Giai đoạn 1930 – 1945

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên 18971945 (Trang 59 - 68)

6. Bố cục của luận văn

2.3.2. Giai đoạn 1930 – 1945

Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, phong trào công nhân đã đạt đến trình độ tự giác hoàn toàn, không còn là đấu tranh “tự mình” mà là đấu tranh “cho mình”.

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng rất quan tâm đến việc xây dựng cơ sở Đảng trong công nhân mỏ. Sau một thời kì đấu tranh chống chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp, phục hồi lực lượng cách mạng, ngày 27/3/1935, Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất khai mạc tại Ma Cao (Trung Quốc). Dưới ánh sáng của nghị quyết Đại hội, chi bộ hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương ở Long Châu (Trung Quốc) quyết định đưa cán bộ đảng viên về nước hoạt động.

Đối với tỉnh Thái Nguyên, vốn nổi tiếng là một miền kĩ nghệ, có nhiều hầm mỏ, đồn điền, lại tập trung đông công nhân nên được chi bộ hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương ở Long Châu rất chú ý. Đảng đã cử đồng chí Đặng Tùng- một đảng viên có năng lực vận động quần chúng về Thái Nguyên. Vì thế, năm 1936, chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên thành lập tại xã La Bằng huyện Đại Từ, đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong phong trào cách mạng Thái Nguyên. Bởi vì sau đó, các tổ chức Đảng ở Thái Nguyên lần lượt được xây dựng, các tổ chức quần chúng bước đầu hình thành và phát triển.

Nhận thấy vị trí quan trọng của các cơ sở Đảng ở một tỉnh nhiều đồn điền, hầm mỏ, lại án ngữ một chặng đường hiểm yếu trên con đường giao thông liên lạc có ý nghĩa chiến lược của Thái Nguyên, tháng 4/1938, đồng chí Hoàng Văn Thụ mở một lớp huấn luyện chính trị ở Võ Nhai cho những thanh niên địa phương đã giác ngộ cách mạng. Sau đó xứ ủy Bắc Kì lần lượt cử nhiều cán bộ lên Võ Nhai để xây dựng cơ sở và mở rộng phong trào cách mạng nhằm đánh

51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thông con đường liên lạc của Đảng từ Hà Nội qua Thái Nguyên, Lạng Sơn ra nước ngoài.

Thực hiện chủ trương của Đảng trong hội nghị trung ương tháng 7/1936, một phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ đã phát triển mạnh mẽ khắp cả nước trong những năm 1936 - 1939. Ở Thái Nguyên, trên cơ sở các tổ chức Đảng được xây dựng và phát triển đồng thời hưởng ứng cuộc vận động dân chủ rộng lớn trên cả nước, nhiều tổ chức Ái hữu đã được xây dựng ở một số mỏ và đồn điền như Phấn Mễ, Làng Cẩm và một số ngành nghề thủ công như mộc, nề, hớt tóc... Vì vậy, trong giai đoạn này phong trào công nhân Thái Nguyên có điều kiện phát triển mạnh hơn, đặc biệt là công nhân mỏ và phu làm đường. Đáng chú ý là những cuộc đấu tranh của công nhân mỏ Cẩm. Chỉ trong vòng 5 năm (1935-1939), công nhân mỏ Cẩm đã 4 lần vận động bãi công (tháng 3/1935, tháng 7/1936, tháng 10/1937 và tháng 6/1939). Kết quả là bọn chủ mỏ phải chấp nhận yêu cầu tăng lương cho công nhân 10%. Đặc biệt cuộc đình công năm 1937 đã vượt ra ngoài phạm vi mỏ Cẩm bởi vì phong trào đấu tranh đã ảnh hưởng lớn đến công nhân khu mỏ Phấn Mễ, Quán Triều, thu hút họ tham gia phối hợp đấu tranh nên cuối cùng đã buộc chủ phải tăng 20% lương cho công nhân mỏ Cẩm, bồi thường cho mỗi gia đình có người chết vì tai nạn lao động 100 đồng và 2 tạ gạo, trợ cấp cho mỗi người tàn phế 10 m vải và 100 kg gạo. Cuộc đấu tranh này chứng tỏ sức mạnh của tinh thần đoàn kết cũng như sự trưởng thành quan trọng về ý thức của giai cấp công nhân tỉnh Thái Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Dưới ánh sáng nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 3/1938, phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ tiếp tục phát triển, sôi nổi rộng khắp trong cả nước. Ở Thái Nguyên lúc này Đảng bộ Võ Nhai, Định Hóa đã tổ chức thắng lợi những cuộc đấu tranh lớn của phu làm đường. Đầu năm 1938, để hoàn thành gấp con đường thuộc địa 1B qua Võ Nhai lên Lạng Sơn và mở đường quân sự Chợ Chu (huyện Định Hoá) sang Thanh Cóc (tỉnh Tuyên Quang), chính quyền thực dân Pháp đã bắt nhân dân hai huyện Võ

