc Kì khó lãnh đạo và cũng có một hiệu suất bấp bênh. Hơn nữa sự hiện diện ở một số trung tâm của tỉnh một số lượng lớn thợ mỏ người Hoa không phải không có một số nguy hiểm làm cho dân bản xứ sợ hãi [95].

Cuộc bãi công lớn đầu tiên của công nhân Thái Nguyên nổ ra tại khu mỏ tập trung đông công nhân nhất tỉnh lúc đó là mỏ Làng Hích (tiếng Pháp gọi là Lang Hít) - Võ Nhai. Đây là mỏ kẽm lớn nhất ở Thái Nguyên đầu thế kỉ XX. Cũng như các hầm mỏ khác, tại mỏ Hích việc cúp lương, đánh đập, sa thải công nhân… vẫn thường diễn ra. Hàng nghìn công nhân thường xuyên phải sống trong tình trạng quẫn bách về đời sống vật chất và o ép, bức bách về tinh thần nhưng bọn chủ mỏ vẫn chưa thỏa mãn. Để vơ vét được nhiều hơn, bọn chủ mỏ lại trắng trợn hạ thấp hơn nữa đồng lương vốn đã rất rẻ mạt. Trước tình hình miếng cơm, manh áo cuối cùng bị tước đoạt, khoảng 450-500 công nhân mỏ kẽm Lang Hít đã bãi công làm cho bọn thực dân hết sức lúng túng. Theo Hồ sơ 29726- RST, TTLTQG I, ngày 11/6/1913, Công sứ Pháp ở Thái Nguyên

47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đã gửi thông báo số 170 cho Thống sứ Bắc Kì như sau: “Sếp của trại lính Lang Hít báo cho tôi biết rằng 450 - 500 cu-li vừa mới rời bỏ công trường của công ti mỏ do giảm tiền công từ 2 đến 6 xu một ngày mà không báo trước” [90]. Điều đó chứng tỏ rằng cuộc bãi công này đã khiến bọn chủ mỏ bất ngờ, lúng túng, hoảng sợ. Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh còn có tác dụng cổ vũ các tầng lớp nhân dân địa phương nổi dậy đấu tranh, chống chính sách áp bức bóc lột của thực dân và phong kiến tay sai.

Cũng trong năm 1913, bên cạnh cuộc đấu tranh của công nhân mỏ Hích còn có cuộc đấu tranh của công nhân mỏ than Phấn Mễ (Phú Lương) chống phạt vạ vô lí. “Trong cuộc đấu tranh này anh chị em công nhân đã nổi dậy, trừng trị đích đáng bọn cai sếp là những tên tay sai đắc lực của bọn chủ mỏ. Cuộc đình công diễn ra tại khu vực Cầu Trắng đến giếng 1 (tầng 40). Với hàng nghìn người tham gia bãi công, bọn chủ mỏ rất hoảng sợ” [5, tr.45]. Như vậy, trong năm 1913 với cuộc bãi công của công nhân mỏ Hích và mỏ than Phấn Mễ đã đánh dấu một bước tiến quan trọng về chất của đội ngũ công nhân Thái Nguyên.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, các cuộc đấu tranh của công nhân cả nước nói chung, công nhân Thái Nguyên nói riêng trong thời kì này đều bị đàn áp đẫm máu và không đạt được kết quả. Thế nhưng trong tính quyết liệt của các cuộc đấu tranh, trình độ giác ngộ, ý thức giai cấp dần dần được nâng cao. Sự sống còn đòi hỏi người công nhân phải siết chặt đội ngũ. Thực tế cuộc sống giúp cho người công nhân Thái Nguyên ngày càng nhận rõ tội ác của kẻ thù. Do đó, ngay trong thời kì này, bên cạnh một số cuộc đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế, công nhân Thái Nguyên còn hăng hái hưởng ứng các cuộc đấu tranh vũ trang của đồng bào các dân tộc ở địa phương (phong trào yêu nước của nhân dân). Cụ thể là năm 1917, một số công nhân các mỏ xung quanh thị xã Thái Nguyên đã có sự liên hệ với các chính trị phạm bị giam giữ trong nhà tù ở đây. Cuối tháng 8/1917 các mỏ này đã tuyển lựa 312 công nhân bổ sung cho lực lượng khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 do Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn lãnh

