Quản lí và sử dụng nhân công

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên 18971945 (Trang 45 - 46)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2. Quản lí và sử dụng nhân công

Thực dân Pháp quản lí rất chặt chẽ, gắt gao. Theo hồ sơ 2758 - Tòa sứ Hà Đông, sau khi chính quyền thực dân Pháp tuyển mộ đủ số công nhân, họ sẽ cấp cho mỗi người một thẻ căn cước. Sau đó Công sứ Pháp ở Thái Nguyên đã gửi về các tỉnh thẻ căn cước để xác minh về họ tên (cả tiếng Việt và tiếng Trung Quốc), tuổi, quê quán (làng, tổng, huyện), bảo đảm không bị truy tìm bởi pháp luật, nếu không đảm bảo những điều kiện đó thì những người công nhân đó (phần lớn là “cu li” lái thuyền tam bản hoặc thợ mỏ) sẽ bị trục xuất và buộc phải trả về quê [89].

Trong quá trình khai thác, bóc lột thuộc địa, bọn tư bản thực dân đã giao một phần quyền quản lí, bóc lột công nhân cho bọn tay chân, mật thám của chúng, đó là cai. Nói như Đuy-ma-rét: “Cai là một người làm công ăn lương, nhưng vì chức vụ trung gian giữa người chủ và người lao động nên cai đã đứng tách biệt khỏi đám thợ thuyền thì cai có uy quyền rất lớn. ngay bản thân luật pháp cũng không coi cai là một người làm công ăn lương thật sự”[25].

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã phân chia trong hàng ngũ cai những loại sau đây: cai thầu, cai mộ, cai xu-ba-giăng và cai bếp.

Cũng như ở nhiều tỉnh Bắc Kì khác, các chủ mỏ ở Thái Nguyên không thực hiện quy định làm việc theo ngày mà áp dụng chế độ bao thầu khoán. Bọn chủ tư bản sử dụng một tầng lớp trung gian là cai thầu để quản công nhân trong lao động. Cai thầu thuê mướn nhân công, tổ chức ra công trường và lĩnh một khoản tiền lớn của chủ tư bản Pháp rồi tùy ý mình trả lương cho công nhân. Như vậy, đặc điểm chính của chế độ cai thầu chỉ là cách chuyển hết trách nhiệm trực tiếp của chủ mỏ đối với công nhân lên vai chủ thầu để bóc lột công nhân với mức độ cao nhất.

Như vậy, chế độ làm việc theo kiểu bao thầu khoán đã làm cho đồng lương công nhân vốn đã rẻ mạt, lại phải qua nhiều khâu trung gian nên đến tay họ chỉ còn rất ít ỏi không đủ nuôi sống bản thân và gia đình. Các tác giả cuốn Giai cấp

37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng đã phản ánh tình trạng này như sau: Công nhân còn khổ một phần nữa vì chế độ buôn mồ hôi

bằng hình thức thầu khoán quá nhiều tầng nên đồng lương đến tay người công nhân quá ít ỏi. Ở mỏ Cẩm Thái Nguyên có ba tầng thầu khoán: Tài Mùi nhận thầu trực tiếp với chủ, xếp Thổ nhận thầu lại của Tài Mùi, rồi cai Côn lại nhận thầu chia hoa hồng cho xếp Thổ. Như vậy, đồng lương của Pháp trả công nhân có tay nghề khá nhất 3 hào 8 xu một ngày đã là đồng lương chết đói, nhưng đến tay họ thì chỉ được hai hào hai xu. Lấy năm 1928 làm thí dụ, mỏ Cẩm có đến 31 tên cai mà chỉ có 12 tên cai trực tiếp điều khiển công việc dưới lò, còn toàn là bọn trung gian để hưởng của bóc lột, như cai Lâm, cai Nhu, cai Cam, cai Hợi

[25, tr.242].

Ở các hầm mỏ của Thái Nguyên, bên cạnh cai thầu khoán thì còn có cai xu- ba-giăng, với nhiệm vụ trông coi, kiểm soát công nhân và dùng mọi thủ đoạn để buộc công nhân làm việc. Mặt khác, bọn chủ tư bản còn đặt ra một tầng lớp giám thị, công nhân quí tộc có nhiệm vụ giám sát công nhân trong lao động hàng ngày. Với “con mắt của người chủ”, họ kiểm soát công nhân chặt chẽ trong giờ làm việc, sẵn sàng trừng phạt, đánh đập, chửi mắng công nhân.

Anh em công nhân đã làm ra một số câu ca để diễn tả lại tình trạng này: Đi trở ra gặp cai thầu khoán

Chạy trở vào gặp xu-ba-giăng Chúng như đàn sói nhe răng

Mắt như cú vọ cướp phăng cơm mình Cướp công mình, mình rình mình choảng Rình đốt nhà cho đáng cai tham [70].

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên 18971945 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)