Giáng đòn nặng nề vào chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên 18971945 (Trang 74 - 76)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1.Giáng đòn nặng nề vào chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp

dân Pháp

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, cuộc vận động giải phóng dân tộc ta đang trong tình trạng khủng hoảng về đường lối, lãnh đạo. Các phong trào yêu nước đều bị đàn áp và thất bại. Trong khi đó, thực dân Pháp tăng cường khai thác bóc lột thuộc địa ở Việt Nam nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã thúc đẩy sự hình thành của giai cấp công nhân. Một mặt, phương thức bóc lột cực kì tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc Pháp đã buộc công nhân Việt Nam sớm thức tỉnh. Mặt khác, công nhân Việt Nam được truyền thụ một tinh thần yêu nước nồng nàn và tinh thần yêu nước ấy thúc đẩy ý thức giai cấp sớm hình thành.

Có thể nói, đội ngũ công nhân Thái Nguyên là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam với những truyền thống bất khuất kiên cường. Trải qua gần một thế kỷ phát triển, đội ngũ công nhân Thái Nguyên không ngừng trưởng thành về nhiều mặt, có vai trò to lớn trong tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

Trong giai đoạn (1897-1945), thực dân Pháp đã tăng cường khai thác thuộc địa nhằm vơ vét nguồn tài nguyên, bóc lột công nhân ở các tỉnh miền núi phía Bắc, lợi dụng trình độ dân cư lạc hậu ở khu vực này. Nhưng ngược lại, chúng đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của công nhân và các tầng lớp xã

66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hội khác như ở Thái Nguyên, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai,…Mặc dù trong giai đoạn trước và trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên mới được hình thành và vẫn mang tính chất tự phát, nhưng những cuộc đấu tranh của công nhân trong tỉnh sớm mang tính chất chính trị. Tiêu biểu là sự đóng góp tích cực của đội ngũ công nhân vào cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên năm 1917. “Hơn 600 nghĩa sĩ Thái Nguyên là binh lính yêu nước, công nhân mỏ, thị dân đã sát cánh dưới cờ khởi nghĩa sáu ngày đêm chiến đấu trên chiến địa với một lực lượng quân Pháp mấy ngàn người trang bị hiện đại đã làm nên bản hùng ca tràn đầy khí phách của dân tộc”[103].

Có thể thấy rằng, người công nhân Thái Nguyên đã mang trong mình tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam, cụ thể hơn là các dân tộc miền núi phía Bắc, sẵn sàng tham gia đóng góp sức người sức của trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc.

3.2.2. Là yếu tố quan trọng dẫn đến sự ra đời của tổ chức Đảng và sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Thái Nguyên

Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên trong những năm đầu thế kỉ XX lúc đầu nằm trong phong trào yêu nước, sau đó đã kết hợp chặt chẽ và thúc đẩy phong trào yêu nước Việt Nam phát triển mà điển hình là cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên năm 1917.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trên thế giới và trong nước đã xuất hiện nhiều điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng. Tiêu biểu là cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi, mở đường giải phóng giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa đế quốc. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đi đến chủ nghĩa Mác- Lênin. Trở thành người cộng sản, Người lại đưa giai cấp công nhân và nhân dân ta đi theo con đường mà Người đã trải qua [25, tr.399].

67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phong trào công nhân là mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa Mác - Lê nin ươm mầm và phát triển. Từ đó đã góp phần thúc đẩy sự kết hợp 3 nhân tố nhanh chóng chín muồi, dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của quá trình kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng cách mạng nhất của thời đại với phong trào đấu tranh quyết liệt của giai cấp công nhân, giai cấp triệt để cách mạng và phong trào yêu nước chân chính của dân tộc ta, một dân tộc không lúc nào ngừng đấu tranh cho độc lập tự do. Hồ Chủ tịch đã từng nêu rõ: “Chủ nghĩa Mác – Lê nin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 [Dẫn theo 25].

Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân đã ra đời. Từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển, với ba phong trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1945, điều kiện khách quan và chủ quan đã chín muồi, dẫn đến cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Riêng ở Thái Nguyên, từ khi chi bộ Đảng đầu tiên ra đời, công nhân đã đấu tranh mạnh mẽ, giữ vai trò tiên phong, tiêu biểu là những cuộc đấu tranh liên tiếp của công nhân mỏ than Phấn Mễ - Làng Cẩm, đã tạo nên sức mạnh áp đảo. Ngày 20/8/1945, cùng với sự kiện quân giải phóng do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, công nhân Thái Nguyên đã tham gia tiến công địch ở hầu hết các vị trí quan trọng trong nội ngoại thành thị xã Thái Nguyên. Trước khí thế áp đảo của quần chúng, quân Nhật đã phải đầu hàng. Như vậy, phong trào công nhân Thái Nguyên đã góp phần quan trọng buộc thực dân Pháp và phát xít Nhật rút khỏi Thái Nguyên năm 1945, kết thúc thời kì khai thác, thống trị trên đất nước ta.

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên 18971945 (Trang 74 - 76)