Sự hình thành đội ngũ công nhân Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên 18971945 (Trang 38)

6. Bố cục của luận văn

1.2.Sự hình thành đội ngũ công nhân Thái Nguyên

Sự ra đời của đội ngũ công nhân Thái Nguyên gắn liền với quá trình cướp đất lập đồn điền và đầu tư khai thác mỏ của tư bản Pháp. Sau khi hoàn thành đánh chiếm Thái Nguyên, Pháp tập trung vào khai thác tài nguyên khoáng sản ở đây. Hàng loạt các mỏ được thăm dò, khai thác. Mặc dù, không chủ trương phát triển nền công nghiệp nặng ở Thái Nguyên nhưng việc khai thác cần có một số lượng nhân công ngày càng nhiều. Do đó, đội ngũ công nhân đã được hình thành trong các hầm mỏ ở tỉnh Thái Nguyên. Họ có nguồn gốc từ những nông dân trong tỉnh bị cướp ruộng đất, dân nghèo thành thị, nông dân nghèo ở các tỉnh miền xuôi, người Hoa, người Âu. Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động và mở rộng phạm vi khai thác các khu mỏ, số lượng công nhân mỏ ở Thái Nguyên cũng tăng lên nhanh chóng. Trong những năm 1920 - 1923 số công nhân mỏ kẽm Làng Hích (Võ Nhai) lên tới khoảng 3.000 người [4, tr. 19]. Không chỉ vậy, tài liệu lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Hà Nội còn cho biết rằng: Đầu thế kỉ XX “các mỏ Métis (nay là mỏ kẽm Làng Hích), Lucie (nay là mỏ Sa Lung), Mo - Ba đã sử dụng 34 người Âu và 5685 công nhân người Việt và Hoa kiều lên để tiến hành khai thác. Tính chung, tổng số công nhân mỏ là 5.748 công nhân, chiếm gần 1/2 tổng số công nhân cả nước ( 12.000 công nhân)”[29], [36], [69]. Trong cuốn hồi kí Chặng đường nóng bỏng, đồng chí Hoàng Quốc

Việt đã cho biết mỏ than Làng Cẩm vào những năm 20 của thế kỉ XX đã khá đông công nhân và họ sống thành làng. Trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), số lượng công nhân mỏ Phấn Mễ (Phú Lương) khá đông đảo, điều đó được thể hiện rõ qua bảng 1.7 sau đây:

30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 1.7. Thống kê nhân lực làm việc tại mỏ than Phấn Mễ (1923 – 1927)

Năm 1923 1924 1925 1926 1927

Người Âu 3 4 5 10 8

Người Á 850 850 800 500 1120

Nguồn: [75, tr.6]

Như vậy, chỉ sau 4 năm (1923- 1927), số lượng công nhân mỏ than Phấn Mễ đã tăng gần 200 người, trong đó chủ yếu là người châu Á. Tuy nhiên sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929- 1933), số lượng công nhân mỏ đã giảm đi nhanh chóng.

Bảng 1.8. Số lƣợng công nhân một số công ti than (năm 1930 và 1933)

Tên công ti Số lượng công nhân năm 1930 (người)

Số lượng công nhân năm 1933 (người)

Pháp mỏ than Bắc Kì 22.000 17.000

Than gầy Bắc Kì 4.300 1.800

Than Đông Triều 4.900 6.380

Than Kế Bào 1.500 1.200

Than Phấn Mễ 900 400

Than Ninh Bình 500 25

Nguồn: [10, tr.169]

Bảng số liệu trên đã nói lên rằng: Sự sa thải hàng loạt công nhân một cách đột ngột của bọn chủ mỏ Thái Nguyên trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới đã khiến cho đời sống của biết bao người lao động rơi vào tình cảnh túng quẫn.

Cùng với công nhân mỏ, Thái Nguyên còn có một đội ngũ khá đông đảo công nhân làm việc trong các đồn điền. Từ năm 1887, khi những tên điền chủ đầu tiên đến cướp đất lập đồn điền cũng là thời điểm xuất hiện ở Thái Nguyên những công nhân nông nghiệp. Họ có nguồn gốc từ những người nông dân bản địa bị mất hết ruộng đất. Họ vào làm việc cho các chủ tư bản và bị bóc lột theo

31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phương thức phát canh thu tô. Kĩ thuật canh tác ở các đồn điền rất thô sơ, lạc hậu, chủ yếu vẫn dùng sức người là chính. Thực chất nhân lực làm việc trong các đồn điền là những người nông dân. Song khác trước, kẻ trực tiếp bóc lột họ là “bọn điền chủ Tây”, đã đến cướp nước, cướp luôn cả ruộng vườn của họ, biến họ thành công nhân phục vụ cho lợi ích của bọn chủ tư bản Pháp. Số lượng công nhân làm trong các đồn điền của thực dân Pháp ước tính khoảng vài nghìn người, đông nhất so với các tỉnh ở trung du miền núi phía Bắc.

