Dân cư và truyền thống đấu tranh

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên 18971945 (Trang 26 - 28)

6. Bố cục của luận văn

1.1.2.Dân cư và truyền thống đấu tranh

Tỉnh Thái Nguyên sớm trở thành địa bàn tụ cư của nhiều dân tộc. Trước năm 1945, Thái Nguyên có 8 tộc người (Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’ Mông, Sán Chí, Sán Dìu, Hoa).

Mặc dù mỗi thành phần dân tộc ở Thái Nguyên mang những đặc điểm riêng về tiếng nói, trình độ sản xuất, bản sắc văn hóa, song tất cả đều có những nét tương đồng, hòa nhập trong cộng đồng và chung sống trên một lãnh thổ. Theo thống kê của Công sứ Echinard, dân số toàn tỉnh trước năm 1945 như sau:

Bảng 1.2. Dân số tỉnh Thái Nguyên trƣớc năm 1945

STT Năm Dân số (người)

1 1905 70.000 2 1920 67.018 3 1924 69.524 4 1926 69.341 5 1931 84.685 6 1932 90.508 Nguồn[1, tr.55]

Theo cuốn Địa chí Thái Nguyên, cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, người Kinh gồm khoảng 52.000 người, chiếm gần 70% dân số, sinh sống chủ yếu tại các huyện Phú Bình, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Đại Từ và một phần của các huyện Văn Lãng, Phú Lương và châu Võ Nhai. Người Thổ, Dao, Nùng gồm khoảng

18.000 người sống chủ yếu tại các huyện Văn Lãng, Phú Lương, châu Võ Nhai và châu Định Hóa. Người Hoa gồm khoảng 100 người sống chủ yếu ở vùng Chợ Chu, số người này chủ yếu là toán người theo Lương Tam Kỳ và có nguồn gốc ở tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến (Trung Quốc) [74,

18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tr.221]. Cho đến giữa những năm 20 của thế kỉ XX, dân số tỉnh Thái Nguyên hầu như không có gì thay đổi đáng kể, nếu không nói là giảm đi đôi chút so với năm 1905. Từ đầu những năm 30, do kết quả của chính sách di dân lập đồn điền, tốc độ tăng trưởng dân số tăng lên đáng kể. Chỉ sau 27 năm (1905 – 1932), dân số toàn tỉnh Thái Nguyên đã tăng hơn 20.000 người, chiếm 22,7% tổng số dân năm 1932.

Có thể nói, đến khi thực dân Pháp xâm lược, tỉnh Thái Nguyên không chỉ có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng mà còn có nguồn nhân lực dồi dào. Đây chính là cơ sở quan trọng cho sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân.

Từ rất lâu đời, nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống đấu tranh bất khuất chống các thế lực ngoại xâm. Năm 40, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên đã tập hợp dưới ngọn cờ của Hai Bà Trưng chiến đấu chống quân xâm lược nhà Đông Hán, “công phá châu quận”, góp phần giành lại nền độc lập, tự chủ trong một thời gian. Dưới triều đại Tiền Lê 981, nhân dân Thái Nguyên sát cánh cùng với quân dân cả nước do Lê Hoàn lãnh đạo đánh tan quân xâm lược Tống. Thế kỉ thứ XI, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thái Nguyên đã góp sức người, sức của chống quân Tống sang xâm lược, tham gia trận quyết chiến chiến lược trên sông Như Nguyệt giành thắng lợi. Đặc biệt là đóng góp to lớn của Dương Tự Minh trong việc bảo vệ vùng biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Thế kỉ XIII, nhân dân Thái Nguyên đã góp phần cùng với vương triều Trần ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên giành thắng lợi. Thế kỉ XV, khi đất nước rơi vào ách đô hộ của giặc Minh, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã bùng lên mạnh mẽ ở Thái Nguyên như cuộc khởi nghĩa của Trần Nguyên Khoáng, Nguyễn Đa Bí, Chu Sư Nhan, Bùi Quý Thăng, Nguyễn Khắc Chẩn,…tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Ông Lão, phong trào “Áo đỏ”. Đặc biệt trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Thái

19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguyên đã đóng góp cho bộ chỉ huy nghĩa quân những tướng lĩnh tài giỏi, đặc biệt là Lưu Nhân Chú- một trong số không nhiều các tướng lĩnh tham gia hội thề Lũng Nhai và chỉ huy hầu hết các cuộc tập kích từ Chi Lăng đến Xương Giang và lập nhiều công lớn, được xếp vào hạng khai quốc công thần của triều Lê Sơ. Năm 1485, vua Lê Thánh Tông đã truy phong ông tước “Thái phó vinh quốc công”. Bước sang thế kỉ XIX dưới vương triều Nguyễn, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ mạnh mẽ. Năm 1803, các dân tộc thiểu số phía bắc, nhất là trấn Thái Nguyên nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa như cuộc khởi nghĩa của Dương Đình Cúc (1806) kéo dài gần 20 năm và cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân (1833 – 1835),…

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân tỉnh Thái Nguyên 18971945 (Trang 26 - 28)