52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhai, Định Hóa phải bỏ công việc đồng áng lên công trường. Dân phu bị thực dân đối xử tàn nhẫn, bị cắt xén tiền lương nên rất căm phẫn. Nhân tình hình đó, Chi bộ Đảng ở đây đã vận động dân phu làm kiến nghị, kí tên đòi bọn cai đội không được đánh đập phu, đòi trừng trị những người ăn chặn thù lao của phu, chống bắt phu ngày mùa…

Trên công trường làm đường Chợ Chu (huyện Định Hoá) sang Thanh Cóc (tỉnh Tuyên Quang), dân phu đưa yêu sách tăng tiền công từ 0,17 đồng lên 0,25 đồng. Cuộc đấu tranh bắt đầu từ xã Bộc Nhiêu rồi lan ra khắp công trường. Chính quyền thực dân tiếp tay cho cai thầu đàn áp cuộc đấu tranh, dân phu toàn công trường đã đồng lòng đứng lên đánh cai kí, chủ thầu, tuyên bố nghỉ việc kéo về dinh Tri châu đòi giải quyết yêu sách và bồi thường cho những người bị đánh đập. Trước sức mạnh đấu tranh của dân phu, viên Tri châu Định Hoá phải chấp nhận giải quyết những yêu sách do dân phu đưa ra.

Sau một thời gian phải tạm dừng công việc, đến cuối năm 1938, thực dân Pháp lại ráo riết bắt phu để hoàn thành nốt tuyến đường 1B. Đảng bộ huyện Võ Nhai tiếp tục phát động cuộc đấu tranh mới, quyết liệt hơn. Trên 20 đảng viên, thanh niên dẫn đầu hơn 300 dân phu cùng cuốc, xẻng, gậy gộc kéo về châu lị La Hiên tiếp tục đấu tranh đòi tăng tiền công, chống đánh đập phu, đồng thời cử đại biểu về Hà Nội, gặp thanh tra lao động của chính quyền thực dân, tố cáo tội ác của quan chức địa phương, các nhà thầu, tổ chức vận động dân phu lãn công trên toàn công trường. Cuối cùng, các cuộc đấu tranh đã buộc chính quyền thực dân phải chấp nhận nhượng bộ, phải thực hiện một số cải cách như tăng tiền công cho mỗi dân phu lên 0,3 đồng một ngày, thả những người bị bắt trong cuộc đấu tranh, ra lệnh không được bắt dân đi phu vào ngày mùa. Các chủ đồn điền, chủ mỏ than Làng Cẩm, Phấn Mễ phải giảm bớt đánh đập công nhân, công bố giờ làm không quá 10 giờ trên ngày.

Vậy là, thắng lợi của hai cuộc đấu tranh trên có ý nghĩa rất lớn đối với phong trào cách mạng ở Thái Nguyên. Một mặt nó làm thất bại kế hoạch làm đường của địch. “Đoạn đường Cầu Vẽ - Giáo Huần chỉ dài có 7 km nhưng suốt

53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mấy năm trời, bọn địch vẫn không sao làm được. Mặt khác, thông qua đấu tranh, quần chúng và đảng viên được rèn luyện về nhiều mặt, ý thức đoàn kết được tăng cường” [4].

Điều quan trọng là, qua những thắng lợi của các cuộc đấu tranh, vai trò và vị trí của các cơ sở Đảng được nâng cao đồng thời đã tiếp thêm sức mạnh cho công nhân và nhân dân lao động vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ hơn. Quần chúng hăng hái tham gia xây dựng các Hội Tương tế, Hội Ái hữu. Với mục đích trước tiên là để giúp đỡ nhau trong các công việc chung như ma chay, cưới xin; nhưng quan trọng hơn là để tập hợp lực lượng quần chúng, rèn luyện ý thức đấu tranh. Cuối năm 1938, nhiều hội Tương tế, chơi họ, hiếu hỉ được hình thành ở nhiều nơi trong tỉnh. Các hội Tương tế đã có những hoạt động khá phong phú như tổ chức phong trào học văn hóa, lấy chữ kí đòi ân xá chính trị phạm, mua và đọc báo công khai của Đảng. Riêng các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa đã thành lập được hàng chục tổ mua và đọc sách, báo. Các tổ này sinh hoạt đều và thu hút hàng trăm quần chúng tham gia.