Ngoài ra, trong cơ cấu công nhân Thái Nguyên lúc đó còn có lực lượng công nhân giao thông vận tải, xây dựng.

Tiểu kết chƣơng 1

Tóm lại, Thái Nguyên là một tỉnh miền núi và trung du nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam có những thuận lợi nhất định về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và giàu có về nguồn tài nguyên khoáng sản. Đó cũng chính là lí do mà ở đây sớm hình thành ngành công nghiệp luyện kim và khai thác khoáng sản, trên cơ sở đó giai cấp công nhân cũng sớm được hình thành. Bên cạnh đó, do có sự tụ cư của nhiều dân tộc, với những bản sắc văn hoá đa dạng, truyền thống đoàn kết và đấu tranh cách mạng. Cùng với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp,, đã tạo nên những điều kiện thuận lợi để giai cấp công nhân tỉnh Thái Nguyên được hình thành (vào những năm đầu thế kỷ XX). Lực lượng đông đảo nhất của công nhân Thái Nguyên là công nhân mỏ. Mặc dù số lượng công nhân còn hạn chế so với nhiều trung tâm công nghiệp trong cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh nhưng điều quan trọng là người công nhân tỉnh Thái Nguyên đã được hun đúc từ mảnh đất anh hùng này những phẩm chất tốt đẹp, để từ đó tiếp thêm sức mạnh cho họ trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù giai cấp và dân tộc, sẽ được làm rõ ở chương 2.

32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐỜI SỐNG CÔNG NHÂN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIAI ĐOẠN 1897 - 1945

2.1. Quy chế lao động mỏ của thực dân Pháp ở Việt Nam

Để ngăn chặn mọi sự phản kháng của công nhân cho nên ngay từ khi bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa Việt Nam, Chính quyền thuộc địa đã dùng pháp luật để trói buộc người công nhân trong chế độ làm thuê nô lệ. Người ta tính rằng, dưới thời thực dân Pháp thống trị có hàng trăm văn bản pháp qui về chế độ lao động và nhân công người bản xứ, chẳng hạn như Nghị định ngày 21/4/1891, Nghị định ngày 8/3/1910 của Toàn quyền Đông Dương,… Tác giả

xin trình bày nội dung chính của một số văn bản trên cơ sở kế thừa một số kết quả nghiên cứu của tác giả Cao Văn Biền trong công trình Công nghiệp than Việt Nam thời kỳ 1888 - 1945.

Nghị định ngày 21/4/1891 của Toàn quyền Đông Dương bao gồm ba nội dung cơ bản là giao kèo lao động, sổ lao động và các hình thức trừng trị người lao động. Nghị đinh bắt buộc người làm công cho các chủ Pháp phải ký giao kèo lao động có thời hạn hoặc không có thời hạn. Trường hợp chủ muốn thôi thuê và thợ muốn thôi làm thì phải báo trước 15 ngày. Ai vô cớ bỏ việc hoặc bỏ việc không báo trước 15 ngày, phá giao kèo hoặc hết hạn giao kèo không thông báo thì bị phạt tù 1 đến 5 ngày và phạt tiền từ 1 đến 15 phơ răng. Nghị định bắt buộc người làm công phải có sổ lao động, ai không làm sổ hoặc có sổ không làm đúng nghề ghi trong sổ đều bị phạt như trên. Còn những hành động bị phạt thì có rất nhiều: không làm đúng lời chủ, không hoàn thành công việc, không tuân theo lệnh của chủ, không lễ phép với chủ và gia đình chủ; chủ Pháp có quyền trừng phạt và đánh đập những người công nhân dưới 16 tuổi, chủ Pháp có quyền bắt người làm công giải đến cảnh sát nếu chủ không bằng lòng với người làm công đó...