48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đạo. Sau ngày khởi nghĩa bùng nổ (30 tháng 8 năm 1917), những nghĩa quân vốn là thợ mỏ đã chiến đấu rất dũng cảm, ngoan cường, xứng đáng với vai trò và vị trí của giai cấp công nhân. Đặc biệt trong cuộc khởi nghĩa này “có 50 người công nhân mỏ than Phấn Mễ tham gia tích cực vào cuộc khởi nghĩa tại thị xã sáng ngày 31/8/1917. Và ngày 18/10/1917, khi nghĩa quân tới rừng Bảo Năng, cách thị xã 14 cây số thì công nhân mỏ Na-lương và các mỏ lân cận có tham gia chiến đấu” [18, tr. 109]. Điều đó không chỉ khẳng định tinh thần đoàn kết đấu tranh của công nhân và các tầng lớp nhân dân khác ở Thái Nguyên mà còn đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự chuyển biến về chất của giai cấp công nhân Thái Nguyên.

Chỉ 5 năm sau cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên, lại diễn ra cuộc nổi dậy của binh lính Chợ Chu (Định Hoá). Thái Nguyên là cửa ngõ then chốt giữa vùng trung châu Bắc Bộ và vùng thượng du, lại là nơi có nhiều hầm mỏ, đồn điền của thực dân Pháp. Vì vậy, chính quyền thống trị từ Toàn quyền Đông Dương đến Chánh sứ tỉnh Thái Nguyên đều đặc biệt chú ý tăng cường lực lượng kiểm soát chặt chẽ mọi diễn biến tình hình kinh tế, xã hội trong tỉnh, mọi biến động của từng người lạ mặt đến địa phương. Ngoài bộ máy chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang, ở các vùng mỏ còn có riêng một lực lượng kiểm soát công nhân. Đó là các đồn lính khố xanh đóng ở ngay khu vực mỏ (như ở Cù Vân, Giang Tiên) và mạng lưới mật thám, chỉ điểm được cài cắm xuống từng lán trại, từng hầm mỏ, nhất là ở những mỏ tập trung đông công nhân.

Tình hình trên làm cho phong trào công nhân trong các hầm mỏ Thái Nguyên bị bất lợi. Do số lượng công nhân ít, lại sống tập trung dẫn đến điều bất lợi cho phong trào công nhân là tại tất cả các mỏ, mọi hoạt động của công nhân đều dễ dàng bị chính quyền thực dân dễ theo dõi, khống chế và đàn áp phong trào, nhất là trong thời kì bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới. Từ năm 1925, giữa lúc đội ngũ công nhân đang trưởng thành nhanh chóng về số lượng và chất lượng, thì hàng loạt các mỏ bị giải tán, đình chỉ sản xuất do

49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khủng hoảng kinh tế chi phối. Để chống chọi với khủng hoảng, tư bản Pháp cắt giảm chi tiêu bằng cách sa thải hàng loạt công nhân. Vì thế đội ngũ công nhân trong tỉnh giảm đi rất nhanh. Tính cả Thái Nguyên và Bắc Cạn, riêng công nhân mỏ chỉ còn lại khoảng trên dưới một nghìn người phân tán ở nhiều nơi. Thời điểm này, nhiều nhất là mỏ than Phấn Mễ cũng chỉ còn 400 công nhân. Trong khi đó, bộ máy kìm kẹp của địch ở những khu vực này có phần tăng lên. Vì vậy phong trào công nhân Thái Nguyên không có điều kiện để phát triển trong những năm 20 của thế kỉ XX. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các cơ sở Đảng đầu tiên ở Thái Nguyên không thể xây dựng được trong các khu vực hầm mỏ, nơi tập trung đông công nhân, mà lại xuất hiện ở các vùng nông thôn miền núi là nơi bộ máy kìm kẹp của địch tương đối mỏng và yếu hơn.

Có thể hệ thống hóa những cuộc đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân Thái Nguyên giai đoạn 1897-1930 bằng bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2. Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1897- 1930

Thời gian Sự kiện

1908 - Công nhân mỏ Phấn Mễ đánh sếp Quang.

1909 - Công nhân Phấn Mễ đánh cai Diện, bãi công ở giếng Khuôn Lình. - 175 công nhân người Hoa ở mỏ kẽm Lang Hít rời bỏ công trường.

1913 - Công nhân mỏ than Phấn Mễ (Phú Lương) chống phạt vạ vô lí - 450 - 500 công nhân mỏ kẽm Lang Hít bãi công do bị giảm tiền công từ 2 đến 6 xu một ngày mà không báo trước.

1917 - 312 công nhân tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917. 1925

- 1930 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hàng loạt các mỏ bị giải tán, đình chỉ sản xuất, số lượng công nhân giảm rất nhanh, phong trào công nhân không có điều kiện phát triển.

