6. Bố cục của luận văn
3.1.2. Với đội ngũ công nhân đông đảo, phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ
mạnh mẽ
So sánh với tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng - các tỉnh ở miền thượng du Bắc Kì có phong trào công nhân phát triển, tác giả có thể khẳng định rằng phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên (1897-1945) có điểm khác biệt. Ở Cao Bằng, phong trào đấu tranh của đội ngũ công nhân mỏ Thiếc và Volfram đã phát triển mạnh chủ yếu ở mỏ Thiếc Tĩnh Túc, với hình thức đình công, rải truyền đơn đưa yêu sách là chủ yếu. Ở Quảng Ninh, phong trào công nhân diễn ra chủ yếu trong tầng lớp công nhân mỏ, các cuộc đấu tranh liên tục từ thấp đến cao, từ lẻ tẻ, tự phát đến có tổ chức, có lãnh đạo, từ những yêu sách đơn độc về kinh tế đến những yêu sách kết hợp giữa kinh tế và chính trị, từ tay không đến khởi nghĩa vũ trang. Người thợ mỏ Quảng Ninh với mối thù dân tộc và giai cấp sâu sắc đã không ngừng nêu cao tinh thần cách mạng triệt để, sớm làm quen với phương thức đấu tranh riêng biệt của người thợ (bãi công, lãn công), xuất phát từ những cuộc bãi công sơ khai vào đầu thế kỉ thứ XX dẫn đến cuộc Tổng bãi
62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
công rung chuyển tháng 11/1936, làm cho ngọn lửa truyền thống bùng cháy lên, rực rỡ [61, tr 506-507].
Ở Thái Nguyên, quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp diễn ra trên nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, tài chính thuế khóa, trong khi đó người công nhân lại bị bóc lột nặng nề nên họ có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. Đáng chú ý là các cuộc đấu tranh của công nhân trong các mỏ đến cuộc đấu tranh của đồn điền cao su Ray-na (1927) , phu làm đường Võ Nhai (1938),… Tuy nhiên, do thực dân Pháp chủ yếu tập trung vào khai thác mỏ ở Thái Nguyên nên trong một thời kì dài (1897-1945), phong trào công nhân diễn ra mạnh mẽ trong các mỏ khoáng sản như ở mỏ than Phấn Mễ, mỏ Cẩm, mỏ kẽm Làng Hích,…Về hình thức đấu tranh, ban đầu là hành động đánh cai, đây là những hành động tự phát trước khi được giác ngộ cách mạng. Sau đó là sự xuất hiện phương thức đấu tranh bằng bãi công, đình công chứng tỏ ý thức giai cấp của họ đã dần dần rõ nét. Bên cạnh một số cuộc đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế, công nhân Thái Nguyên còn hăng hái hưởng ứng các cuộc đấu tranh vũ trang của đồng bào các dân tộc ở địa phương, làm kiến nghị đưa yêu sách, kết hợp bãi công với đấu tranh vũ trang,…
Như vậy, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Thái Nguyên giai đoạn 1897-1945 có đặc điểm riêng khác biệt so với những tỉnh thượng du Bắc Kì có phong trào công nhân phát triển như Quảng Ninh và Cao Bằng. Sự khác biệt còn rõ hơn khi so sánh với phong trào công nhân tỉnh Lào Cai - một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam. Ở Lào Cai, thực dân Pháp không tập trung đầu tư vào khai thác mỏ và lập đồn điền mà chú trọng đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Hải Phòng – Vân Nam. Do vậy, đội ngũ công nhân hình thành đầu tiên và chiếm số lượng đông đảo nhất ở tỉnh này là công nhân đường sắt (giao thông vận tải). Do đó, hình thức đấu tranh cũng có nhiều điểm khác biệt mang đặc trưng của công nhân đường sắt như làm đơn, đưa yêu sách tố cáo giới chủ, cử
63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đại diện gặp chính quyền khu vực, kéo lên tòa Công sứ, không tuân thủ lệnh của chủ công trường, đốt lán trại trở về quê, đập phá máy móc, bãi công,…
Trên phạm vi cả nước, từ năm 1925 với cuộc bãi công của công nhân xưởng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn) đã đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác. Điển hình là ở khu mỏ Quảng Ninh- một trong những khu vực công nghiệp quan trọng nhất của thực dân Pháp ở Bắc Kì, là địa bàn tập trung đông đảo công nhân, bóc lột tàn nhẫn và thậm tệ nhất lúc này. Cho nên quá trình du nhập chủ nghĩa Mác Lê-nin vào phong trào công nhân mỏ Quảng Ninh thông qua những hoạt động của hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, đặc biệt là phong trào “vô sản hóa” diễn ra sớm ngay từ năm 1926-1928, như ở Cẩm Phả, Cửa Ông, Vàng Danh, Uông Bí, Quảng Yên, Hòn Gai, Hà Tu, Hà Lầm, Cọc Năm và Mạo Khê,…Ở Cao Bằng, từ những năm 20- 30 của thế kỷ XX, phong trào đấu tranh của đội ngũ công nhân mỏ Thiếc và Volfram ở Cao Bằng đã phát triển mạnh. Phong trào thực sự đi vào chiều sâu, (từ hình thức, phương pháp đấu tranh, các yêu sách đề ra cho từng cuộc đấu tranh…) kể từ khi Chi bộ Đảng cộng sản được thành lập trong đội ngũ công nhân mỏ (chủ yếu ở mỏ Thiếc Tĩnh Túc). Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tỉnh uỷ Cao Bằng, Chi bộ Đảng khu mỏ và các tổ chức yêu nước đã vận động giai cấp công nhân mỏ và các tầng lớp nhân dân đứng lên đấu tranh giành lại quyền sống, quyền được làm người và làm chủ vùng mỏ thân yêu [28, tr.177].