33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nghị định ngày 8/3/1910 của Toàn quyền Đông Dương qui định về sổ lao động: Mỗi người được coi là làm thuê chính thức khi nhận một sổ nhỏ theo mẫu quy định của toàn quyền. Trên sổ ghi rõ các thông tin tên, tuổi và nơi sinh, ngày và thời hạn của hợp đồng lương, tiền tạm ứng, các khoản hoàn trả hàng tháng, các ngày vắng và lý do. Sổ do ông chủ giữ nhưng phải cung cấp thông tin cho người làm công nếu ho yêu cầu, nhưng người làm công chỉ có quyền làm điều này một lần trên tháng. Trong trường hợp hết hạn hoặc hủy hợp đồng sổ phải được trả lại cho người làm công cùng với chứng chỉ tự do của ông chủ.Về hình phạt đối với người lao động trong các mỏ, điều 46,47 quy định: Người lao động bị phạt tiền từ 1 đến 15 phơ răng và phạt tù từ 1 đến 5 ngày hoặc 1 trong hai hình phạt với một trong các vi phạm sau: Vắng mặt 5 ngày liên tục tại nơi làm việc. Nếu bỏ việc có thể gây thiệt hại lớn cho ông chủ, làm chậm trễ hoặc ngừng công việc, hình phạt trên đây có thể tăng gấp đôi. Cố ý gây thương tật hoặc bị thương. Từ chối, không có lý do chính đáng việc tuân theo một lệnh hợp thức của ông chủ hoặc đại diện của ông ta, cố ý phá huỷ động sản hoặc bất động sản. Cố tình thông đồng hoặc thoả thuận giữa người làm công để tạo ra một sự dừng lao động có chủ mưu hoặc rời bỏ cơ sở khai thác.

Với những qui chế lao động đó, những người công nhân Việt Nam nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã trở thành nạn nhân của những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp [10].

2.2. Thực trạng đời sống công nhân Thái Nguyên (1897-1945)

2.2.1. Phương thức tuyển mộ nhân công

Đối với bất kì một nước thực dân nào đi khai thác thuộc địa cũng nhằm mục đích cướp đoạt tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt và biến thuộc địa thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc. Trong đó, “Nhân công là nhân tố vô cùng quan trọng đối với bọn tư bản, nó ảnh hưởng nhiều đến tình hình chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, khả năng tiêu thụ

34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hàng hoá và khả năng thu hoạch lợi nhuận, do đó cũng ảnh hưởng đến tình hình đầu tư, tình hình tổ chức sản xuất” [66, tr.226].

Vì vậy, trong thời kỳ khai thác thuộc địa ở Việt Nam thực dân Pháp rất chú trọng đến việc tuyển mộ và bóc lột nhân công. Toàn quyền An be Xa rô đã từng khẳng định: “Toàn bộ sự nghiệp thực dân, toàn bộ công lao sáng tạo ra của cải ở thuộc địa là do vấn đề nhân công chỉ đạo” [66, tr. 227]. Đối với tỉnh Thái Nguyên, nhân công càng là vấn đề bức thiết vì song song với quá trình thăm dò và khai thác mỏ, thực dân Pháp còn đẩy mạnh việc chiếm đoạt đất đai để lập các đồn điền.

Ban đầu, do công đoạn thăm dò mỏ đòi hỏi lao động phải có sức lực và những kinh nghiệm nhất định nên nhân công làm việc trong các mỏ Thái Nguyên được lấy tại chỗ, chủ yếu là người Hoa (người Trung Quốc). “Năm 1905, trong 9 công nhân đầu tiên lên mỏ Cẩm (thuộc mỏ than Phấn Mễ) đào giếng thăm dò có 7 người Hoa. Sau đó, số nhân công làm việc trong các mỏ này tăng dần lên. Năm 1906, mỏ Cẩm có 38 công nhân làm việc, năm 1908 đã tăng lên 60” [70, tr.1]. Theo bức thư của Thống sứ Bắc Kì gửi ngài Mesgierès - chủ tịch Hội đồng quản trị hội mỏ Bắc Kì (Hồ sơ 39895 RST, TTLTQGI), năm 1909, chính quyền thực dân Pháp đã cho phép giải phóng 54 “cu li” người Hoa và 24 “cu li” người Nùng và Thổ ở Bắc Cạn để tuyển đến mỏ Làng Hích (Thái Nguyên). Còn theo hồ sơ 22939 RST, TTLTQGI, ngày 19/1/1911, một quan chức trong chính quyền Trung Hoa tên là Tao Tai đã gửi ngài Công sứ Pháp một bức thư, trích nội dung bức điện của ngài phó vương về tình trạng: Một người châu Âu đến Tong Hing để tuyển dụng bí mật cu-li. Một cai cu-li tên là Ly-Thâu-Phat đã giúp người Âu này để tuyển dụng hơn 80 người Hoa và họ đã được đưa đến Thái Nguyên để khai thác mỏ. Ngày công của mỗi cu-li là 0,6 đồng, nhưng sau vài ngày làm việc đã bị hạ xuống 0,3 đồng. Sau đó một cuộc hỏa hoạn đã bùng phát từ nhà ở và đốc công mỏ đã qui lỗi cho “cu li” người Hoa. Hơn 300 cu li (cũ và mới) đã bị đuổi không được trả lương. Họ lang