Ngày 1/9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Bước vào vòng chiến, chính phủ Pháp và chính quyền thực dân liền “trở mặt”, ra nghị định giải tán các tổ chức ái hữu, nghiệp đoàn, khủng bố Đảng Cộng sản cũng như các tổ chức tiến bộ khác ở chính quốc và thuộc địa bằng việc lập thêm các trại tập trung, mở rộng nhiều nhà tù. Tại Thái Nguyên, chúng mở rộng nhà tù thị xã, nhà tù Chợ Chu, lập Căng Bá Vân và một trại giam ở Phấn Mễ. Trước tình hình mới, đội ngũ cán bộ đảng viên trong các mỏ được bố trí, sắp xếp lại nhằm tránh mũi nhọn của kẻ thù và tiếp tục lãnh đạo công nhân đấu tranh.

Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, có rất nhiều biến động về chính trị tác động đến phong trào công nhân Thái Nguyên. Quân Nhật chiếm Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, tràn qua biên giới Việt Trung (9/1940). Nền thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam bị đe dọa nghiêm trọng. Do vậy, Công ti than và kim khí Đông Dương tranh thủ từng ngày để tăng cường khai thác, vơ vét gấp rút trước khi quân Nhật đến Thái Nguyên. Hàng

54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngày, chúng tăng thêm 4 chuyến tàu chở than từ mỏ Làng Cẩm về Thái Nguyên. Nguồn nhân sự của các mỏ cũng được tăng cường. Mặc dù mỗi ngày người công nhân phải làm việc thêm 2 tiếng mỗi ngày, nhưng vẫn hưởng mức lương cũ. Trong bối cảnh ấy, sẵn có truyền thống đấu tranh kiên cường, công nhân mỏ Phấn Mễ thường xuyên tổ chức các cuộc đình công kéo dài, đòi tăng lương, giảm giờ làm, đòi thi hành chế độ bảo hiểm, chống cúp phạt, không sử dụng sức lao động phụ nữ và trẻ em, mà tiêu biểu là cuộc đình công năm 1942, để phản đối bọn cai, kí bớt xén tiền lương. Trước sự đấu tranh mạnh mẽ đó, bọn chủ mỏ đã phải nhượng bộ.

Sau hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám (5/1941), mặt trận Việt Minh được thành lập. Ở Thái Nguyên, dưới sự vận động trực tiếp của ban xung phong Nam tiến và Cứu quốc quân, nhiều tổ chức quần chúng của Việt Minh được xây dựng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, trong đó có công nhân cứu quốc. Quần chúng tự giác, tích cực tham gia các phong trào đấu tranh chống bắt lính, chống việc bắt buộc trồng thầu dầu, vừng, lạc, quyên góp tiền, gạo ủng hộ cách mạng… Có thể nói, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng ở tỉnh Thái Nguyên và chiến khu Cao Bắc Lạng trong những năm (1941- 1944) đã ảnh hưởng tích cực tới phong trào đấu tranh của công nhân Thái Nguyên. Nhờ đó phong trào công nhân tiếp tục phát triển. Đặc biệt tại mỏ than Phấn Mễ, nhiều người đã rời mỏ đi đến các làng bản ở Đại Từ, Phú Lương,…để tham gia phong trào Việt Minh, nhằm thực hiện mục tiêu số một là giải phóng dân tộc.

Bước sang năm 1943, tình hình thế giới và trong nước tiếp tục có những chuyển biến có lợi cho cách mạng. Sau hội nghị trung ương Đảng tại Võng La (Đông Anh - Hà Nội) tháng 2/1943, quá trình chuẩn bị lực lượng cách mạng được tiến hành khẩn trương. Đầu năm 1943, tổ chức Việt Minh được xây dựng ở hầu khắp các làng xã trong tỉnh Thái Nguyên, nhiều nơi đã thành lập Ban chấp hành Việt Minh tổng, Việt Minh làng, xã. Đáng chú ý là trong giai đoạn này phong trào đấu tranh của công nhân mỏ than Phấn Mễ có những chuyển

55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

biến tích cực. Không dừng lại ở mục tiêu đấu tranh đòi tăng lương, công nhân còn đấu tranh đòi chủ mỏ phải trang bị dụng cụ bảo hiểm lao động,... Ảnh hưởng từ tinh thần đấu tranh của công nhân mỏ Phấn Mễ, anh em công nhân nhà máy điện Giang Tiên cũng tổ chức đình công buộc chủ mỏ phải tăng 10 % lương, thi hành chế độ bảo hiểm, chống cúp phạt lương, giảm giờ làm. Cuối năm 1943 đầu năm 1944, phong trào đấu tranh của công nhân mỏ than Phấn Mễ tiếp tục phát triển. Các cuộc đình công nổ ra ngày một nhiều, làm cho hoạt động khai thác lúc đó ở các khu vực thuộc mỏ Phấn Mễ gần như bị tê liệt.