Tuy nhiên ở Thái Nguyên, từ năm 1925, giữa lúc đội ngũ công nhân đang trưởng thành nhanh chóng về số lượng và chất lượng, thì hàng loạt các mỏ bị giải tán, đình chỉ sản xuất do khủng hoảng kinh tế chi phối. Phong trào công nhân trong tỉnh lâm vào tình trạng khó khăn do số lượng ít, lại bị kẻ thù theo dõi, khống chế gắt gao. Vì vậy phong trào công nhân Thái Nguyên không có điều kiện để tiếp tục phát triển trong thời gian này. Cho đến trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930, các cơ sở đảng, hạt nhân của phong trào công nhân không xây dựng được trong các hầm mỏ của tỉnh, khiến cho các
64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tổ chức công đoàn sơ khai trong đội ngũ công nhân Thái Nguyên chậm được hình thành so với các địa phương khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các phong trào diễn ra còn lẻ tẻ, chưa có sự phối hợp đấu tranh giữa công nhân các mỏ khác nhau, vì vậy hiệu quả của phong trào chưa cao.
Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đáp ứng kịp thời yêu cầu của phong trào công nhân và phong trào yêu nước lúc bấy giờ. Đảng ra đời mở ra một thời đại mới cho lịch sử dân tộc: thời đại nhân dân ta đấu tranh vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, thời đại giai cấp công nhân nắm quyền lãnh đạo cách mạng, thời đại cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận hữu cơ của cách mạng vô sản thế giới.
Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của Thái Nguyên, đặc biệt trước sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đặt ra nhiệm vụ phải sớm gây dựng cho được chi bộ cơ sở đảng ở Thái Nguyên nhằm lãnh đạo phong trào cách mạng phát triển đúng hướng. Từ năm 1930 đặc biệt từ năm 1936, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân tỉnh Thái Nguyên phát triển mạnh mẽ. Năm 1936, tổ chức cơ sở Đảng đầu tiên được thành lập ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên) mà đặc biệt là sự thành lập chi bộ Đảng ở huyện Võ Nhai năm 1937 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong phong trào cách mạng của nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Bắt đầu từ thời gian đó, cùng với sự ra đời nhiều chi bộ cơ sở đảng, đội ngũ công nhân dần được giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng đoàn kết với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh dũng cảm đấu tranh chống sự áp đặt và thống trị của thực dân Pháp. Có thể nói, việc xây dựng những tổ chức cơ sở Đảng để lãnh đạo phong trào công nhân và phong trào cách mạng là nhiệm vụ chung của nhiều địa phương trong cả nước từ sau năm 1930. Đối với tỉnh Thái Nguyên, nhờ vị trí địa kinh tế, địa chính trị của mình mà các tổ chức Đảng đã được hình
65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thành tương đối sớm và phát huy vai trò lãnh đạo cách mạng. Cá biệt ở một số tỉnh như Lào Cai là tỉnh biên giới xa xôi, giao thông khó khăn, nhiều dân tộc thiểu số, lại bị chế độ thổ ti, chế độ thực dân kìm hãm và sự chống phá của những phần tử phản động Việt Quốc cho nên trong giai đoạn 1930- 1945, các tổ chức cơ sở Đảng chưa được xây dựng do vậy giai cấp công nhân và nhân dân tỉnh Lào Cai đã không chớp được thời cơ giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám 1945.