Nguồn: [5],[6],[18],[17],[25],[76],[90],[95]

50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.2. Giai đoạn 1930 – 1945

Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, phong trào công nhân đã đạt đến trình độ tự giác hoàn toàn, không còn là đấu tranh “tự mình” mà là đấu tranh “cho mình”.

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng rất quan tâm đến việc xây dựng cơ sở Đảng trong công nhân mỏ. Sau một thời kì đấu tranh chống chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp, phục hồi lực lượng cách mạng, ngày 27/3/1935, Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất khai mạc tại Ma Cao (Trung Quốc). Dưới ánh sáng của nghị quyết Đại hội, chi bộ hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương ở Long Châu (Trung Quốc) quyết định đưa cán bộ đảng viên về nước hoạt động.

Đối với tỉnh Thái Nguyên, vốn nổi tiếng là một miền kĩ nghệ, có nhiều hầm mỏ, đồn điền, lại tập trung đông công nhân nên được chi bộ hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương ở Long Châu rất chú ý. Đảng đã cử đồng chí Đặng Tùng- một đảng viên có năng lực vận động quần chúng về Thái Nguyên. Vì thế, năm 1936, chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên thành lập tại xã La Bằng huyện Đại Từ, đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong phong trào cách mạng Thái Nguyên. Bởi vì sau đó, các tổ chức Đảng ở Thái Nguyên lần lượt được xây dựng, các tổ chức quần chúng bước đầu hình thành và phát triển.

Nhận thấy vị trí quan trọng của các cơ sở Đảng ở một tỉnh nhiều đồn điền, hầm mỏ, lại án ngữ một chặng đường hiểm yếu trên con đường giao thông liên lạc có ý nghĩa chiến lược của Thái Nguyên, tháng 4/1938, đồng chí Hoàng Văn Thụ mở một lớp huấn luyện chính trị ở Võ Nhai cho những thanh niên địa phương đã giác ngộ cách mạng. Sau đó xứ ủy Bắc Kì lần lượt cử nhiều cán bộ lên Võ Nhai để xây dựng cơ sở và mở rộng phong trào cách mạng nhằm đánh

51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thông con đường liên lạc của Đảng từ Hà Nội qua Thái Nguyên, Lạng Sơn ra nước ngoài.

Thực hiện chủ trương của Đảng trong hội nghị trung ương tháng 7/1936, một phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ đã phát triển mạnh mẽ khắp cả nước trong những năm 1936 - 1939. Ở Thái Nguyên, trên cơ sở các tổ chức Đảng được xây dựng và phát triển đồng thời hưởng ứng cuộc vận động dân chủ rộng lớn trên cả nước, nhiều tổ chức Ái hữu đã được xây dựng ở một số mỏ và đồn điền như Phấn Mễ, Làng Cẩm và một số ngành nghề thủ công như mộc, nề, hớt tóc... Vì vậy, trong giai đoạn này phong trào công nhân Thái Nguyên có điều kiện phát triển mạnh hơn, đặc biệt là công nhân mỏ và phu làm đường. Đáng chú ý là những cuộc đấu tranh của công nhân mỏ Cẩm. Chỉ trong vòng 5 năm (1935-1939), công nhân mỏ Cẩm đã 4 lần vận động bãi công (tháng 3/1935, tháng 7/1936, tháng 10/1937 và tháng 6/1939). Kết quả là bọn chủ mỏ phải chấp nhận yêu cầu tăng lương cho công nhân 10%. Đặc biệt cuộc đình công năm 1937 đã vượt ra ngoài phạm vi mỏ Cẩm bởi vì phong trào đấu tranh đã ảnh hưởng lớn đến công nhân khu mỏ Phấn Mễ, Quán Triều, thu hút họ tham gia phối hợp đấu tranh nên cuối cùng đã buộc chủ phải tăng 20% lương cho công nhân mỏ Cẩm, bồi thường cho mỗi gia đình có người chết vì tai nạn lao động 100 đồng và 2 tạ gạo, trợ cấp cho mỗi người tàn phế 10 m vải và 100 kg gạo. Cuộc đấu tranh này chứng tỏ sức mạnh của tinh thần đoàn kết cũng như sự trưởng thành quan trọng về ý thức của giai cấp công nhân tỉnh Thái Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Dưới ánh sáng nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 3/1938, phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ tiếp tục phát triển, sôi nổi rộng khắp trong cả nước. Ở Thái Nguyên lúc này Đảng bộ Võ Nhai, Định Hóa đã tổ chức thắng lợi những cuộc đấu tranh lớn của phu làm

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên 18971945 (Trang 54)