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Quân Pháp hèn nhát đã nhanh chóng hạ vũ khí đầu hàng Nhật. Từ đây Đông Dương hoàn toàn thuộc quyền cai trị của phát xít Nhật. Ngày 10/3/1945, quân Nhật vào chiếm đóng thị xã Thái Nguyên. Cùng với việc nhanh chóng thiết lập bộ máy cai trị, quân Nhật đã bắt tay ngay vào việc cướp bóc lúa gạo, vơ vét tài nguyên khoáng sản để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh mang lại. Công ti SIDIM của Nhật cũng bắt tay ngay vào việc khai thác các mỏ Linh Nham, Trại Cau…thu hút hàng nghìn công nhân lao động vào làm việc với giá rẻ mạt. Ở mỏ than Phấn Mễ lúc này cũng bị Nhật chiếm đóng, tên kĩ sư người Nhật là Cua Bô lên tiếp quản. Tên chủ mỏ này có một trung đội lính Nhật bảo vệ, ngoài ra còn tăng cường thêm bọn bảo an binh để canh gác khu mỏ và trấn áp phong trào cách mạng. Bọn chủ mỏ người Nhật này còn đặt ở nhà máy điện Giang Tiên và khu vực mỏ Cẩm mỗi nơi một tiểu đội. Mỏ Phấn Mễ, khu vực mỏ Làng Cẩm, nhà máy điện Giang Tiên bị Nhật phong tỏa và ngăn cách với phong trào cách mạng trong vùng. Bên cạnh đó, vẫn sử dụng chủ nhì người Pháp và hai đốc công để quản lí việc khai thác. Tuy chuyển qua tay người Nhật nhưng hoạt động khai thác ở các mỏ hầu như không có gì thay đổi.

Các phong trào đấu tranh của công nhân tiếp tục nổ ra. Tình hình trên hoàn toàn bất lợi cho các chủ tư bản Pháp - Nhật, buộc chúng phải tìm cách đối phó. Bộ máy hành chính của Pháp- Nhật trong các mỏ ra sức kìm kẹp, quản lý

56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gắt gao hơn. Bầu không khí chính trị căng thẳng luôn thường trực làm cho cuộc sống của người công nhân càng trở nên nghẹt thở.

Chính vì vậy, lòng căm thù bọn Pháp, Nhật và tay sai đã dâng cao trong lòng người công nhân Thái Nguyên đặc biệt tại mỏ than Phấn Mễ. Đồng thời được sự cổ vũ của phong trào cách mạng trong cả nước, ngày 30/4/1945, công

nhân mỏ Phấn Mễ đã nổi dậy đánh chết hai tên đốc công người Pháp là Dăng Quát và Bô Gin (Tiếng Pháp: Dancoise và Beauzin). Xác của chúng bị vứt xuống sông Đu. Sau đó, anh em công nhân cử cụ Trương, một công nhân già, mang tối hậu thư của công nhân đến gặp bọn Nhật đang đóng trong lô cốt Làng Cẩm, yêu cầu bọn Nhật phải trả lại mỏ than cho công nhân quản lí. Nhưng bọn Nhật ngoan cố, không chấp nhận và đã bắn chết cụ Trương. Lập tức, toàn bộ công nhân mỏ tổng đình công, tiến lên bao vây đồn Nhật, bắt chúng phải đầu hàng. [13, tr.7]. Mấy ngày sau, quân Nhật ở mỏ than Phấn Mễ

và đồn khố xanh Giang Tiên đã phải trốn chạy về Thái Nguyên. Lúc này tại khu vực mỏ Phấn Mễ chỉ còn lại một tiểu đội quân Nhật đóng ở đồn Diên Na và đồn Phấn Mễ, nhưng bị công nhân mỏ vây chặt, không tìm được lối thoát thân. Ngày 26/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng và ngày 28/8/1945, những tên lính Nhật cuối cùng đã rút khỏi đồn Diên Na và đồn Phấn Mễ. Toàn bộ khu mỏ

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên 18971945 (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)