35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thang trong rừng và nhiều người trong số họ bị chết vì đói. [102, tr.1-2]. Phía Pháp đã bác bỏ tất cả, rằng “Theo điều tra của ngài công sứ Thái Nguyên chưa bao giờ có một người cu li làm việc ở mỏ than phiền vì bị ngược đãi, không có ai trong họ bị đuổi và cuối cùng công lao động không có bất kì một phản đối nào” [102, tr.14-16]. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một sự thật là có sự tham gia tích cực của công nhân người Hoa trong phong trào đấu tranh của công nhân Thái Nguyên những năm đầu thế kỉ XX chống bọn chủ mỏ người Pháp mà tác giả sẽ trình bày kĩ ở mục sau.

Từ năm 1917 trở đi, thực dân Pháp tổ chức di dân, điều hòa lực lượng nhân công trong nước, từ đó số lượng nhân công trong các mỏ ở Thái Nguyên tăng lên khá nhanh. Ví dụ tại mỏ than Phấn Mễ, nếu như năm 1913 chỉ có 163 người thì đến năm 1924 tăng lên 2000 người. Trong số công nhân này phần nhiều là di dân từ các tỉnh miền xuôi lên. Các cai di dân tuyển mộ nhân công cho các mỏ ở Thái Nguyên bằng cách lập các điểm mộ phu ở một số tỉnh đông dân thuộc đồng bằng sông Hồng như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình. Để tuyển mộ được nhiều nhân công, các cai thầu mộ phu làm giao kèo trong thời gian ngắn với nhiều nhân công cùng một lúc. Điều này đã tạo cho tư bản Pháp thị trường lao động rẻ mạt, lại đem lại lợi nhuận cao.

Ngày 28/8/1899, toàn quyền Pôn Đu-me ra nghị định về thuê mướn nhân công với các điều khoản cụ thể hoàn toàn bất lợi đối với những người lao động. Theo nghị định này, người công nhân bản xứ buộc phải làm bản giao kèo dài hạn với ông chủ người Pháp. Trong thời gian giao kèo đó, thì dù khổ cực đến đâu công nhân cũng không được bỏ việc, không được chống đối. Nếu vi phạm tuỳ theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị phạt từ 15 đến 300 quan tiền, bị phạt tù từ 15 ngày đến 3 năm. Với phương thức tuyển mộ như vậy, người công nhân Việt Nam nói chung, Thái Nguyên nói riêng bị trói buộc vào trong một “chế độ nô lệ có thời hạn” và hoàn toàn mất quyền tự do mà đáng lẽ họ phải được hưởng.

36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2. Quản lí và sử dụng nhân công

Thực dân Pháp quản lí rất chặt chẽ, gắt gao. Theo hồ sơ 2758 - Tòa sứ Hà Đông, sau khi chính quyền thực dân Pháp tuyển mộ đủ số công nhân, họ sẽ cấp cho mỗi người một thẻ căn cước. Sau đó Công sứ Pháp ở Thái Nguyên đã gửi về các tỉnh thẻ căn cước để xác minh về họ tên (cả tiếng Việt và tiếng Trung Quốc), tuổi, quê quán (làng, tổng, huyện), bảo đảm không bị truy tìm bởi pháp luật, nếu không đảm bảo những điều kiện đó thì những người công nhân đó (phần lớn là “cu li” lái thuyền tam bản hoặc thợ mỏ) sẽ bị trục xuất và buộc phải trả về quê [89].

Trong quá trình khai thác, bóc lột thuộc địa, bọn tư bản thực dân đã giao một phần quyền quản lí, bóc lột công nhân cho bọn tay chân, mật thám của chúng, đó là cai. Nói như Đuy-ma-rét: “Cai là một người làm công ăn lương, nhưng vì chức vụ trung gian giữa người chủ và người lao động nên cai đã đứng tách biệt khỏi đám thợ thuyền thì cai có uy quyền rất lớn. ngay bản thân luật pháp cũng không coi cai là một người làm công ăn lương thật sự”[25].

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã phân chia trong hàng ngũ cai những loại sau đây: cai thầu, cai mộ, cai xu-ba-giăng và cai bếp.

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên 18971945 (Trang 38)