Biến didactic, biến tình huống và giá trị của chúng

Một phần của tài liệu mô hình phân bố xác suất thông dụng của biến ngẫu nhiên trong dạy học toán ở lớp 11 (Trang 56 - 58)

5. C ấu trúc luận văn

3.4.1.Biến didactic, biến tình huống và giá trị của chúng

Nhóm biến tình huống

 Biến V1 : Cách làm việc

• Làm việc cá nhân

• Làm việc theo nhóm

 Biến V2 : Thời gian và dịa điểm làm việc

• Không làm việc tại lớp, thời gian không xác định.

Nhóm biến didactic

 Biến V3 : Hình thức đặt câu hỏi

• Câu hỏi yêu cầu tính toán

• Câu hỏi yêu cầu đưa ra những nhận định, so sánh, đánh giá

Bộ môn XS – TK cho phép người học dựa vào những con số tính toán được từ dữ liệu phải rút ra được những nhận xét đánh giá hay dự báo có cơ sở, rèn luyện tư duy TK cho HS. Do đó, ngoài những câu hỏi tính toán thông thường chúng tôi đưa ra những câu hỏi mang tính nhận định giúp các em hiểu sâu hơn về ý nghĩa thực tiễn của môn học này. Hơn nữa, hầu hết các công thức, các hàm trong XS – TK đã được máy tính hóa nên việc dạy cho HS biết đưa ra những nhận định từ những con số tính toán được là cần thiết.

 Biến V4 : Tham số n

• n nhận giá trị nhỏ

• n nhận giá trị lớn

• n là số lượng của tổng thể hay số lượng của mẫu

Đây là biến gần như xuyên suốt quá trình thực nghiệm của chúng tôi. Các biến ngẫu nhiên được cho đều có mô hình phân bố nhị thức, tham số n nhận giá trị bé trong pha 1, đến các giá trị rất lớn sau đó. Từ kết quả phân tích tri thức luận trong chương 1, nếu n là số lượng của mẫu rút ra từ tổng thể nhị thức và số lượng của tổng thể lớn hơn số lượng của mẫu tối thiểu 20 lần thì việc áp dụng qui luật nhị thức suy luận cho mẫu mới đảm bảo tính chính xác

 Biến V5 : Số lượng mẫu

• Bài toán có một mẫu

• Bài toán có nhiều mẫu

Bài toán lựa chọn nhiều mẫu nhằm tạo điều kiện cho người học lựa chọn phương án chọn mẫu tốt nhất, nhờ so sánh các XS, hay các kì vọng, phương sai.

 Biến V6 : Mẫu “thực nghiệm” hay mẫu “lý thuyết”

Mẫu “thực nghiệm” là những mẫu TK cho giá trị thực, mẫu “lý thuyết” là những mẫu giả định. Việc giả định các mẫu ngẫu nhiên là cần thiết vì những tính toán XS cho phép ta giảm thiểu những rủi ro do quá trình chọn mẫu mang lại.

Bảng tóm tắt sự lựa chọn các giá trị của biến

Biến Bài toán 1 Bài toán 2 Bài toán 3

V3 Chỉ yêu cầu tính toán Tính toán và suy luận Tính toán và suy luận V4 nhỏ

Số lượng trong mẫu

Lớn

Số lượng tổng thể Số lượng trong mẫu

Số lượng trong mẫu

V5 Một Nhiều Một

V6 lý thuyết lý thuyết thực nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lý thuyết thực nghiệm

Một phần của tài liệu mô hình phân bố xác suất thông dụng của biến ngẫu nhiên trong dạy học toán ở lớp 11 (Trang 56 - 58)